Video clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy lực lượng công an có lúc phải rút lui trước sự phản ứng dữ dội của người dân
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức
Chung trao đổi qua điện thoại "khoảng một tiếng đồng hồ" với người
dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, nơi đang bắt giữ hơn 30 người thi hành công vụ.
Luật sư Trần Vũ Hải, đang có mặt
tại địa phương, cho BBC biết ông gọi điện cho Chủ tịch Nguyễn Đức Chung hôm
17/4. "Sau khi nối máy với ông Chung,
tôi đưa điện thoại cho người dân, gồm một người cao tuổi và một phụ nữ,"
ông Hải cho BBC biết.
"Ông Chung nói với người dân
khoảng một tiếng đồng hồ và hứa ngày mai sẽ về Đồng Tâm."
Đã xảy ra căng thẳng tại xã Đồng
Tâm, cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km, liên quan các vụ khiếu kiện đất đai.
Luật sư Trần Vũ Hải tường thuật:
"Ông Chung nói người dân hay quan chức mà có hành động sai, cũng đều bị xử
lý công bằng."
"Ví dụ, ông nói tại sao lực
lượng cảnh sát cơ động lại tham gia việc này. Ông nói sẽ đề nghị Bộ Công an và
Bộ Quốc phòng thanh tra."
"Với người dân đang bắt giữ
người thi hành công vụ, ông đề nghị họ hợp tác tránh làm phức tạp tình
hình."
Theo thông tin trên truyền thông
nhà nước từ mấy năm qua, đã có các vụ khiếu kiện, tố cáo ở xã Đồng Tâm liên
quan đất đai.
Theo luật sư Trần Vũ Hải, trao đổi
với người dân qua điện thoại, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói ông được biết
có 44 hồ sơ, thì "32 hồ sơ đã được giải quyết".
Trên mạng internet xuất hiện một
video, được cho là quay vài tuần trước đó, cho thấy một cụ ông giải thích trước
đám đông về một số tranh cãi đất đai.
Cụ ông này sau đó được xác định
tên là Kình, khoảng 80 tuổi. Theo tố cáo của một số người dân, cụ ông này đã bị
bắt giữ.
Tuy vậy, luật sư Trần Vũ Hải cho
biết Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói cụ Kình được tự do và ở Hà Nội để tham dự cuộc
họp với Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Chủ
tịch công ty viễn thông Viettel.
Có nhiều vụ kiện, tố cáo khác
nhau tại xã Đồng Tâm nhưng một số người dân tố cáo vụ việc dẫn đến người dân
bao vây, bắt giữ hơn 30 người thi hành công vụ, trong đó có cảnh sát cơ động,
hôm 15/4 là liên quan một vụ đất đai của Viettel.
Video trên mạng
Trong video phát tán trên mạng, cụ
ông Kình nói Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức vào cuối năm 2016 đã tham gia giải tỏa
một khu đất để bàn giao cho Viettel.
Trong video, cụ ông này nói:
"Ngày 21/11/2016 chúng tôi mang văn bản lên gặp ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch
Ủy ban Nhân dân huyện, yêu cầu là 'thanh tra thành phố chưa có quyết định tại
sao các đồng chí lại ra quyết định giải tỏa mà không báo cáo Ủy ban Nhân dân
Thành phố'."
Luật sư Trần Vũ Hải cho biết ông
chưa nắm rõ vụ việc, nhưng theo tố cáo của một số người dân, Viettel "tìm
cách mua gom đất của một số cán bộ xã mà họ tố cáo tham nhũng và biến nó thành
dự án quốc phòng".
"Chúng tôi chưa thể khẳng định
nhưng người dân nói họ đã kiện bao nhiêu năm nay, bị lừa nhiều lần nên họ rất cảnh
giác."
Viettel chưa lên tiếng về vụ việc
tại xã Đồng Tâm.
Tuy vậy, theo luật sư Trần Vũ Hải,
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói ông đã mời cụ ông Kình lên làm việc, có mặt
cả Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch Viettel.
"Ông Chung không nói ông kết
luận gì, mà cho biết họ đang xem xét và ông Chung sẽ trực tiếp giải quyết."
Bao nhiêu người bị mỗi bên bắt giữ?
Con số cảnh sát và người của
chính quyền bị bắt giữ cho đến nay vẫn chưa được kiểm chứng.
Hôm thứ Bảy 15/4, ngày đầu tiên xảy
ra vụ đối đầu giữa hai bên, một người dân địa phương nói với BBC số người
thuộc bên công an và giới chức mà dân xã bắt giữ đưa vào Nhà Văn hóa xã là
"khoảng 10 người".
Hôm 16/4, qua điện thoại, người
trực ban của Công an huyện Mỹ Đức đề nghị không nêu danh tính, nói với BBC:
"Có xảy ra việc người dân bắt giữ tổng cộng 32 người gồm cảnh sát cơ động
và một số người thuộc ban ngành khác từ hôm qua."
Truyền thông nhà nước hôm 16/4
đưa tin: "Ngày 15/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội
đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ bốn công dân về hành vi gây rối trật tự
công cộng để điều tra, làm rõ."
Những tin tức lan truyền trên mạng
xã hội nói có 15 người dân của xã bị bắt đi.
Tuy nhiên, một người dân địa
phương cho BBC biết giới chức ban đầu bắt năm người, khi những người này theo lời
mời của chính quyền "ra khu vực đất đang tranh chấp để cùng đo đạc, xác định
mốc, ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm".
Một người khác cho biết khi một
số người dân khác đuổi theo đòi người thì bị bắt tiếp bốn người nữa, khiến tổng
số người Đồng Tâm bị bắt là chín người. Người này cho biết thêm tới nay tất cả
những người bị bắt đã được thả về, trừ một người tên là Kình. Được biết chính
quyền đã thông báo cho gia đình rằng cụ ông Kình hiện đang ở bệnh viện Việt
Đức do bị 'rạn xương'.
Luật sư Trần Vũ Hải xác nhận
thông tin ông Kình đang khám ở bệnh viện Việt Đức.
"Người dân vẫn không tin ông
Kình được tự do. Ông Kình cho biết ông vẫn phải ở lại Hà Nội để làm việc với
các lãnh đạo, và cũng cần đi khám bệnh."
"Theo lịch thì lúc 4h30 chiều
17/4 ông có hẹn ở bệnh viện, và khi đó sẽ xác định ông được tự do hoàn toàn hay
không."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét