Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

15765 - Cùng thả câu



Ngày 02/09/2012, trên báo VTC News có đăng bài “Báo Trung Quốc: Quân cảng Cam Ranh lợi hại nhất châu Á”, trong bài cho biết người Trung Quốc đã đánh giá vị trí lợi hại của cảng Cam Ranh như sau: “Bán đảo Cam Ranh chạy từ Bắc xuống Nam và được bao quanh bởi rất nhiều đảo to nhỏ khác nhau, biến Cam Ranh trở thành một cảng nước sâu tránh gió rất tuyệt vời. Bên cạnh lối ra vào nhỏ hẹp, Cam Ranh còn được các dãy núi cao khoảng 400m vây quanh nên không những gió bão không thể xâm nhập mà địa thế cao điểm này có thể khống chế cả khu vực xung quanh cảng một cách rất dễ dàng”
Đó cái lợi của địa thế, còn về lợi thế về mặt bố trí vũ khí tác chiến thì người Trung Quốc đã có nhận xét như sau: “Nhờ thế, quân cảng này trở thành một pháo đài vô cùng lợi hại, khó công, dễ thủ. Cửa vào Cam Ranh tuy nhỏ nhưng tổng diện tích mặt nước rộng 98 km2, nước sâu phổ biến ở mức 16-25m, nơi sâu nhất có thể lên đến 32m, cho phép đồng thời khoảng 40 tầu chiến cỡ lớn cùng neo đậu, kể cả tàu sân bay. Nếu bố trí tên lửa phòng không ở vịnh Cam Ranh và những cao điểm xung quanh thì toàn bộ eo biển Malacca và eo biển Singapore đều nằm trong tầm khống chế của hỏa lực những tên lửa đó. Ngoài ra, vịnh Cam Ranh còn có thể cho phép triển khai hệ thống giám sát điện tử để kiểm soát toàn bộ khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa Đông và Nam Hải”

Đấy là những gì mà phía Trung Quốc đã đánh giá. Nếu ai chịu khó so sánh địa thế của vịnh Bắc Vân Phong và Vịnh Cam Ranh thì chắc chắn phải giật mình vì địa hình của 2 vịnh này rất tương đồng nhau, và đồng thời vị trí thì không xa cảng Cam Ranh là bao, chỉ khoảng 100 km về phía Bắc. Nếu nói Cam Ranh có một bán đảo chạy từ Bắc xuống Nam thì Bắc Vân Phong cũng có, nếu nói Cam Ranh có các đảo bao quanh thì Bắc Vân Phong cũng có, nếu nói Cam ranh có núi bao bọc ở hướng đông thì Bắc Vân Phong cũng có. Như vậy, chúng ta thấy không phải ngẫu nhiên mà ĐCS Việt Nam chọn (hay quan thầy chọn?) nơi này làm đặc khu để mời “nước ngoài” vào đóng ở đây đâu. Có tính toán rất kỹ cho mục đích quân sự rồi chứ không chỉ đơn giản là phát triển kinh tế.
Để đánh giá lợi thế của cảng Bắc Vân Phong tôi xin mượn lời của một bài viết trên báo của chính quyền địa phương, bài có tựa “Tiềm năng, lợi thế của khu vực Bắc Vân Phong” được đăng trên báo Khánh Hòa online ngày 10/09/2019 và có nội dung như sau: “Địa hình phong phú, hệ sinh thái đa dạng; các đảo, bán đảo có cảnh quan đẹp và hấp dẫn, ít chịu ảnh hưởng của bão do được các dãy núi và các đảo che chắn nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành các khu du lịch, đô thị biển có tầm cỡ quốc tế”. Câu hỏi đặt ra là nếu Trung Quốc được “thuê” Bắc Vân Phong 99 năm, liệu họ có nghĩ đầu tư du lịch như tờ báo này nói hay họ làm một quân cảng như Cam Ranh để thay vai trò Cam Ranh nắm yết hầu Việt Nam? So với Tàu, ĐCS Việt Nam như con nít ranh thôi, ĐCS Tàu là bậc thầy về trò ủ mưu để ra đòn quyết định, ĐCS Việt Nam không phải là đối thủ của họ.
Hiện nay đặc khu Vân Đồn vẫn đang được xúc tiến bất chấp luật đặc khu có thông qua hay không. Vân Đồn có lợi thế là rất gần Trung Quốc, và địa thế Vân Đồn tuy không có bán đảo nhưng ở hướng đông nó vẫn có cả một cụm đảo như bức bình phong che chắn gió bão tựa Bắc Vân Phong hoặc Cam Ranh. Chính vì thế, địa thế cảng Vân Đồn cũng rất hiểm yếu.
Lại nói về Phú Quốc, chúng ta thấy, Phú Quốc nằm trong Vịnh Thái Lan. Hiện nay Thái Lan đang làm sống lại dự án kênh đào Kra, mục đích là để hứng lấy tàu bè từ Ấn Độ Dương qua vịnh Bengal và vào Biển Đông. Nếu kênh đào này hình thành thì những tàu bè đi qua ngả eo biển Malacca sẽ đổ vào đây làm thành một đường hàng hải tấp nập có giá trị đến 5 ngàn tỷ đô la mỗi năm. Cảng Phú Quốc nếu được Trung Cộng quân sự hóa thì có thể nói, chính nó sẽ kiểm soát hoàn toàn đường vận tải qua Kra và đồng thời canh giữ cả Vịnh Thái Lan.
Cảng Phú Quốc, kênh đào Kra và cảng Hambantota của Sri Lanka sẽ kết nối thành một dải liên tục trong dự án Một Vành Đai Một Con Đường của Tàu Cộng. Trong đó cảng Hambantota đã rơi vào tay Trung Cộng và hiện nay chính quyền tập Cận Bình đang có dự định biến cảng này thành cảng quân sự. Còn Phú Quốc thì đang được ĐCS Việt Nam chuẩn bị giao cho Tàu dưới vỏ bọc “Đặc khu Kinh tế”. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang ve vãn Thái để được nhúng tay vào xây dựng kênh đào Kra. Đó là những dự định mà Trung Quốc đang và sẽ làm. Nếu 3 vị trí gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc mà quân sự hóa được thì có thể nói, tương lai đường lưỡi bò sẽ liếm sâu vào cả vịnh Thái Lan chứ không dừng lại ở vị trí giáp vịnh như ngày nay.
Phải nói tham vọng xây dựng Một Vành Đai Một Con Đường của tập Cận Bình rất mãnh liệt, dự án này cho thấy cái đầu của Tập đáng sợ như thế nào. Một Vành Đai Một Con Đường không đơn giản là xây dựng hành lang kinh tế, mà nó còn chứa một âm mưu lớn đang được ấp ủ nhằm dẫn đường lưỡi bò tiến xa hơn. Khi Phú Quốc bị mất chủ quyền thì chắc chắn Trung cộng sẽ vẽ đường 9 đoạn trùm luôn Vịnh Thái Lan, đấy là viễn cảnh.
Để câu được cá, thì người ta phải móc lưỡi câu vào mồi để dụ. Con cá nhìn thấy mồi nhử cứ thưởng đó là mồi tự nhiên nên đớp rồi dính câu và bị bắt thịt. Tương tụ vậy, dự án 3 đặc khu kinh tế không nói đến từ “Trung Quốc” mà thay vào đó là từ “nước ngoài” để xóa nhòe đi mức độ nguy hiểm. Lưỡi câu đã được giấu dưới một dạng đánh tráo câu chữ – một trò mà ĐCS ưa dùng. Nếu nghĩ không quan trọng mà dân không chịu phản ứng, thì kết quả là cả 3 vị trí này sẽ rơi vào tay Tàu Cộng, lúc đó thì có hối cũng không kịp – game over.
Hiện nay miếng mồi “nước ngoài” đang được ĐCS Việt Nam phụ Trung Quốc thả vào mồm nhân dân Việt Nam. Chiều ngày 25/11/2019, Quốc hội bù nhìn CS Việt Nam đã thông qua luật cho phép miễn visa cho khách “nước ngoài” đến các đặc khu kinh tế ven biển. Nói trắng ra là ĐCS đã gật đầu cho phép người Tàu tự do vào Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Mồi câu đã thả, và dân Việt Nam có quyết định cắn hay không thì còn phải chờ xem. Nếu thờ ơ thì cũng đồng nghĩa với cắn câu. ĐCS Việt Nam đang trợ giúp Tàu Cộng thả câu dân Việt, đất nước này chưa bao giờ tiến gần đến họa mất nước như thời này./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét