Nguồn: Chinese students protest against government,
History.com
Vào ngày này năm 1989, hàng ngàn sinh viên đã biểu tình trên khắp các đường phố Bắc Kinh để phản đối các chính sách của chính phủ và kêu gọi dân chủ ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Đoàn người biểu tình tiếp tục gia tăng, mãi cho đến khi chính phủ Trung Quốc tàn nhẫn đàn áp họ trong một sự kiện vào tháng 06, được biết đến với tên gọi là Thảm sát Thiên An Môn.
Giữa thập niên 1980, chính phủ cộng sản của Trung Quốc dần dần
tự do hóa nền kinh tế vốn do nhà nước kiểm soát chặt chẽ, với mục đích thu hút
đầu tư và tăng cường thương mại với nước ngoài. Hành động này đã làm khiến nhiều
công dân Trung Quốc, bao gồm nhiều sinh viên, lên tiếng kêu gọi cải cách hệ thống
chính trị do cộng sản thống trị.
Đầu năm 1989, biểu tình ôn hòa chống chính phủ đã bắt đầu tại
một số thành phố lớn nhất của Trung Quốc. Cuộc biểu tình lớn nhất được tổ chức
vào ngày 18/04 tại thủ đô Bắc Kinh. Tuần hành qua quảng trường Thiên An Môn ở
trung tâm thành phố là hàng ngàn sinh viên tay cầm biểu ngữ, miệng hô khẩu hiệu
và hát những bài hát kêu gọi bầu không khí chính trị dân chủ hơn.
Phản ứng của chính phủ đối với các cuộc biểu tình ngày càng
trở nên nghiêm trọng. Quan chức nào bày tỏ sự thông cảm với những người biểu
tình cũng đều bị thanh trừng. Một số lãnh đạo nhóm biểu tình đã bị bắt, và một
chiến dịch tuyên truyền được tung ra nhắm vào các sinh viên tuần hành, khẳng định
rằng họ muốn “tạo sự hỗn loạn ở khắp mọi nơi.”
Vào ngày 03/06/1989, khi biểu tình ngày càng mạnh mẽ và báo
chí nước ngoài đã thể hiện sự kiện kịch tính này qua phim ảnh, quân đội Trung
Quốc được điều đến để đàn áp phong trào. Một con số không rõ người biểu tình
Trung Quốc (ước tính khoảng hàng ngàn) đã bị giết trong Thảm sát Thiên An Môn.
Tại Mỹ, các cuộc biểu tình trên đã thu hút sự chú ý rộng
rãi. Nhiều người Mỹ cho rằng Trung Quốc, cũng như Liên Xô và các quốc gia cộng
sản ở Đông Âu, đang tiến tới thị trường tự do và chính trị dân chủ. Thế nên sự
trấn áp tàn bạo của chính phủ đối với các cuộc biểu tình khiến công chúng Mỹ bị
sốc. Chính phủ Mỹ đã tạm ngừng bán vũ khí cho Trung Quốc và áp đặt một số hình
thức trừng phạt kinh tế, nhưng các hành động này phần lớn chỉ mang tính biểu tượng.
Sự gia tăng trong thương mại và đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc, cùng nỗi lo ngại
rằng một phản ứng mạnh tay đối với vụ thảm sát có thể dẫn tới gián đoạn ngoại
giao đã làm hạn chế các phản ứng chính thức của Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét