Tuy chỉ là một hội nghị trung
ương giữa 2 kỳ đại hội đảng, song Hội Nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN lần
thứ 5 (HNTW 5) có một tầm quan trọng đặc biệt. Đó là lý do trước thềm của Hội
nghị này, cuộc chiến tranh chấp quyền lực trong nội bộ lãnh đạo cao cấp Đảng
CSVN ngày càng lan rộng và nóng lên từng ngày. Không chỉ dừng lại xung quanh trận
chiến truyền thông giữa các phe nhóm trong đảng, hay vấn để kiểm soát an ninh tại
các trụ sở, văn phòng của Đảng CSVN ở mọi cấp được siết chặt ở mức cao nhất,
trong bối cảnh "tình hình phức tạp" theo lời một quan chức Thành Ủy
TP. Hồ Chính Minh. Với mục đích không ngoài việc, nhằm ngăn chặn các âm mưu
thanh toán nội bộ bằng bạo lực, như đã từng xảy ra tại Yên Bái trước đây không
lâu.
Tại sao các diễn biến trước HNTW
5 lại các các diễn biến bất thường và đặc biệt như vậy?
Xin thưa, như đã nói trước đây rằng,
tại Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 12, do bế tắc trong vấn đề nhân sự cao cấp, nên
các phe phái trong đảng đã đi đến một thỏa hiệp cuối cùng là, thống nhất phương
án để Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư thêm nửa
nhiệm kỳ. Và theo kế hoạch thì vấn đề này sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị
Trung ương lần thứ 5. Nghĩa là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ở lại tiếp
đến cuối nhiệm kỳ hay sẽ rời bỏ chức vụ Tổng Bí thư để ra đi theo cam kết trước
đây sẽ được quyết định trong Hội nghị
trung ương lần này.
Tuy nhiên, một nội dung lớn, nổi
cộm nhất và mang tính quyết định sẽ được đưa ra bàn thảo trong HNTW 5. Đó là vấn
đề nhất thể hóa các chức danh bí thư và chủ tịch ở các cấp chính quyền từ Trung
ương tới địa phương. Nghĩa là, trên thực tế mọi cấp chính quyền ở Việt Nam hiện
nay tồn tại song trùng 2 bộ máy điều hành, là bộ máy đảng và bộ máy của chính
quyền. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ở cấp trung ương, hay cấp tỉnh
thậm chí là cấp huyện, bên chính quyền có bao nhiêu Bộ, ngành thì bên đảng cũng
có tương tự bấy nhiêu ban để chỉ đạo một vấn đề, một công việc. Nhưng trớ trêu
hơn cả, trong cơ chế đảng lãnh đạo thì trưởng các bộ, ban, ngành chỉ đóng vai cấp
phó và chịu sự lãnh đạo của những người không có kiến thức và trình độ. Như Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một mẫu bí thư đảng điển hình.
Sự tồn tại này không chỉ gây lãng
phí về vấn đề ngân sách, hay các chủ trương chính sách không phù hợp, thiết thực.
Cũng như, sự điều hành theo cơ chế này mang tính chồng chéo, trùng lặp đã dẫn tới
thiếu hiệu quả và không có ai chịu trách nhiệm.
Thực ra vấn đề nhất thể hóa các
chức danh Bí thư và Chủ tịch không có gì là mới, mà nó chỉ là sự sao chép của
mô hình đảng CS Trung Quốc đã áp dụng từ nhiều năm nay. Vấn đề này vào các năm
2012 - 2013, đã từng được nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ và nhiều lần
yêu cầu Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét và quyết định. Song
đề nghị này đã bị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tay chân kiên quyết bác bỏ. Với
lý do, một người giữ quá nhiều quyền hạn như thế thì không thể kiểm soát nổi
trong hoàn cảnh ông Ba Dũng khi đó đang chiếm thế thượng phong.
Ở các quốc gia tiến bộ khác trên
thế giới, người dân chỉ biết duy nhất một chức danh Tổng thống, Thủ tướng...
Còn chức danh đảng trưởng của các đảng chính trị thì là chuyện nội bộ của các đảng
và có ít người quan tâm. Nói thế để thấy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một người
được cho là thân Trung Quốc, song tại sao lại phản bác mô hình của Trung Quốc
như vậy?
Xin thưa đó là một nguyên do rất
cở bản và hết sức phổ biến hiện nay trong đảng CSVN, đa phần các quan chức
trong bộ máy đảng không ủng hộ. Vì đơn giản, một khi hợp nhất - nhất thể hóa 2
chức danh thì sẽ thừa ra hàng trăm nghìn người trong bộ máy nhà nước cồng kềnh
như hiện nay, trong điều kiện những người này không đủ trình độ kiến thức để đảm
nhiệm các công việc khác, ngoài công tác đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phản
bác mô hình này cũng vì lý do như vậy.
Sự lớn mạnh của thế lực chính trị
của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phe công an, một thế lực chính trị lớn hàng
đầu trong đảng CSVN, phe nhóm được cho là có khuynh hướng cấp tiến, thân phương
tây, đang tỏ rõ khả năng đang làm chủ cuộc chơi quyền lực trong đảng. Không chỉ
việc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Ted Osius để trao đổi về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chiều ngày 31/3 vừa qua;
hay việc Bộ CA cố ý rò rỉ clip video với
nội dung chống Trung Quốc vừa qua đã cho thấy điều đó. Mà việc, ông Trần Đại
Quang đã đưa vấn đề ra nhất thể hóa các chức danh bí thư và chủ tịch ở các cập
chính quyền từ Trung ương tới địa phương trong lúc này là một đòn cân não đối với
Tổng Bí thư Trọng.
Và nên hiểu, nếu thế lực của Chủ
tịch nước Trần Đại Quang và phe cánh không mạnh, không có thực lực thì không
bao giờ họ dám đưa một vấn đề hết sức nhạy cảm, động chạm đến quyền lợi của nhiều
lãnh đạo đảng các cấp. Hoàn toàn không có chuyện, như lũ bồi bút của Trung Quốc
đề cao sức mạnh của phe ông Trọng, khi cho rằng, "Ngày nay người Trung Cộng
lại cho phe Trọng, Phúc, Huynh được ổn định chính trị để nắm quyền, cho những
hiệp định kinh tế để qua gia đoạn khó khăn và tiễu trừ dần từng đối tượng trong
phe đa phương". Vì nếu như thế thì tại sao khi Thiếu tướng Trương Giang
Long - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND, kiêm Giám đốc Học viện
Chính trị CAND dám công khai lớn tiếng như vậy mà "phe Trọng, Phúc,
Huynh" và Trung Cộng không dám thịt Tướng Trương Giang Long ?
Cần phải hiểu, con bài "nhất
thể hóa các chức danh bí thư và chủ tịch ở các cập chính quyền từ Trung ương tới
địa phương", là tín hiệu và cũng là thông điệp của phe Công An nhằm chuyển
đến các Ủy viên Trung ương rằng, đã đến lúc quý vị phải có lựa chọn dứt khoát.
Nói đúng ra, nhất thể hóa các chức
danh bí thư và chủ tịch ở các cập chính quyền từ Trung ương tới địa phương là một
biểu hiện rõ nét nhất của việc mà ông Tổng bí thư Trọng cho rằng, đó là tự diễn
biến, tự chuyển hóa. Vì nhất thể hóa các chức danh lãnh đạo là hành động loại bỏ
dần dần sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN để đề cao vai trò của chính quyền,
phù hợp với xu hướng chung của thế giới tiến bộ hiện nay.
Đây là một bước đệm cần thiết, để
ông Trần Đại Quang có các quyết định mạnh mẽ hơn, táo bạo hơn cho sự thay đổi của
hệ thống chính trị của Việt Nam. Nó sẽ là bước khởi đầu cho việc xóa bỏ cơ chế
lãnh đạo (Vua) tập thể như hiện nay, nó không phải là hình thức tập quyền như
nhiều người nghĩ. Vì trong phạm vi cục bộ ở thượng tầng, thì sự hợp nhất các chức
danh này là sự tinh giản cần thiết cho một bộ máy nhà nước gọn nhẹ hơn và sẽ hoạt
động hiệu quả hơn trong tương lai.
Quan trọng hơn cả, đây là một đòn
khá nặng để ông Trần Đại Quang nhằm lột bỏ mặt nạ của ông Nguyễn Phú Trọng - một
kẻ ích ký, tham quyền cố vị, người luôn đặt quyền lợi cá nhân, phe nhóm lên
trên quyền lợi quốc gia dân tộc cho toàn đảng, toàn dân biết (!?).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét