Với giai điệu mượt mà, với tiết tấu bolero trữ tình và
với ca từ diễn tả tâm trạng thổn thức, lo âu của một người con gái trước
khi đi lấy chồng, nhạc phẩm Duyên Phận sau khi được trình bày qua giọng
ca ngọt ngào của ca sĩ Như Quỳnh lập tức đã nổi tiếng và trở thành
“hiện tượng âm nhạc” tại Việt Nam trong năm 2016 vừa qua.

Tìm kiếm trên Youtube sẽ thấy bài Duyên Phận do ca sĩ Như Quỳnh trình bày có 33,5 triệu lượt xem, ca sĩ Lệ Quyên có 3 triệu lượt xem, nàng Yangmi dịu dàng, xinh đẹp có 26 triệu lượt xem. Nếu cộng thêm lượt xem do các ca sĩ khác trình bày, do nhạc chế hẳn có thể đạt con số xấp xỉ là 90 triệu lượt xem, gần bằng dân số Việt Nam. Người người hát Duyên Phận, nhà nhà nghe Duyên Phận.
Theo
định nghĩa Duyên Phận là số phận tình duyên được sắp đặt trước. Và như ý
nghĩa của tựa, ca từ trong Duyên Phận đã diễn tả tâm trạng bâng khuâng
lo lắng của một cô gái trước một cuộc hôn nhân được sắp đặt sẵn. Cô ta
“nhìn về tương lai mà thấy như sông rộng đường dài”, vì cha mẹ sắp đặt
gả chồng chỉ với mục đích “cầu mong em đậu bến cho yên một bóng thuyền”,
chứ bản thân cô thì “ chưa yêu lần nao biết ra làm sao, biết trong tình
yêu như thế nào?”. Do vậy cô chỉ biết nhắm mắt đưa chân vì “nông sâu
tùy sông làm sao mà trông, chưa đổ bến biết nơi nào đục trong?”
Được
biết Thái Thịnh, nhạc sĩ sáng tác nhạc phẩm Duyên Phận sinh năm 1966,
vào thời điểm chế độ phong kiến đã vắng bóng trên nước Việt. Do vậy nhạc
phẩm này chỉ để diễn tả lại thân phận người con gái vào cái thời hôn
nhân là việc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” vì “áo mặc sao qua khỏi đầu”.
Thế nhưng ngày nay người phụ nữ đã không còn tự ví “thân em như tấm lụa
đào, phất phơ trước gió biết vào tay ai”, hay cho rằng chuyện lấy chồng
như một cuộc phiêu lưu “ mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu”. Vậy
thì tại sao Duyên Phận vẫn đi sâu vào lòng người dân Việt hiện nay đến
như thế ?
Một
nhạc phẩm được yêu thích chắc chắn là vì nó hay, giai điệu đẹp, dễ đi
vào lòng người và trên hết là nó giúp người nghe nói hộ nỗi lòng của
mình, diễn tả đúng tâm trạng người đang nghe hoặc đang hát. Phải có gì
liên quan giữa tâm trạng cô gái trong Duyên Phận và suy nghĩ của đa số
người dân Việt hiện nay. Đó là lý do khiến Duyên Phận được yêu thích
cách cuồng nhiệt.
Tự
trong tiềm thức, cô gái trong Duyên Phận đã nổi dậy một câu hỏi “Đời
người con gái không muốn yêu ai được không?” như một khao khát được làm
chủ số phận của mình, được tự mình quyết định hạnh phúc của chính mình.
Tuy
nhiên, ước mơ chỉ là mơ ước vì cô gái đã chấp nhận dấn thân vào một
cuộc hôn nhân sắp đặt và xem đó là Duyên Phận của mình. Vấn đề là tại
sao xem đó là Duyên Phận trong khi mình chỉ có một cuộc đời và không ai
có quyền làm chủ ngoài chính bản thân mình? Cô gái sẽ là người duy nhất
điều khiển sự rung động của trái tim mình, cô yêu ai và thậm chí không
yêu ai đó là quyền của cô, tại sao không?
Cũng
vậy, ĐÓI NGHÈO và LẠC HẬU là hai vấn nạn đang đè nặng đất nước này. Thế
nhưng để giải thích cho cái nguyên nhân nghèo và dốt người ta hay đổ
thừa cho cái PHẬN. Do vậy, các nhạc phẩm có liên quan đến chữ NGHÈO do
cái PHẬN đều được đa số người Việt yêu thích như Số Nghèo, Kiếp Nghèo,
Con Nhà Nghèo, Xóm Nghèo. Đến nỗi có lần MC Nguyễn Ngọc Ngạn nói đùa
rằng : “Các ca sĩ hay hát nhạc NGHÈO thường rất GIÀU”. Cái tựa báo “Lệ
Quyên nói về ‘Kiếp Nghèo’ và ‘hàng hiệu’ ” cũng đã minh chứng nhận định
này.
Thế
nhưng NGHÈO có phải là cái PHẬN hay không ? Theo Phó Tổng giám đốc FPT
Đỗ Cao Bảo một trong 4 điểm yếu cố hữu cản trợ sự phát triển, khiến
người Việt mãi nghèo là “sự lười biếng, dễ hài lòng”. Không phải một vài
cá nhân nhưng là “ một thế hệ lười biếng đang hình thành ở Việt Nam”.
Và, từ nghèo trở thành hèn là một bước không xa, do vậy người Việt “ tự
biến mình thành hèn hạ”, ỷ lại, thích dựa dẫm, chờ đợi ai đó cứu mình
thay vì tự nổ lực vươn lên.
Đó
là lý do vì sao người Việt ngày nay thích tổ chức lễ hội, cúng bái để
tranh giành, để cướp lộc Thánh, để tìm kiếm sự bình an, may mắn, phát
tài qua đủ loại thần thánh. Theo lãnh đạo Ban tuyên giáo, tục cướp lộc ở
hội Gióng mang ý nghĩa “lộc thánh không tự nhiên đến mà phải có sự nỗ
lực, ai cướp được là may mắn”. Nghĩa là thay vì khuyên người dân nỗ lực
lao động, làm việc để mang lại hạnh phúc may mắn cho đời sống thì lại
khuyên nỗ lực CƯỚP. Và dĩ nhiên CƯỚP LỘC và CƯỚP CỦA là hai hành động dù
khác nhau về hình thức tổ chức, một bên là hợp pháp, thậm chí được xem
là có văn hóa và một bên là phạm pháp, thế nhưng cả hai có cùng một bản
chất là CƯỚP.
Nước
Israel nhỏ bé với hơn 5 triệu người Do Thái ở trên vùng sa mạc khô cằn.
Trong Thế chiến II, dưới chế độ phát xít, khi Hitler đề cao thuyết
“người Đức là một dân tộc thượng đẳng”. Hitler rất sợ sự vượt trội của
người Do Thái, nên đã bắt họ sống trong các trại tập trung, đày đọa họ
với ý đồ để họ chết dần chết mòn trong đó. Thế nhưng sau chiến tranh,
nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật của Do Thái đều
rất phát triển, dân rất giàu, GDP đầu người năm 2011 khoảng 31.500
USD(nguồn web CIA.gov)
Nhật
Bản là quốc gia có điều kiện địa lý tự nhiên không thuận lợi. Núi đồi
chiếm 70% và hầu như không có khoáng sản. Họ cũng từng thất bại thảm hại
trong thế chiến thứ hai khi hai thành phố công nghiệp và hải cảng hàng
đầu là Hiroshima và Nagasaki bị bom nguyên tử của quân đồng minh hủy
diệt. Thế nhưng, họ đã có một cuộc khôi phục kinh tế thần kỳ và trở
thành quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh đứng thứ hai trên thế giới kể từ
năm 1968 cho đến sau này.
Trích
hai đơn cử cho thấy cuộc sống vốn không dễ dàng với ai cả. Cũng không
có đất nước nào chỉ toàn hoa trái, tiền vàng rải đầy phố, người dân chỉ
việc nhặt rồi xài. Thiên Chúa vốn dĩ rất công bằng và yêu thương tất cả
mọi người. “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa (St
1,27b); Thiên Chúa ban phúc lành cho họ (St1,28). Đó là những cái DUYÊN
mà Thiên Chúa đã ban cho con người, cho mỗi dân tộc.Vậy thì điều làm cho
dân tộc này lớn mạnh hơn dân tộc kia, đất nước này giàu đẹp hơn đất
nước kia là do mỗi người dân biết nổ lực lao động, học tập để chiến
thắng và làm chủ cái PHẬN của mình.
Còn
như một dân tộc, đặc biệt là giới trẻ chỉ biết than vãn với KIẾP NGHÈO,
hờn trách SỐ NGHÈO và xem đó là DUYÊN PHẬN của mình, thì CON NHÀ NGHÈO
mãi là bộ phim dài nhiều tập trong đó người dân Việt mãi là diễn viên
chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét