(VNTB) - Sục sôi nhiệt huyết trong tim đầy chứa rồi.
Quyết phen này sống chết mà thôi.
Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành..."
Quyết phen này sống chết mà thôi.
Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành..."
(Quốc tế ca)
Vài ngày nay, thông tin qua
mạng xã hội nóng lên bởi sự việc tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp Hà Nội. Những
người nông dân giữ đất đã đồng tâm bắt hàng chục chiến sĩ cảnh sát cơ động nhốt
lại, đòi nhà cầm quyền thả những người và đáp ứng các yêu sách của mình.
Có lẽ trong lịch sử cầm quyền
của Cộng sản tại Việt Nam, trừ thời gian chiến tranh, còn lại khi đã cướp được
chính quyền và thâu tóm được quyền lực về tay mình đến nay thì đây là lần đầu
tiên, người Cộng sản Việt Nam gặp phải trường hợp một đoàn công an đông đúc với
đủ loại trang thiết bị bị bắt giữ bởi người dân như vụ này.
Đã gần 3 ngày trôi qua, những
thông tin ít ỏi về vụ việc vẫn tạo sự nóng bỏng trên mạng xã hội. Hơn thế, việc
báo chí im thin thít rồi chờ đợi để copy lại vài dòng tin từ Công an một cách sợ
hãi, dè dặt... đủ nói lên sự lúng túng và sợ hãi từ nhà cầm quyền.
Tức
nước vỡ bờ
Điều cần nói, là vụ việc ở
xã Đồng Tâm, thuộc huyện Mỹ Đức là vụ việc vốn tồn tại cả chục năm nay và vẫn cứ
im lìm chìm đi giữa muôn vụ việc khác khắp nơi trên đất nước. Chẳng mấy ai và
ngay cả hệ thống mạng xã hội chú ý đến vụ việc này.
Vì trên đất nước "bình an, hạnh phúc, ổn định và đáng sống"
này vẫn hàng ngày hàng giờ bị nạn cướp đất đai, tài sản của người dân hoành
hành bằng công an, cưỡng chế... Cái phương châm "đất đai sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý"
có lẽ là một phát minh có tính lịch sử của những người cộng sản. Bởi đó là cái
bùa hộ mệnh cho những hành động cướp bóc của người dân bất chấp đạo lý, bất chấp
lương tâm và đơn giản là nghĩa đồng bào. Tất cả đất đai, ruộng vườn đều có thể
bị cướp, dù đó là đất do chính họ hoặc cha ông họ khai khẩn từ đời nào thì cũng
vậy, miễn là nhà nước nhảy vào "Quản lý", thế là xong.
Vụ việc ở Đồng Tâm, nếu ai
quan tâm chỉ cần vào Google với từ "Xã Đồng Tâm, Mỹ Đức" thì sẽ rõ.
Ngay từ cách đây nhiều năm, báo chí đã nêu rõ việc chiếm cướp đất đai trắng trợn
của người dân nơi đây của hệ thống Bí
thư, cán bộ xã. Báo chí nhà nước kêu gào rồi cũng đành im vì chẳng ai làm
gì được.
Ở Mỹ Đức, một chiêu bài được
dùng để hù dọa và bịp người dân khá thành công là "Quốc phòng, an
ninh". Trong vụ Đồng Chiêm, nửa đêm nhà cầm quyền nổi hứng kéo gần ngàn
quân đang đêm vào đập phá cây Thánh Giá trên Núi Thờ ở Giáo xứ Đồng Chiêm. Để lấp
liếm tội ác này, nhà cầm quyền Hà Nội cho rằng cây Thánh Giá này "ảnh hưởng
đến Quốc phòng, an ninh". Một lý do rất... hài hước.
Nhưng, ở đây, sự lập lờ
"Quốc phòng, an ninh" đã bị người dân bóc mẽ, họ đã không chấp nhận sự
mập mờ đó. Nhưng mọi con đường kiện tụng, khiếu nại hết cửa nọ, đến cửa kia vẫn
cứ quay về điểm xuất phát mới có... 10 năm.
Và người dân cứ vậy mà chấp
nhận sự hà hiếp, đè nén và cướp đoạt của đám "đầy tớ nhân dân" bằng
bao nhiêu trò thi thố nơi đây.
Thế rồi, bỗng dưng những
thông tin và hình ảnh dồn dập làm nóng mạng xã hội về việc người dân Đồng Tâm
đã tổ chức chống trả lại lực lượng đến cướp đất của họ và nhất loạt đồng lòng bảo
vệ đất đai, tài sản của mình.
Thế rồi khi nhà cầm quyền giở
con bài quen thuộc là dùng bạo lực để cướp đất đai, thì họ đã bắt giữ luôn cả một
xe công an và cán bộ nhốt lại đòi nhà cầm quyền phải thả những người bị bắt.
Điều này làm cả xã hội sửng
sốt.
Bởi điều đơn giản là ai đã từng
sống trong chế độ cộng sản, thì mới hiểu được ý nghĩa của việc này như thế nào.
Với một nhà cầm quyền, mà "chính
quyền sinh ra trên họng súng", lấy bạo lực làm đầu thì đây là một việc
"động trời" và ngang với những "tội tầy đình".
Xưa nay, ở Việt Nam dưới thời
Cộng sản, chỉ có việc nhà cầm quyền, công an, cán bộ muốn bắt ai là bắt, giữ ai
là giữ, đánh đập ai là đánh đập, bỏ tù ai là bỏ tù chứ làm gì có ai dám bắt giữ
cán bộ, công an bao giờ.
Xưa nay, nhà nước "của
dân, do dân và vì dân" vốn "bình đẳng trước pháp luật" nhưng chỉ
có cán bộ được bắt giữ, trấn áp người dân bằng mọi cách mà không bao giờ hề hấn
gì, hoặc cùng lắm thì "cảnh cáo", chết người thì vài ba năm tù... thế
là xong. Còn người dân, những "ông chủ" nếu động vào đầy tớ của mình
thì lập tức cả hệ thống vào cuộc và những tội lỗi tầy trời đã được dành sẵn, nhẹ
nhất là "gây rối trật tự công cộng", "chống người thi hành công
vụ" còn nặng hơn thì "lật đổ chính quyền nhân dân"...
Tất cả đều có thể. Bởi chưng
cả hệ thống từ lập pháp, tư pháp và hành pháp đều dưới một cây gậy của đảng
"lãnh đạo tuyệt đối". Và mọi hành vi đe dọa đến quyền lực của đảng, đều
là "Chống lại Tổ quốc, chống lại dân
tộc, và chống lại nhân dân" chứ không hề là chống đảng - Điều kỳ diệu
của ngôn ngữ Việt thời đại Cộng sản là vậy.
Vậy điều gì đã thúc đẩy những
người nông dân tay không nơi đây có những hành vi "động trời" "vuốt
râu chó sói" này?
Có lẽ câu trả lời chỉ có thể
là: Nhà cầm quyền đã đẩy họ đến cuối đường hầm bằng sự lộng hành và tàn bạo, đã
mưu đồ tước đoạt nốt chút tư liệu sản xuất cuối cùng của họ, nghĩa là đẩy họ và
con cháu, giống nòi họ vào chỗ chết.
Và đúng theo nguyên lý của
Chủ nghĩa Mác - Lenin, thì "ở đâu có
áp bức, ở đó có đấu tranh". Hẳn nhiên, những người nông dân ở đây đã đấu
tranh cả chục năm nay bằng nhiều hình thức khác nhau, đã nói lên sự áp bức ở
đây dai dẳng như thế nào.
Rồi cũng đúng theo nguyên lý
của Mác - Lenin, thì sức "nén càng mạnh,
thì sức bật càng cao". Chỉ có điều này mới có thể giải thích được hành
động hôm nay của người nông dân xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.
Cái
khó
Nếu như ở những vụ việc
khác, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ giải quyết đơn giản hơn.
Thông thường là sự trấn áp bằng
bạo lực một cách tàn bạo nhất có thể để đảm bảo chắc chắn phần thắng về nhà cầm
quyền. Để làm được điều đó, hệ thống truyền thông được huy động vào cuộc. Bầy kền
kền này được giao nhiệm vụ rỉa rói con mồi bằng mọi cách, kể cả bịa đặt, dựng
chuyện, vu cáo và bóp méo... trước con mắt người dân nhằm chuẩn bị dư luận.
Và rồi một đêm đẹp trời hoặc
một ngày mà tất cả mọi nẻo đường bị chặn, máy phá sóng và mọi sự liên lạc bị cắt
đứt... là lúc bạo lực lên tiếng.
Hẳn nhiên, người dân tay không
làm sao có thể trụ được với hệ thống lực lượng chuyên nghiệp được trang bị tận
răng và nuôi nấng bằng tiền của chính những người dân này.
Và kết quả là máu, là bắt bớ,
tù tội.
Thế nhưng, cũng có những lúc
khi con bài bạo lực không tiện thi thố, thì con bài hòa hoãn được sử dụng. Phương
cách "rút củi đáy nồi' để hạ nhiệt đám quần chúng vốn thiếu sự hướng dẫn,
lãnh đạo và nhất là thiếu đoàn kết, sau đó thì trở mặt khởi tố, đàn áp...
Nhiều vụ việc, người dân cứ
tưởng những lời vàng ngọc từ những cán bộ chức cao, vọng trọng và uy thế thì sẽ
được thực hiện như đinh đóng cột. Nhưng, chỉ cần người dân tin vậy rồi hạ nhiệt,
rồi chia rẽ... là lúc các cán bộ lau mép, trở mặt và hệ thống nhà tù, công an,
tòa án được khởi động theo lệnh của đảng.
Có lẽ, một trong những cách
được sử dụng nhiều nhất, là việc đổ riệt cho một thế lực nào đó nếu có thể gán
ghép được, hoặc là tôn giáo, hoặc là thế lực thù địch nước ngoài, hoặc là kẻ xấu
lợi dụng... Để rồi sử dụng những biện pháp trấn áp dù bất nhân mấy thì vẫn
"có lý" trước dư luận người dân.
Hay ít nhất, thì cũng như
trường hợp em Nguyễn Văn Hóa ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh vừa qua. Một thanh niên 22 tuổi
được nhà nước tặng cho những "thành tích" đáng nể. Đó là đã vận động
được hàng ngàn người tham gia biểu tình chống Formosa, và đó là những người dân
"nhẹ dạ, cả tin"... đại khái là dốt nát không chịu tin vào đảng sáng
suốt.
Thế nhưng, ở đây thì hơi khó
cho nhà cầm quyền.
Bởi người dân ở đây thuần
nông, họ chân chất xưa nay vốn tin lời và nghe theo đảng, đã vi đảng mà hy sinh
từ tính mạng cho đến tài sản. Không hề có yếu tố tôn giáo, "thế lực thù địch"
hoặc "đối tượng xấu" ở đây.
Duy nhất để kích động họ, đó
là hệ thống quan chức cộng sản tham nhũng và cướp bóc của họ thành một hệ thống
từ trên xuống dưới bao che nhau.
Ở đó, theo báo chí cộng sản,
thì đất vàng được các quan xã ẵm hết, người dân không ruộng cày.
Ở đó, một tên bí thư Huyện ủy
có thể huy động cả họ hàng hang hốc được kéo nhau ra làm quan nhằm vơ vét tài
nguyên và mồ hôi nước mắt người dân. Vì thế chúng liên kết hết sức hữu cơ và rất
"có hệ thống, đúng quy trình".
Vì vậy, cái cớ để vu cáo nhằm
lấy cớ đàn áp là không nhiều.
Trong khi đó, vấn đề lại là ở
chỗ chính sách đất đai, đường lối cướp bóc của dân lành là nguyên nhân, thì nhà
cầm quyền lại không thể gỡ được. Bởi gỡ ra lấy gì để tồn tại?
Tạm
kết
Có thể rồi nhà cầm quyền Hà
Nội sẽ chọn một trong mấy cách trên đây, vốn đã thành "cẩm nang" chống
lại nhân dân trong những trường hợp này.
Hẳn nhiên là họ sẽ "thắng
lợi" khi dập tắt được sự phản kháng tức thời của người dân. Rồi lại bài cũ
với một số người không ngoan ngoãn vâng lời để chịu cướp đất là đắc tội chống lại
nhà nước...
Nhưng, hậu quả thì sẽ không
như ý muốn của họ, đó là điều dễ nhìn thấy.
Bởi thời nay đã khác xưa cả
điều kiện lẫn nhận thức của người dân.
Khi người dân đã thể hiện sự
không sợ hãi, thì đừng nên đẩy họ vào chỗ cuối đường hầm.
Thế nhưng, mấy ai đã hiểu và
làm được điều đó?
Và tôi chợt thấy văng vẳng
bên tai, bài ca những người Cộng sản luôn gào thét:
"Vùng
lên hỡi các nô lệ ở thế gian!
Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn!
Sục sôi nhiệt huyết trong tim đầy chứa rồi.
Quyết phen này sống chết mà thôi.
Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành..."
Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn!
Sục sôi nhiệt huyết trong tim đầy chứa rồi.
Quyết phen này sống chết mà thôi.
Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành..."
(Quốc tế ca)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét