Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

7970 - Những con cừu đáng bị sói cắn đứt họng!





Xã hội và người dân Việt đang tự chui đầu vào cái thòng lọng nghịch lý đến mức còn hơn cả thảm cảnh: người dân sẵn sàng trút bức bối nội tâm lên nhau ngoài đường sá và trong các quán nhậu, nhưng vẫn cam tâm nín lặng trước hàng đống chính sách bất công của chính quyền cai trị; người dân hào hứng một cách khó lý giải khi tập hợp thành những đám đông khổng lồ reo hò cho thành thích bóng đá, nhưng quên bẵng họ đã có quyền biểu tình từ hiến pháp năm 1992 mà không hề dùng đến để phản đối cơ chế tham tàn của các nhóm lợi ích chính sách đang đè đầu bóp họng dân.

Những ngày đầu tháng 3 năm 2019, Bộ Công thương - cơ quan mà đáng lý phải chịu trách nhiệm trực tiếp về hàng trăm cái chết đuối của dân nghèo do bị các nhà máy thủy điện do bộ này quản lý xả lũ bừa bãi những năm trước, đã phát lệnh tăng giá điện 8,36% - một mức tăng còn cao hơn cả mức tăng giá điện 6,08% vào tháng 12 năm 2017.

Giá điện tăng trên 8% là cao hay thấp?

Câu trả lời rất rõ ràng: cao so với mức thu nhập bình quân và đời sống ngày càng khốn khó của dân chúng, nhưng vẫn thấp bởi đáng lý ra còn thể tăng cao hơn nữa trong khung cảnh dân tình vẫn cắn răng chịu đựng và hệt như một đàn cừu chỉ biết kêu be be mà không dám phản ứng gì.

Không dám phản ứng gì kể cả trong hoàn cảnh giới quan chức ‘cá mập’ ở Việt Nam vẫn thản nhiên soạn thảo kế hoạch và các phương án tăng giá điện như một kiểu bù lỗ vào dân, còn các cuộc biểu tình ‘Áo vàng’ phản đối tăng giá nhiên liệu đang bùng lên ở Pháp, Bỉ và Malaysia.

Trong khi đó, kẻ ‘anh em sinh đôi’ với EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) là Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) đang mại ra lý do  ‘tiếp cận giá thị trường’ để đẩy giá xăng không chỉ đến mức 25.000 đồng/lít mà còn có thể vọt đến 50.000 - 100.000 đồng/lít.

Tăng giá và thuế má là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt. Một đảng Cộng sản ‘của dân, do dân và vì dân’ nhưng đang đẩy dân chúng vào cảnh tàn mạt bởi chế độ ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’.

Các mưu đồ tăng thuế từ dân xảy ra trong bối cảnh dân tình Việt ngày càng khốn khó trong một nền kinh tế đã rơi vào thảm trạng suy thoái đến năm thứ 11 liên tiếp, một xã hội bị acid đậm đặc bởi căn bệnh tham nhũng không còn cách gì cứu chữa. Thuế chồng thuế, chồng lên đôi vai gày guộc của người nghèo. Hàng triệu bệnh nhân, vốn đã bị các bệnh viện “bóp cổ bóp họng” và “không có tiền thì chỉ có chết,” sẽ phải nuốt nước mắt vào lòng với biểu viện phí chất cao như núi…

Nguồn cơn khiến giá xăng, điện và các loại dịch vụ tăng bất chấp dân sinh không chỉ bởi lòng tham của các nhóm lợ ích, mà còn do tương lai hộc rỗng của nền ngân sách quốc gia bị tan hoang bởi nạn tham nhũng và chi xài vô tội vạ. Phải tăng giá thì mới có đủ thuế đóng vào ngân sách.

Vào đầu năm 2019, đã xuất hiện một tin rất xấu với tình hình thu của ngân sách Việt Nam: nhiều khả năng thu nhân sách đã ‘đụng trần’.

Hội thảo "Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2018: Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng" được tổ chức ngày 25/3/2019 tại Hà Nội có một đánh giá rất quan trọng: “Quy mô thu ngân sách của Việt Nam hiện đã ở mức cao và khó có thể gia tăng thêm”.

Bản nghiên cứu trên đã gián tiếp cảnh báo về nạn ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’ của đảng Cộng sản và chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’: nếu xem tiền trong túi dân chúng là một nguồn tài nguyên vô tận thì đó là một não trạng áp đặt rất chủ quan duy ý chí, cả tham lẫn ngu và cực kỳ sai lầm. Cho dù “Bộ Thắt Cổ” (một tục danh mà người dân biệt đãi cho Bộ Tài chính) vẫn còn treo đó thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) mà chưa dám tăng từ 10% lên 12% do phản ứng dữ dội của doanh nghiệp, người dân và còn bởi cơ chế tăng thuế VAT rất nhiều khả năng sẽ nhấn thêm nền kinh tế vào nạn suy thoái, sự thật hiển nhiên và trần trụi là trong hai năm 2017 và 2018, Tổng cục Thuế đã phải chịu cảnh thất thu ở nhiều địa phương, kể cả Sài Gòn - nơi được Hà Nội ví là ‘Con bò sữa’.

Hẳn đó là nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp sắc máu nhất khiến đàn sói chỉ còn cách nhảy xổ vào lũ cừu ngây độn và chỉ biết kêu be be trong một đám đông ô hợp và quá dễ tan rã, kể cả khi bị sói cắn đứt họng từng con cừu một. 

7969 - 30 Tháng Tư, 1975: Tất cả hiện đủ trong buổi sáng hôm nay…


Nén nhang cho ngày 30 Tháng Tư. Cộng đồng Việt Nam tại Little Saigon trong một lần tưởng niệm “Tháng Tư Đen” tại Tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, thành phố Westminster. (Hình: Getty Images)


Sự chết bắt đầu trùm chiếc cánh tối tăm hung hiểm lúc 6 giờ 15 chiều ngày 28 Tháng Tư, 1975, khi chuỗi bom dưới cánh những chiếc A37 do viên phi công phản trắc Nguyễn Thành Trung hướng dẫn rơi xuống phi đạo Tân Sơn Nhất. Đạn phòng không bắn lên, phi cơ F5 đuổi theo muộn màng, vô vọng. Cửa ngõ tháo chạy của Sài Gòn đóng sập lại.

7968 - Kinh tế tụt hậu và phát triển khập khiễng



Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tham vọng thôn tính Miền Nam bằng bạo lực với khẩu hiệu “giải phóng Miền Nam nghèo đói” của Cộng sản Bắc Việt đã thành công. Nhưng cũng từ ngày đó, đất nước trở nên nghèo và đói bằng nhau giữa hai miền với mục tiêu được nhồi nhét là “tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa thành công.”Say men chiến thắng, Lê Duẩn lúc đó trong cương vị tổng bí thư đảng CSVN đã tung ra cái gọi là 3 giòng thác và 3 cuộc cách mạng, trong đó “cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt.”!

7967 - Tại sao ông Trọng dùng tiền thuế của dân để làm “Quốc tang” cho người từng là chủ mưu và môi giới, cột VN vào Trung quốc?




Hội nghị Thành Đô – Cầu hòa với Bắc kinh ở thế “Kim ngưu”*
Lời giới thiệuSau khi Lê đức Anh mất, Tập Cận Bình, Tổng-Chủ Trung quốc (TQ), gởi điện chia buồn nói là, TQ đã “mất đi một người bạn cũ” (đài Bắc kinh 25.4.19). Cũng đúng vào dịp này Nguyên Xuân Phúc sang dự Hội nghị “Vành đai, con đường” và Tư lệnh Hải quân VN dự lễ kỉ niệm 70 năm thành lập Hải quân TQ. Trớ trêu là, dịp này họ Tập lại để cho quay video cảnh các tàu Hải quân TQ tấn công đảo Gạc-ma ngày 14.3.1988 làm 64 chiến sĩ Hải quân VN bị giết hại (VOA 24.4.19). Chính khi đó Tướng Anh đang là Bộ trưởng Quốc phòng đầy quyền lực, được Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng (TT) Đỗ Mười khi ấy giao cho làm người môi giới tổ chức các buổi họp bí mật với Bắc kinh (BK) chuẩn bị cho Hội nghị Thành Đô tháng 9.1990 để Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang xin cầu hòa chấp nhận điều kiện “khép lại quá khứ” xin làm kiếp “trâu vàng” cho Bắc Kinh!

7966 - Thấy gì từ việc Terry Gou ra tranh cử tổng thống Đài Loan?


Nếu các doanh nhân giàu có mang lại cả sức mạnh và gánh nặng chính trị, thì Terry Gou (Quách Đài Minh, sinh năm 1950) là người mang lại cả hai thứ đó ở quy mô lớn. Ông là người giàu nhất Đài Loan, với khối tài sản ước tính lên tới 7 tỷ đô la, vì vậy ông sẽ không gặp khó khăn gì trong việc tài trợ cho chiến dịch tranh cử tổng thống mà ông tuyên bố tuần trước. Hơn thế nữa, rất ít người trên thế giới có thể tuyên bố đã tạo ra được nhiều việc làm hơn ông: bắt đầu từ một khoản vay nhỏ từ mẹ mình, ông đã xây dựng nên công ty sản xuất theo hợp đồng lớn nhất trong ngành điện tử, Foxconn, công ty sản xuất iPhone cho Apple, bên cạnh những thứ khác.

7965 - Báo cáo Tự do Tôn giáo: Không Có Tự Do Tín Ngưỡng Và Tự Do Tôn Giáo Ở Việt Nam


Buổi công bố Phúc trình thường niên của Ủy hội quốc tế Mỹ về tự do tôn giáo thế giới ở Washington DC hôm 29/4/2019
Buổi công bố Phúc trình thường niên của Ủy hội quốc tế Mỹ về tự do tôn giáo thế giới ở Washington DC hôm 29/4/2019


Bước qua năm 2019, Việt Nam vẫn là một đất nước thiếu tự do tôn giáo, vẫn đứng bậc 1,Tier 1, trong báo cáo của Ủy Hội Quốc tế Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Thế Giới, gọi tắt là USCIRF’s. Đó là nội dung báo cáo về Việt Nam trong buổi công bố phúc trình thường niên của Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới tại Washington DC ngày 29 tháng Tư vừa qua.

7964 - 30/4: Một góc nhìn về ngày chấm dứt Cuộc chiến VN


Lạc DươngBản quyền hình ảnhMARIE MATHELIN
Image captionĐền Bạch Mã, Lạc Dương. Thành phố này từng là kinh đô nhà Tấn và một số triều đại khác của Trung Quốc

Những người chiến thắng đã gọi sự kiện 30/4/1975 là ngày thống nhất đất nước. Tạm bằng lòng với khái niệm "thống nhất" ấy nhưng không thể không thấy rằng đó là cái giá quá đắt cho việc thống nhất quốc gia.

7963 - Có còn ngày vui

Tôi đang ngồi uống cafe một mình trong một buổi chiều 30/4 se lạnh. Những cơn mưa xối xả từ đêm qua làm Hà Nội những ngày nghỉ lễ vắng người càng buồn hơn. Nhắc đến ngày này không ai là người Việt Nam lại không nhớ đến câu nói nổi tiếng của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt: “…một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại theo các lối cũ vẫn làm, sẽ “có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn”…”. Chính vì lẽ đó, hôm nay trong bài viết này tôi muốn trải lòng với các bạn về những suy nghĩ của mình trong ngày cuối cùng của tháng tư buồn đau.

7962 - Ngày 30/04/1939: Hội chợ Thế giới New York khai mạc

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1939, Hội chợ Thế giới New York đã khai mạc tại Thành phố New York. Lễ khai mạc, bao gồm các bài phát biểu của Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Thống đốc New York Herbert Lehman, đã trở thành ngày đầu tiên trong thời đại phát sóng truyền hình ở New York.

7961 - Không hề thẹn với những người đã nằm xuống!


Tấm bảng đậu xe có nội dung: Dành cho thân nhân tử sĩ. Vui lòng tôn trọng nơi đậu xe này và những hy sinh của các tử sĩ. Tôn vinh gia đình của người quá cố.


Nếu có dịp vào bất kỳ căn cứ nào của quân đội Mỹ, bất kể chúng tọa lạc ở đâu, trên nước Mỹ hay đất khách quê người, bạn cũng sẽ thấy một hoặc hàng loạt tấm bảng như trong ảnh. Những tấm bảng đó luôn giống hệt nhau về kích thước, màu sắc, kèm các hàng chữ: Reserved for Surviving Families. Please respect this spot and their sacrifice. Honor our Families of the Fallen (Dành riêng cho gia đình tử sĩ. Xin chừa khoảng trống này như sự tôn trọng hy sinh của họ. Vinh danh gia đình các tử sĩ của chúng ta) và vị trí mà người ta cắm chúng luôn là những chỗ tiện lợi nhất để đậu xe.

7960 - Kỳ quặc, người đồng hương Lê Đức Anh của tôi



Ông quê ở Truồi, huyên Phú lộc, Thừa thiên. Tôi người huyện Hương Trà cùng tỉnh, thành đồng hương của nhau. Hơn nữa ở Truồi, tôi có người anh rể, lấy người chị con Bác ruột của tôi. Trong nhà tôi, mọi người gọi anh ấy là anh Khóa Truồi (Khóa sinh). Người đồng hương của tôi có số phận rất kỳ lạ, tôi nghĩ là kỳ quặc. Ông học đến tiểu học, rồi đi làm “Cọp rằng” (caporal) cho một đồn điền cao su. Nhờ đó, ông biết cai quản, chỉ huy. Sau ngày 23-9, khi “Mùa thu rồi, ngày 23, ta ra đi theo tiếng sơn hà xao xuyến”, ông đưa cả đội công nhân của mình theo kháng chiến.

7959 - Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?


Ngày 9/4/2019, hàng ngàn người túc trực kín khoảng sân sau Sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội để xin visa. Phần lớn họ đến từ các vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội như Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất... hoặc từ các tỉnh thành miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Lãnh sự quán Hàn Quốc thông báo đăng ký xin visa 5 năm bằng hình thức online nhưng sáng 25/4 người dân vẫn kéo đến đông kín văn phòng visa mới ở 302 Cầu Giấy. Mỗi ngày, lãnh sự Hàn Quốc phát ra 300 số song lượng người chờ đợi có thể lớn gấp 10 lần. 

7958 - Chính trường Việt Nam sẽ ra sao nếu ông Nguyễn Phú Trọng bệnh nặng ?



Trên Asia Times, có bài viết mang tựa đề « Có phải nhà lãnh đạo Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đang hấp hối ? ». Tác giả David Hutt đặt vấn đề, nếu tin này được xác nhận thì có ý nghĩa như thế nào đối với một đất nước chia rẽ về chính trị, vốn thường giữ bí mật, trong khi sự kế thừa quyền lãnh đạo cho năm 2021 vẫn chưa được quyết định ? Các mạng xã hội tại Việt Nam trong tuần lễ vừa qua sôi sục với thông tin tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã được đưa cấp tốc vào bệnh viện hôm 14/04/2019. Cho đến nay vẫn chưa thấy ông xuất hiện trước công chúng.

7957 - 44 năm nhìn lại 30 tháng 4 (1975-2019)



30/4 - 44 năm nhìn lại!

Dân sinh xuống cấp – Dân khí suy đồi – Dân phong tan tác
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975, mỗi ngày đã bị đẩy xa thêm vào quá khứ; nhưng không một ai có thể quên hay có thể xóa trong tâm thức. Cuộc chiến Việt Nam đã ngưng tiếng súng từ 44 năm qua, trên nguyên tắc hòa bình đã vãn hồi và hai miền Nam Bắc đã được thống nhất, nhưng trong thực tế lòng người ở cả hai miền chưa thực sự hàn gắn, vết thương chia cắt quốc – cộng vẫn còn rỉ máu.

7956 - Viết trong những ngày đất nước đang chuyển mình


Tôi không phải là nhà chính trị, cũng không phải là một fortune teller, nhưng với những năm tháng từng trải của mình, tôi hiểu sâu sắc rằng, đất nước VN đang ở trong những ngày biến động dữ dội, nhưng mỗi ngày một sáng sủa hơn. Đại gia đình tôi đã trải qua 72 năm và có ít nhất 3 thế hệ sống trong nước Việt Nam Dân chủ Công hòa, thành lập ngày 2/9/1945 và đến hôm nay là những ngày cuối cùng của Cộng Hòa XHCN Việt Nam do ĐCSVN lãnh đạo. Nhìn vào những biến động của đại gia đình mình trong 72 năm qua, tôi “nhìn thấy” sự biến động của đất nước và tôi tin chắc rằng mọi thứ đang được phát triển theo một quy luật mà không thế lực nào cưỡng nổi.

7955 - Nếu… thì không chỉ Thủ tướng rã rời!


                                                 Ông Nguyễn Xuân Phúc tại Czech.


Việc ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, kêu gọi người Việt cư trú bên ngoài Việt Nam nói chung và người Việt sống tại Cộng hòa Séc (Czech) nói riêng “giám sát, hạn chế tối đa” hoạt động của những cá nhân, những nhóm gốc Việt đang vận động cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam là một món quà quý mà ông Phúc nói riêng và hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam nói chung tặng cho những cá nhân, những nhóm này…

7954 - 30 Tháng Tư – Mất, còn?




Hố sâu cách biệt giàu nghèo trong xã hội Việt Nam sau 44 năm biến cố 30 Tháng Tư ngày càng trầm trọng. (Hình: Getty Images)
Ba Mươi Tháng Tư, khi Việt Cộng tiến chiếm miền Nam, không ít người dân quan niệm biến cố 30 Tháng Tư là biến cố mất nước, nên nhiều người có ý nghĩ phải tranh đấu phục quốc. Cũng có người phản bác, cho rằng nước vẫn còn, chỉ có chế độ là thay đổi, như ông Nguyễn Cao Kỳ trong một câu nói chuẩn bị cho thái độ “hồi đầu” sau này, đã phát biểu: “Nước Việt Nam có mất cho Tây, cho Tàu đâu mà phục quốc?”

7953 - Trương Duy Nhất đối mặt với tương lai ‘còn hơn cả nguy hiểm’




Blogger, nhà báo Trương Duy Nhất. (Hình: Facebook Truong Duy Nhat)

Ông Trương Duy Nhất, tâm điểm của cuộc tranh cãi trên mạng xã hội và giữa mạng xã hội với chính quyền Việt Nam về nguồn cơn thực sự khiến ông bị công an bắt giam, đang phải đối mặt với một tương lai còn hơn cả nguy hiểm. Bởi sẽ chỉ dừng ở mức độ nguy hiểm nếu cựu trưởng văn phòng đại diện báo Đại Đoàn Kết ở Đà Nẵng – Trương Duy Nhất – bị Bộ Công An khép vào hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn…” và thông đồng với Vũ “Nhôm” trong vụ bán giá bèo trụ sở tờ báo này tại Đà Nẵng.

7952 - EVN và Bộ Công thương đang "đốt lò" người dân?






EVN đang khiến người dân giận dữ. Giá điện tháng Tư tăng vọt, cao gấp 2 lần tháng Ba.

EVN trong những lần nhà nước có lễ hay thậm chí quốc tang đã âm thầm tăng giá điện, và trong năm nay đã tăng 10%. Nhưng cũng như nhiều lần trước, lần tăng giá điện này được EVN giải thích là do than đá tăng. Nếu căn cứ theo Kế hoạch phát triển năng lượng mới nhất của Việt Nam, thì giá điện sẽ tăng dần đều vượt khung 100% đến năm 2030, khi mà kế hoạch tăng số lượng các nhà máy nhiệt điện than hoạt động từ 20 lên 66.

7951 - Người Việt đừng quên ý nghĩa của ngày 30/4/1975 và chiến tranh Việt Nam



Đây là bài phụ chú của dịch giả Đỗ Kim Thêm, cho bài dịch “Người Mỹ không nên quên các bài học sống động của ngày 30/4/1975 và chiến tranh Việt Nam”, của tác giả John Andrews.
Khi điểm sách mới viết về chiến tranh Việt Nam, John Andrews muốn cảnh báo cho chính giới Mỹ là cần phải quan tâm đến bài học Việt Nam để thực thi một chính sách ngoại giao cho phù hợp hợn trong thời đại mới. Thực ra, John Andrews không mang đến một nội dung mới cho độc giả, vì đã có vô số các tác giả khác đã đề cập tương tự trước đây. Vì là người ngoại cuộc, nên khi nhận định, tác giả có một số hạn chế nhất định mà người Việt cần phân biệt khác hơn và cũng không nên quên các bài học lịch sử này cho chính người trong cuộc.

7950 - Vì sao Việt Nam chưa cất cánh?




Vậy là đã 44 năm đất nước hoàn toàn nằm dưới sự cai trị của chủ nghĩa cộng sản. Cứ đến những ngày này, truyền thông nhà nước phát đi những thông điệp nhắc nhở, lên gân; nhưng năm nay sự phấn khích định kỳ hầu như mờ nhạt hẳn. Những “thành tích mừng ngày giải phóng” không còn “rực rỡ” như những năm trước. Thay vào đó là những diễn đàn của những ý kiến xây dựng để đất nước giàu mạnh “bằng trăm bằng ngàn lần ngày xưa”.

7949 - Hùng móm

Cán bộ trực trại quyền sinh sát khá lớn. Các đội ban ngày ra đồng, lò gạch, bãi sông...làm việc do quản giáo từng đội cai quản. Nhưng chiều đến các đội tù lùa về trong trại ngủ, lúc đó quyền nằm duy nhất trong tay cán bộ trực trại. Vào buổi sáng các đội đi làm, nếu ngày thường thì không sao, nhưng nếu hôm thời tiết có vấn đề, ngày nghỉ lễ gì đó. Quản giáo đội muốn vào trại lấy bao nhiêu tù của đội mình ra, phải thông qua cán bộ trực trại.

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

7948 - Quyền Giám Sát của Quốc Hội





Ông Donald F. McGahn II (phải) khi còn là cố vấn Tổng thống Trump, Tháng 10, 2018. (Hình: Getty Images)

Hôm Thứ Tư, 24 Tháng Tư, 2019, đứng bên ngoài Bạch Cung, Tổng Thống Trump tuyên bố với một nhóm phóng viên là ông sẽ chống lại việc mà ông gọi là “trò hề” subpoenas (trát đòi). Một trong những trát đòi đó ra lệnh cho một cựu cố vấn của tổng thống đến trụ sở Hạ Viện để thuyết trình và trả lời những câu chất vấn của các dân biểu.

7947 - Đường sắt cao tốc Bắc – Nam là một phần của chiến lược Vành đai – Con đường?

Các tuyến đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc- Nam của Việt Nam trong tương lai có phải là một phần của chiến lược Một vành đai- một con đường của Trung Quốc? Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên các hé lộ từ phía các quan chức của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam phần nào đã gián tiếp xác nhận rằng, cao tốc Bắc- Nam (cả đường bộ lẫn đường sắt) là một phần của chiến lược Một vành đai – Một con đường.

7946 - Nhạc vàng: Quà tặng của quá khứ


      Nhạc phẩm Con Đường Xưa Em Đi của Châu Kỳ và Hồ Đình Phương.

Sau 30 tháng Tư cả nước rơi vào tình trạng khó thể tả trong vài trang viết. Sụp đổ, tan tác, vui mừng, trốn chạy, tuyệt vọng, sợ hãi, hận thù, ngạo nghễ, nước mắt, sum họp và chia lìa….Bên cạnh những cách nói xa lạ từ Bắc tràn vào, người miền Nam được nghe những ca khúc lạ lẫm trên đài Tiếng Nói Việt Nam phát từ những chiếc loa phường hàng ngày rồi quen dần, chai dần với những khó chịu ban đầu.

7945 - Chạy giặc



Đầu tháng 3-1975, chị hai của tôi ẳm đứa con mới sinh được 2 tháng chạy giặc từ Buôn Mê Thuột về Sài Gòn. Anh hai thì đang cầm súng ở chiến trường nào đó để đánh giặc. “Giặc” là từ mà gia đình tôi hay dùng để nói về những người lính cộng sản Bắc Việt; còn với những người thuộc Mặt trận Dân tộc thì bà ngoại của tôi lại dùng từ ‘đàng mình’. Tôi cũng chẳng thắc mắc, chỉ biết trận giặc hồi năm Mậu Thân 1968, nhiều gia đình bà con bên ngoại của tôi từ Hạnh Thông Tây ‘chạy giặc’ về ở nhà của bà ngoại tôi vui lắm.

7944 - "Vành đai và Con đường": Trung Quốc muốn xuất khẩu mô hình mới lãnh đạo thế giới


Ngày thứ Bảy, 27/04/2019, diễn đàn « Con đường Tơ Lụa Mới » lần thứ 2 kết thúc. 37 quốc gia tham gia sự kiện năm nay, nhưng nhiều cường quốc phương Tây vắng mặt. Nếu như diễn đàn là cơ hội để Bắc Kinh phát triển các thế mạnh về kinh tế và công nghệ với việc ký kết nhiều thỏa thuận đầu tư trị giá hàng chục tỷ đô la, thì theo giới chuyên gia, đây còn là một cơ hội để Trung Quốc khẳng định vai trò và tham vọng « xuất khẩu mô hình quản lý thế giới » mới.

7943 - NGƯỜI ĐỨNG BÊN TRÁI BỨC HÌNH TÊN GÌ?



Khi mới tham gia FB, tôi có đố các bạn người đeo kính răm đứng bên trái của bức hình này tên gì. Vì câu đố có ẩn ý chứ không phải hỏi tên thật trong giấy tờ của ảnh nên tôi cũng trả lời luôn thay vì chờ các bạn khổ công đi tìm.
Theo bài viết “Bức ảnh lịch sử của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường” của tác giả Nguyễn Minh Tâm, một lần soạn lại sách vở, tư liệu gia đình, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, vợ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, phát hiện một bức hình, trong đó Hoàng Phủ Ngọc Tường đang đứng hô hào chống chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại một cuộc mít tinh, phía sau là một biểu ngữ “CHÚNG TÔI THÁCH ÐỐ MỌI SỰ ÐÀN ÁP CỦA THIỆU – KỲ” và bên phải là một thanh niên mặc áo trắng, đeo kính răm. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hỏi chồng người đeo kín răm là ai và được Hoàng Phủ Ngọc Tường cho biết “Ðó là một vị đại diện bên Ty Cảnh Sát cử sang để “theo dõi” cuộc mít –tinh.”

7942 - Hùm chết để da, Lê Đức Anh để lại cái gì?


heo truyền thống của chế độ cộng sản, báo chí lề phải Việt Nam đang tấu khúc hùng tráng bi ai ca ngợi công đức, phẩm chất của ông Lê Đức Anh, người từng giữ những chức vụ cao ngất ngưởng: đại tướng, chủ tịch nước, bộ trưởng quốc phòng như là lãnh tụ tướng lĩnh tài ba, liêm khiết…. Nhưng với người dân, với mạng xã hội nghi vấn về những gian trá trong cuộc đời và những tội lỗi của Lê Đức Anh với đất nước, nhân dân và quân đội lại có dịp được khơi dây sôi nổi hơn. Trong đó có không ít sự thật hiển nhiên bóc trần sự tán tụng của nền báo chí bưng bô

7941 - Từ tham đến ngu: Thu ngân sách độc đảng đụng trần năm 2019?

PHẠM CHÍ DŨNG

Nguyễn Thiện Nhân - Uỷ viên bộ chính trị kiêm bí thư thành ủy TP.HCM - là quan chức được xem là cúc cung với những ‘người Bắc có lý luận'.


Bồi thêm một phát đại bác vào bức thành loang lổ rệu mục của ngân sách Việt Nam, Hội thảo "Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2018: Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng" có một đánh giá rất quan trọng: “Quy mô thu ngân sách của Việt Nam hiện đã ở mức cao và khó có thể gia tăng thêm”.

7940 - Ngày 29/04/2004: Đài tưởng niệm Thế chiến II mở cửa tại Washington, D.C.

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Vào ngày này năm 2004, Đài tưởng niệm Thế chiến II mở cửa tại Washington, D.C., cho hàng ngàn du khách, mang đến sự ghi nhận muộn màng dành cho 16 triệu người Mỹ đã phục vụ trong cuộc chiến. Đài tưởng niệm tọa lạc trên 7,4 mẫu đất thuộc khu vực trước đây là Rainbow Pool của Công viên Quốc gia National Mall, nằm giữa Đài tưởng niệm Washington và Đài tưởng niệm Lincoln. Mái vòm của tòa nhà Quốc hội có thể được nhìn thấy ở phía đông, và Nghĩa trang Arlington nằm ngay bên kia sông Potomac về phía tây.

7939 - Ý nghĩa thực tế của ngày 30/4 là gì?



Gần ngày 30/4, “báo chí cách mạng” như báo Quân đội Nhân dân lại có những bài viết nhằm phản bác lại những quan điểm mà họ cho là trái ngược với họ. Thử dạo qua những trang thông tin điện tử của báo Công an hay thậm chí của đảng Cộng sản thì cũng không thấy báo nào có hẳn chuyên đề về “chống diễn biến hòa bình” hay “phòng, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa” như của báo Quân đội Nhân dân. Có thể nói báo Quân đội Nhân dân, cái loa của các tướng lãnh cộng sản, là tờ báo lo lắng nhất về sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chế độ, chứ không phải là bên Công an, An ninh.

7938 - Quốc tang tướng Lê Đức Anh 2 ngày : Sức khỏe tổng bí thư Trọng là tâm điểm chú ý

Trọng Thành

Ngày 27/04/2019, 5 ngày sau khi tướng Lê Đức Anh, nguyên chủ tịch Nước qua đời, chính quyền Việt Nam mới thông báo thời điểm quốc tang. Tuy nhiên, điều khiến dư luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý là việc lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm vai trò trưởng ban tang lễ, trong bối cảnh ông Trọng đã không xuất hiện trước công chúng từ nửa tháng nay. Theo thông báo của chính quyền Việt Nam, tang lễ ông Lê Đức Anh sẽ được tổ chức theo nghi thức Quốc tang ngày 03/05, tại Hà Nội. An táng cùng ngày tại Sài Gòn. Quốc tang kéo dài hai ngày.

7937 - SAO KHÔNG “BẾ” NGƯỜI BẠN ĐỒNG MINH?



                                   Hình: Một Thương Phế Binh VNCH trên đường phố Sài Gòn


Tôi nhận được bài viết có tựa đề “Thượng nghị sỹ Mỹ kể về cái hôn bất ngờ ở Việt Nam và câu chuyện khiến Tổng thống Bush rơi nước mắt” do một người bạn trẻ ở Houston, Texas chuyển lại kèm theo lời nhắn dễ mến của cô: Câu chuyện cảm động quá chú ơi! Đọc xong bài viết nói trên với cuộc phỏng vấn TNS Patrick Leahy, do tờ báo điện tử Trí Thức Trẻ ở trong nước thực hiện, nhân chuyến đi công tác tại Nam Hàn và VN của một phái đoàn TNS lưỡng đảng hôm đầu tháng Tư vừa qua, quả thật tôi cũng vô cùng “xúc động”, nhưng rất tiếc là nó hoàn toàn khác biệt với nỗi xúc động của cô cháu gái, khi nói về hành động biết ơn của một người đàn ông tàn tật, què quặt, lê lết hơn nửa đời người, giờ mới nhận được “chiếc xe lăn”, hỏi sao mà ông ta không ôm chầm vị ân nhân để “hôn”!

7936 - Câu đối viếng “quốc tang” Lê Đức Anh





Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Ảnh trên mạng

Câu đối 1: Nhà ông Lê Đức Anh có treo một chữ TÂM to tướng. Chiến công lừng lẫy của chủ nhân, chữ TÂM ấy là góp công thiết kế cuộc đầu hàng Thành Đô và ra lệnh cấm nổ súng để thảm sát các chiến sĩ ta ở đảo Gạc-Ma. Thử hỏi ngày thảm sát Gạc-Ma 14/3/1988 ấy và ngày Lê Đức Anh chết, ngày nào mới đáng ghi là ngày Quốc tang? Cuộc đời gọi là Cách mạng của Lê Đức Anh còn lưu nhiều nghi vấn khác nữa.
Vậy có Câu đối rằng:
CHỮ TÂM kia rỉ máu đồng bào, đáng ghi một Quốc tang vào Lịch sử ?
CHIẾN CÔNG ấy buốt xương chiến sĩ, vẫn còn bao Nghi vấn để Nghìn thu!
Câu đối 2:
* “Thảm sát Gạc-Ma”, cấm nổ súng: ô danh cho một kiếp!
* “Thành Đô mãi quốc”, cuộc đầu hàng: đắc tội đến nghìn thu!
Câu đối 3:
* Trắng đen tráo trở, ôi là… “tướng”!
* Công tội xoay tròn, thực những… “quân”!
Câu đối nôm na (tưởng như văn xuôi) của Lý Toét:
* Mấy chục năm  kiếp sống một ANH cai đồn điền, giả danh đạo ĐỨC!
* Xin một lễ CHIÊU hồn cho truyền THỐNG vua ái quốc, đích thực nhà !

7935 - Người Việt sẽ sớm trả giá nếu Chính phủ chỉ lo tăng trưởng



Giao thông: một trong các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Internet.

Tăng trưởng GDP dự kiến năm 2019 là 6,8 %, Việt Nam hiện đang đấu tranh để giảm thiểu một trong những nhược điểm lớn của sự phát triển nhanh chóng: ô nhiễm môi trường. Cùng với Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh là một trong những thành phố ô nhiễm nhất ở Đông Nam Á, theo Báo cáo Chất lượng Không khí Thế giới mới nhất của AirVisual. Mặc dù không có câu trả lời dễ dàng, làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm theo hướng tăng trưởng này là một trong những chủ đề được thảo luận tại một diễn đàn về môi trường được tổ chức vào thứ Tư tại Tp. HCM.

7934 - Nỗ lực cải tổ quân đội của Tập Cận Bình để thay thế Mỹ tại Châu Á

BBC 

Tập Cận Bình muốn chấm dứt kỷ nguyên thống trị Châu Á của MỹBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionTập Cận Bình muốn chấm dứt kỷ nguyên thống trị Châu Á của Mỹ

"Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cải tổ lại Quân đội Nhân dân Trung Hoa thành một lực lượng nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với quân đội Hoa Kỳ - thậm chí vượt mặt ở một số lĩnh vực. Chiến thắng của Hoa Kỳ trước Trung Quốc trong một cuộc chiến khu vực không còn được đảm bảo." Đó là nhận định theo bài phân tích mới nhất David Lague và Benjamin Kang Lim của Reuters, đánh giá lại những nỗ lực của Tập Cận Bình trong việc thâu tóm và phát triển Quân đội Nhân dân Trung Hoa để tìm cách thay thế Mỹ thành gã khổng lồ về quân sự tại Châu Á.