USCIRF giới thiệu hồ sơ Tù nhân
Lương tâm Mục sư Nguyễn Công Chính và bà Trần Thị Hồng.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của
Hoa Kỳ (USCIRF) hôm thứ Năm 6/4 phát động dự án Tù Nhân Lương Tâm Tôn Giáo
(TNLTTG). Dự án này nêu bật trường hợp các cá nhân bị bỏ tù chỉ vì đã hành sử
quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ, cũng như các điều kiện tại một quốc
gia đã dẫn đến việc bỏ tù các tù nhân lương tâm. Trong các trường hợp được nêu
lên có trường hợp của Mục sư Nguyễn Công Chính và bà Trần Thị Hồng. Dự án
TNLTTG sẽ cung cấp dữ liệu cho các cơ quan Hành Pháp Hoa Kỳ để vận động đưa Việt
Nam trở lại vào danh sách Các nước phải Quan tâm Đặc biệt (CPC).
Trong mấy năm gần đây, Ủy ban Tự
do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đã mạnh mẽ vận động quốc tế để đưa Việt Nam trở
lại CPC.
Rõ ràng Việt Nam đang đối diện với
nguy cơ có thể bị đưa trở lại danh sách các nước đáng quan tâm đặc biệt về tự
do tôn giáo lần thứ hai vào năm 2017.
Trong phúc trình về tự do tôn
giáo quốc tế năm 2016 do USCIRF công bố, Việt Nam vẫn tiếp tục bị xếp vào danh
sách các nước chưa có tự do tôn giáo và cần bị theo dõi sát sao vì những hoạt động
vi phạm tự do tôn giáo được chính phủ bật đèn xanh.
Trong phúc trình đánh giá tình
hình tự do tôn giáo ở Việt Nam để xét có nên đưa Việt Nam vào CPC vào tháng 2 vừa
rồi, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế kết luận: “Chắc chắn là Việt Nam đã có cải
thiện các điều kiện về tự do tôn giáo trong hơn 40 năm từ khi cộng sản nắm quyền,
và cả trong 10 năm từ khi được đưa khỏi danh sách CPC, nhưng những vụ vi phạm
quyền tự do tôn giáo vẫn tiếp diễn đã khiến Việt Nam hội đủ các yếu tố để bị
đưa vào danh sách CPC theo các tiêu chuẩn của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế của
Hoa Kỳ - IRFA.”
Bản cáo cáo này viết tiếp: “Sự kiện
Việt Nam bị đưa vào danh sách CPC trong một thời gian ngắn mà thôi cho thấy việc
chỉ định CPC đi kèm với thỏa thuận có tính ràng buộc nhằm thúc đẩy hợp tác giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ, dù cho không củng cố được những cải thiện về tự do tôn giáo
về lâu về dài.”
Theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc
Tế IRFA, chính phủ Hoa Kỳ phải đưa vào danh sách CPC các chính quyền nhúng tay
vào hoặc dung túng cho các vụ vi phạm tự do tôn giáo.
Hòa thượng Tích Không Tánh thuộc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cho VOA biết ông tán thành với quyết định
của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ về việc đưa Việt Nam trở lại CPC:
“Việc Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc
tế của Hoa Kỳ tới bây giờ mới đề nghị Việt Nam vào CPC, theo tôi là quá trễ rồi.”
Đồng Chủ tịch của Hội đồng Liên
tôn Việt Nam và là trụ trì chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, ngôi chùa bị chính quyền
quận 2, thành phố Hồ Chí Minh cưỡng chế vào tháng 9 năm ngoái, chia sẻ thêm về
tình hình tự do tôn giáo Việt Nam sau khi Việt Nam được rút ra khỏi CPC trong
hơn 10 năm:
“Sau khi Việt Nam được rút ra khỏi
CPC, phải nói rằng tình hình đàn áp tôn giáo càng nặng nề và tầm trọng hơn. Tất
cả những nhóm tôn giáo độc lập, chân truyền, truyền thống đều bị đán áp, bị cô
lập, bị bách hại, bị khủng bố, bị bao vây, bị phong tỏa."
Tháng 9/2004, lần đầu tiên chính
phủ Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách CPC do đã vi phạm tự do tôn giáo một
cách “có hệ thống, liên tục và kinh hoàng.” Vào tháng 11/2006, Việt Nam được
đưa ra khỏi danh sách này, khi đó dường như Việt Nam thể hiện một số nhân nhượng
về nhân quyền và tôn giáo và mong muốn được tham gia vào Tổ chức Thương mại Quốc
tế WTO.
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng tán thành
việc đưa Việt Nam vào lại CPC:
“Tôi cũng đồng ý với vấn đề đưa
Việt Nam vào lại CPC. Từ khi Việt Nam được tham gia vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
với nhiều cam kết, hứa hẹn, nhưng thật sự Việt Nam không có những cải thiện về
nhân quyền, trong đó có tự do tôn giáo, mà ngày càng vi phạm trầm trọng hơn. Mới
đây Việt Nam tiếp tục ban hành Luật Tín ngưỡng Tôn giáo ngày càng siết chặt tự
do tôn giáo nhiều hơn.”
Cùng ý kiến với Mục sư Nguyễn Mạnh
Hùng, ông Nguyễn Văn Điền, Hội Trưởng Trung Ương Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần
Tuý, cho rằng việc trở lại CPC sẽ là cơ hội gây áp lực để Việt Nam cải thiện tự
do tôn giáo tốt hơn:
“Các cơ quan chức năng của quốc tế
có thẩm quyền đã nhìn thấy rất rõ rệt. Chúng tôi là người tu hành, chúng tôi
không muốn làm khổ ai, nhưng nếu không cho họ một bài học như vậy thì chắc chắn
rằng họ sẽ còn nặng tay hơn đối với tôn giáo nói chung và với Phật giáo Hòa Hảo
nói riêng. Vì thế chúng tôi tán thành.”
Tháng trước, khi công bố tài liệu
tổng kết tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam nhân đánh dấu 10 năm chính phủ Hoa
Kỳ ngưng chỉ định Việt Nam là quốc gia phải quan tâm đặc biệt (CPC), Linh mục
Thomas Reese, Chủ Tịch USCIRF phát biểu rằng: "Nếu Việt Nam không thực thi
những cải cách về tự do tôn giáo nhất quán với các tiêu chuẩn quốc tế, USCIRF sẽ
tiếp tục kêu gọi chỉ định Việt Nam là quốc gia CPC.
Ông Thomas J. Reese nói thêm: “10
năm sau khi Bộ Ngoại Giao rút Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, tình hình tự do
tôn giáo ở nước này đang ở một thời điểm bước ngoặt. Trong khi tình hình đã cải
tiến trong một số trường hợp, những vi phạm tôn giáo trầm trọng vẫn tiếp diễn
và không phù hợp với chuẩn mực quốc tế.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét