Chị Thanh Tâm: Như vậy, nhận định cuối cùng của nhà báo về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng như thế nào tới Việt Nam, ngắn hạn, dài hạn và xu hướng của nó có thể ra sao, thưa nhà báo?
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình: Đây là chủ đề quan trọng nhất, cái mà chúng ta mới nhìn thấy, đầu tháng 7, khi mà Mỹ áp đặt thuế lần đầu, tức là 25% lên tổng giá trị hàng hóa 50 tỷ đô la của Trung Quốc. Chúng ta thấy Việt Nam bị ảnh hưởng ngay lập tức, thị trường chứng khoán bị tuột dốc, giá đô la tăng lên. Cụ thể là, giá đô la trước đó là 1 đô la đổi được 22.700 đồng, khi cuộc chiến thương mại xảy ra, giá đô là tăng lên 1 đô la đổi được 23.400 đồng. Chỉ số VN Index của Việt Nam đang từ 1.200 điểm xuống dưới 1000 điểm. Như vậy, Việt Nam không phải nước tham gia cuộc chiến, chỉ bị ảnh hưởng mà nặng nề như vậy. Lý do là, nền kinh tế của Việt Nam giống y như Trung Quốc, từ cơ chế, cấu trúc, nền tảng đến triết lý và cách thức vận hành. Trung Quốc thị trường cũng bị chao đảo ngay sau khi Mỹ tiến hành chiến tranh thương mại, và Việt nam cũng lập tức bị ảnh hưởng theo. Lý do nữa là nền kinh tế Việt nam rất mong mạnh, sự mong manh này xuất phát từ nền kinh tế èo ọt, nợ gấp 3 lần GDP. Việc làm ăn,kinh doanh và cuộc sống của người dân cực kỳ khó khăn, khủng hoảng.
Chúng ta cần có một câu hỏi quan trọng nhất: tại sao Mỹ không tiến hành chiến tranh thương mại với Viêt Nam? tại sao Mỹ không đánh thuế hàng hóa của Việt Nam? Việt Nam có nền kinh tế giống Trung Quốc, cũng xuất siêu vào Mỹ và thặng dư thương mại là 32 tỷ đô la mà tại sao Mỹ lại không áp thuế giống như với Trung Quốc? Các nhà chiến lược cần đặt ra câu hỏi này. Theo quan điểm của tôi là, Việt Nam vẫn đang được ưu ái vì vị thế địa - chiến lược của Việt Nam, một nước giáp với Trung Quốc. Theo tôi, ông D.Trump đang để thời gian cho Việt Nam lựa chọn, lựa chọn đồng minh, lựa chọn chiến tuyến. Có thể xảy ra ba tình huống, một là Việt Nam theo Mỹ, điều này không cần nói nhiều về sự tốt đẹp, hai là theo Trung Quốc, và ba là đi hàng hai, điều đã và đang xảy ra. Nếu cứ tiếp tục đi hàng hai, thêm một thời gian ngắn nữa, Mỹ không thuyết phục được Việt Nam là đồng minh, thì Mỹ sẽ thực hiện cuộc chiến tranh thương mại với Việt Nam. Bởi vì hiện nay, Mỹ với Trung Quốc đang trong cuộc chiến, Việt Nam tuy đi hàng hai, nhưng mọi mặt bị khống chế bởi Trung Quốc, và có thể nói, Việt Nam là một đàn em của Trung Quốc. Mỹ đang ưu ái để lôi kéo Việt Nam, nếu Việt Nam không thể hiện rõ thái độ, mà cuộc chiến leo thang khốc liệt, nếu đến giai đoạn cuối cùng, quyết liệt nhất, Việt Nam sẽ theo Trung Quốc, mà như vậy, một đồng minh của kẻ thù, nếu có thể tiêu diệt được, họ sẽ tiêu diệt trước. Cho nên, thời hạn để cho Việt Nam đi hàng hai, không dứt khoát sắp hết rồi. Đấy là vấn đề quan trọng nhất mà ảnh hưởng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đến Việt Nam, đó là Việt Nam phải lựa chọn chiến lược, theo Mỹ hay theo Trung Quốc?
Cụ thể như chúng ta biết, hàng hóa Trung Quốc bị đánh thuế, mà hàng Việt nam giống như vậy không bị đánh thuế, chúng ta sẽ có ưu thế, có lợi. Hàng hóa Trung Quốc không bán được sang Mỹ sẽ tràn xuống Việt Nam, nhiều người nói số lượng hàng hóa này sẽ bóp chẹt nền sản xuất trong nước, điều này chỉ đúng một phần. Nền kinh tế Việt Nam rất èo ọt, nếu như không có lượng hàng hóa 50-70 tỷ đô la tràn vào Việt Nam với giá rẻ, thì với tốc độ in tiền như hiện nay, Việt Nam đã siêu lạm phát từ lâu rồi. Tức là nền kinh tế Việt Nam sản xuất không đủ đáp ứng tốc độ in tiền hiện nay, nếu không có 50-70 tỷ hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc vào trung hòa số tiền in ra, thì mỗi năm không phải là lạm phát 20-50% như hiện nay, mà sẽ là hàng nghìn phần trăm ngay lập tức. Vậy nên hàng hóa Trung Quốc vào Việt nam đã tương đối bão hòa rồi, nếu có thêm cũng không có vấn đề gì lớn. Ảnh hưởng lớn, về cụ thể, là hàng hóa Trung Quốc tuồn sang để xuất sang Mỹ qua ngả Việt Nam mà chúng ta không kiểm soát nổi. Nhưng điều đó vẫn không quan trọng bằng vấn đề lựa chọn chiến lược của Việt Nam, đi bên nào trong cuộc chiến này? Đây là câu hỏi phải có câu trả lời, trước đây chưa có cuộc chiến thì Việt Nam có thể đu dây, đi hai hàng, ba hàng mà các nước lớn chưa đặt vấn đề, còn để kệ. Bây giờ là cuộc chiến giữa hai cường quốc, không còn chuyện Việt Nam có thể đi hai hàng được nữa, Trung Quốc không để vậy mà Mỹ cũng sẽ không để như thế.
Chị Thanh Tâm: Có một khán thính giả có câu hỏi cho nhà báo, cuộc chiến tranh thương mại này có phải là bước đầu của cuộc chiến tranh quân sự ở biển Đông? nhà báo nghĩ gì về chuyện này?
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình: Cũng có thể, đây là vấn đề để ngỏ, tôi đã nói từ trước. Trung Quốc đã có những hành động không đúng đắn ở biển Đông, các nước trên thế giới rất bất bình. Bây giờ thế giới tập trung giải quyết vấn đề biển Đông, trước hết là ngăn không choTrung Quốc xây dựng tiếp, và có thể ép Trung Quốc để vô hiệu hóa các đảo đó. Với thực lực hiện nay của Trung Quốc, yếu kém hơn mọi mặt so với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ, nếu Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh quân sự, đó là hành động tự sát. Chúng ta không thể dự đoán được, vì như tôi nói lúc trước, nếu là một nước dân chủ, một nền dân chủ thì Trung Quốc không bao giờ để xảy ra chiến tranh, nhưng Trung Quốc là nước cộng sản, và cộng sản thì không ai nói trước được, lãnh đạo của họ không do dân bầu lên, nên có thế xảy ra bất cứ điều gì.
Chị Thanh Tâm: Một khán thính giả đặt câu hỏi, nhà báo Nguyễn Vũ Bình bình luận thế nào về mức độ thao túng của đảng cộng sản Trung Quốc lên cộng sản Việt Nam và hệ lụy của nó?
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình: Việc thao túng của cộng sản Trung Quốc lên cộng sản Việt Nam chúng ta đều biết, rất nhiều vấn đề, từ việc người dân đi biểu tình chống Trung Quốc bị bắt bớ, đánh đập; rồi thềm lục địa của chúng ta có dầu, mà chúng ta không được khai thác, đã có mấy công ty phải bỏ chạy, Trung Quốc đã đưa các công ty vào khai thác trong khi thềm lục địa thì đương nhiên là của chúng ta. Ngư dân Việt Nam bị bắt bớ đánh đập rất nhiều... rồi mở cửa Lạng Sơn, Quảng Ninh cho du lịch 0 đồng đi ô tô thông suốt từ Trung Quốc sang các tỉnh biên giới... vấn đề đặc khu, dùng tiền Trung Quốc ở các tỉnh biên giới... sự thao túng đó là tuyệt đối và ảnh hưởng rất nặng nề tới Việt Nam.
Có một khán thính giả hỏi rằng: xin hỏi đồng nhân dân tệ lưu hành ở các tỉnh biên giới ảnh hưởng như thế nào tới Việt Nam? Xin trả lời, ảnh hưởng về cụ thể chưa thể hiện rõ, nhưng ảnh hưởng về pháp lý, tức là chủ quyền về đồng tiền, mỗi quốc gia chỉ có một đồng tiền lưu hành, bây giờ cho lưu hành nhân dân tệ tức là một quốc gia có hai đồng tiền lưu hành. Thứ hai, bây giờ 7 tỉnh biên giới có đồng nhân dân tệ lưu hành, người dân tiêu tiền đó, nếu nó vào sâu hơn thì làm sao kiểm soát được? Nên dần dần sẽ thấm dần, như tằm ăn lá dâu và sau này có khi đồng nhân dân tệ tiêu thay đồng Việt Nam. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng.
Chị Thanh Tâm: Có một câu hỏi của khán thính giả, nhà báo có đề xuất ý tưởng gì giúp hạn chế sự lệ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc hay không?
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình: Bây giờ nền kinh tế, guồng máy kinh tế, tư tưởng của nhà cầm quyền đang đi theo con đường như vậy, thì thứ nhất, mình đề xuất ý tưởng họ có nghe không, có áp dụng không? Thứ hai, có áp dụng nhưng liệu có thay đổi được cả một guồng máy mà nền kinh tế đang đi theo con đường như vậy hay không? Chúng ta biết ý tưởng rất nhiều, thậm chí rất dễ, đã có nhiều người góp ý rồi nhưng nhà cầm quyền không có nghe theo, không áp dụng. Và thậm chí có áp dụng thì với những vấn đề cơ bản như hiện nay nó có giá trị gì không?
Chị Thanh Tâm: Thanh Tâm xin chấm dứt chương trình Đối Diện 84 ở đây, một lần nữa xin cảm ơn nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã tham gia chương trình, cảm ơn quý khán thính giả theo dõi chương trình, xin hẹn gặp lại trong các chương trình Đối Diện tiếp theo./.
(hết)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét