Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

6802 - Những hậu quả nào nếu Slovakia ngừng quan hệ với Việt Nam? (Phần 1)


Chính thể độc đảng ở Việt Nam đang phải đối mặt với một nguy cơ đặc thù chưa từng có và không hề nhỏ trong lịch sử tồn tại có lẽ chẳng còn kéo dài được nhiều năm nữa của nó: chẳng bao lâu nữa, quốc gia mà Hà Nội luôn ve vuốt là ‘đối tác thân thiện’ - Slovakia - có thể sẽ thẳng tay chặt đứt mối quan hệ giao hảo bấy lâu nay giữa hai nước.

“Quan hệ song phương Việt Nam-Slovakia sẽ bị đóng băng cho đến khi Slovakia nhận được lời giải thích khả tín từ Hà Nội về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Slovakia Boris Gandel nói với hãng thông tấn nhà nước TASR hôm 19/10, trong một phản ứng trước lời kêu gọi của đảng Tự do và Đoàn kết đối lập (SaS) đòi phải trục xuất đại sứ Việt Nam (VOA).

Đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Slovakia lên tiếng dứt khoát như thế, sau khi những quan chức cấp cao của chính phủ này đã không ngớt cảnh báo Việt Nam về một tương lai chẳng tốt đẹp gì nếu Việt Nam không làm rõ được vụ Trịnh Xuân Thanh.

Có thể xem ‘’đóng băng’ hay ‘tạm ngừng quan hệ’ là cấp độ hạn chế ngoại giao cao nhất, nhưng không chỉ liên quan đến phương diện ngoại giao mà còn cả về kinh tế, văn hóa, quốc phòng và các chương trình, dự án đang lên kế hoạch hoặc đang được triển khai giữa hai nước. Ngay trước mắt, Slovakia có thể làm giống như Cộng hòa Czech cách đây vài tháng là tạm ngừng cấp visa cho lao động Việt Nam. Mà Czech và Slovakia lại là hai thị trường khá chủ yếu tiêu thụ số lao động dôi dư của Việt Nam.     

Vì sao chỉ là một quan  chức cấp nhỏ như Trịnh Xuân Thanh mà có thể khiến quan hệ Slovakia - Việt Nam bị đóng băng?

Nhưng lý do đơn giản hơn là Việt Nam đã có gần nửa năm và nhiều cơ hội để giải thích cho ‘nước bạn’ biết rõ làm sao Trịnh Xuân Thanh đã ‘tự nguyện về nước đầu thú’ chứ không phải bị bắt cóc ở Berlin, sau đó bị tống lên xe hơi đưa sang Slovakia và rồi bị hai nhân viên an ninh Việt Nam ‘dìu’ trong trạng thái lảo đảo lên một chiếc máy bay mà đoàn ‘đàm phán’ của Bộ trưởng công an Tô Lâm mà đã mượn chính phủ Slovakia thông qua vai trò giúp đỡ tích cực và có lẽ không hoàn toàn trong sáng của bộ trưởng nội vụ Slovakia khi đó là Robert Kaliňák.

   Robert Kaliňák và Tô Lâm

Song từ tháng Năm đến cuối tháng Bảy năm 2018, đại sứ Việt Nam tại Slovakia là Dương Trọng Minh đã chỉ một mực “Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt tại Slovakia” - lối thanh minh được quy chiếu bởi phát ngôn của Bộ Công an Việt Nam về ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’. Chắc chắn Dương Trọng Minh nói theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhưng điều lạ lùng là đã chỉ có ông Minh xuất hiện chứ không hề thấy các quan chức cao cấp ngoại giao Việt  Nam hiện hình.

Đến lúc đó, Slovakia bắt đầu mất dần kiên nhẫn.

Sau khi báo chí Đức và Slovakia tung loạt bài điều tra về thực chất Trịnh Xuân Thanh đã bị ‘vận chuyển’ qua sân bay Bratislava, đến tháng Chín năm 2018 Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak đã tuyên bố không bổ nhiệm đại diện ngoại giao của Slovakia tại Hà Nội - hành động phản ứng cứng rắn đầu tiên và làm tiền đề cho hậu quả ‘tạm ngừng quan hệ với Việt Nam’ sẽ xảy ra chỉ một tháng sau đó.

Trước đó, Lajcak đã có một bài viết trên báo Slovakia và đã dùng từ ngữ ‘giá treo cổ’ để ám chỉ một biện pháp trừng phạt đối với những quan chức Slovakia đã ‘giúp đỡ’ những kẻ bắt cóc đến từ Việt Nam, mà còn đối với chính những kẻ bắt cóc.

Còn sau khi Ngoại trưởng Miroslav Lajcak một lần nữa hối thúc Việt Nam phải trả lời vụ Trịnh Xuân Thanh trong cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tại New York vào cuối tháng Chín năm 2018, cho đến nay “Bộ Ngoại giao Slovakia hiện vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía Việt Nam sau cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao hai nước ở New York gần đây” - theo lời phát ngôn viên Gandel của Slovakia.

Vì sao Phạm Bình Minh im lặng?

(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét