Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

2303 - Ông Tô Lâm làm bình phong để bắt Trịnh Xuân Thanh ở Slovakia?

VOA 

VIỆT NAM


Slovakia đang làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng Tám năm ngoái để làm bình phong bắt giữ Trịnh Xuân Thanh, Thông tấn xã Cộng hòa Slovakia TASR dẫn nguồn tin chính thức từ Bộ Nội vụ nước này cho biết.

Nếu việc này được xác nhận thì nó sẽ khiến phía Slovakia bất bình và ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ song phương đang phát triển tốt đẹp giữa nước này với Việt Nam, cũng theo Bộ Nội vụ nước này.

2302 * Đồng Bằng Sông Cửu Long và những bước phát triển tự hủy hoại 1975 – 2018


Gửi Nhóm Bạn Cửu Long. Để tưởng nhớ Mai Chửng, điêu khắc gia tượng đài Bông Lúa 1970  
Primum Non Nocere / Trước hết không gây hại.


Hình 1: tới Cửa Trần Đề mút cuối con Sông Hậu, từ trái: Ngô Thế Vinh trên bãi biển Trần Đề; giữa & phải: ĐBSCL với bờ biển ngày đêm bị sạt lở và sói mòn. Photo by Phạm Phan Long & Ngô Thế Vinh

TỚI CỬA TRẦN ĐỀ MÚT CUỐI SÔNG HẬU
Từ con Kênh Vĩnh Tế biên giới Việt Miên tới Cửa Trần Đề, có thể nói chúng tôi đã đi gần suốt chiều dài con Sông Hậu.
Nguy cơ rối loạn dòng chảy hạ lưu là có thật và có thể nhìn tử thượng nguồn. Nhìn về Phương Bắc, từ hơn hai thập niên qua, người viết không ngừng báo động về những mối nguy cơ tích luỹ không thể đảo ngược từ phía thượng nguồn do nạn phá trắng những khu rừng mưa nhiệt đới (rainforest), rồi những khu rừng lũ (flooded forest) quanh Biển Hồ, tới kế hoạch phá đá phá các ghềnh thác (Mekong rapids blasting project) khai thông mở rộng dòng sông Mekong để cho tàu bè của Trung Quốc vận chuyển hàng hoá tràn xuống các quốc gia hạ lưu, cùng với ảnh hưởng lâu dài là những con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam, tiếp đến là chuỗi 12 dự án đập dòng chính hạ lưu ở Lào và Cam Bốt với hậu quả gây rối loạn dòng chảy, mất nguồn cát nguồn phù sa nơi các hồ chứa, với thời gian có thể đưa tới một tiến trình đảo ngược, một Đồng Bằng Sông Cửu Long / ĐBSCL còn non trẻ có thể từ từ tan rã.

2301 - Vụ Eximbank, dấu hiệu ghê gớm về cơn khủng hoảng ngân hàng tại Việt Nam

Phạm Chí Dũng

 
Hà Văn Thắm, chủ tịch Ocean Bank, trong ngày ra tòa hồi cuối Tháng Tám, 2017. (Hình: Getty Images)

“Hốt cú chót” và “Đã làm thì làm cho đáng”

Có những nghịch lý không thể giải thích nổi ở Việt Nam. Năm năm trước khi xảy ra hàng loạt vụ chiếm đoạt tiền gửi khách hàng, Eximbank đã từng “vinh dự nhận giải thưởng ‘Ngân hàng được quản trị tốt nhất Việt Nam năm 2013.’” Thậm chí Eximbank còn được một số tổ chức tư vấn và kiểm định tài chính quốc tế đánh giá khá cao và luôn được “lên hạng.”

Thế còn bây giờ thì sao?

Những năm trước, cũng đã có một số vụ việc chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng ở một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng. Nhưng quy mô chiếm đoạt đã vọt lên tới từ 50 tỷ đồng đến vài trăm tỷ đồng trong thời gian gần đây, cho thấy tâm lý kẻ phạm tội là nhân viên và quan chức ngân hàng đã gần giống với tâm lý của giới trộm cướp “đã làm thì làm cho đáng, đằng nào cũng một lần đi tù.”

2300 - Thị trấn kỳ lạ chỉ có một người sống ở Mỹ



Will Francome

Giữa thinh không


Cách năm dặm từ đường biên giáp với tiểu bang Nam Dakota, nằm về phía bắc xa xôi của bang Nebraska, Hoa Kỳ, con đường đất dài, bụi bặm cắt ngang qua đồng cỏ và đồng lúa mì vàng ươm chạy về thị trấn Monowi. Ở nơi đây, bạn chỉ cần trèo lên một cuộn cỏ khô là đã có thể nhìn thấy toàn cảnh.
Trong nhà thờ bỏ hoang, nơi những hàng ghế trống giờ đây để lốp máy kéo, đối diện là khung nhà han rỉ của một kho thóc cũ. Cỏ dại và cỏ lông mềm xoay vòng quanh di tích cũ kỹ của những ngôi nhà tự sụp dần.
Bên trong ngôi nhà máu trắng hơi thấp, sơn đang tróc từng mảng, bà Elsie Eiler 84 tuổi đang lật thịt heo rán và khui bia cho hai người khách bên dưới tấm biển hiệu: "Chào mừng đến với Quán rượu Monowi nổi tiếng thế giới. Bia lạnh nhất thị trấn!"

2299 - Nam Việt Nam cũng có phong trào chống chiến tranh

Biên dịch: Trần Hoàng Nhị

 

Năm 1967 là một năm bước ngoặt trong phong trào chống chiến tranh ở Hoa Kỳ, từ những phát biểu mạnh mẽ như bài diễn văn của Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. tại nhà thờ Riverside vào Tháng Tư, đến cuộc tuần hành đến Lầu Năm Góc vào tháng Mười. Cũng đáng chú ý như vậy, nhưng ít được biết đến hơn, là phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên miền Nam Việt Nam.

Thanh niên Việt Nam, cho dù theo xu hướng chính trị nào, cũng đã đóng vai trò tích cực và quan trọng trong nền chính trị của Nam Việt Nam, nhiều khi như một lực lượng đối lập chính thức, có khả năng định hình các sự kiện trên sân khấu quốc gia. Và cũng như ở Hoa Kỳ, 1967 là một năm trọng đại của phong trào này.

2298 - Phải “phi đảng phái” Quân Đội


Ảnh: AFP 2018/Hoang Dinh Nam

Nỗi lo sợ thường xuyên của đảng, chính là âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội được gán cho “các thế lực thù địch”, một thứ âm mưu tưởng tượng của Ban tuyên giáo trung ương, ám chỉ các cuộc vận động dân chủ trong và ngoài nước. Vì thế báo Quân Đội Nhân Dân có hẳn một chuyên mục Chống Diễn Biến Hòa Bình để các cây bút tuyên giáo trổ tài biện luận, bài bác hầu bảo vệ quan điểm của đảng.
Mới đây bài phân tích “Nhận diện những phương thức mới trong thực hiện âm mưu ‘phi chính trị hóa’ quân đội” của tác giả Nguyễn Vĩnh Thắng là một trong những bài báo vô bổ như vậy. Vì khi đọc qua những gì tác giả trình bày, cái gọi là “phương thức mới” ấy cũng chỉ là những lời cáo buộc cũ rích đã từng được lặp đi lặp lại nhiều lần trên các trang báo đảng đang thiếu người đọc. Một lần nữa bài báo cho thấy quyết tâm bám chặt vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản đối với quân đội, trong tình thế tổ chức này không còn là một tổ chức thuần nhất về tư tưởng như đảng mong muốn.

2297 - Formosa không bị thanh tra môi trường năm 2018: Bộ TNMT có ‘ăn bẩn’?


Cali Today

Lại vừa hiện thêm một dấu hiệu rất đáng nghi ngờ về việc Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã ‘đi đêm’ và ‘ăn bẩn’ với thủ phạm gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường ở 4 tỉnh miền Trung- Formosa. Ngày 27/4, báo chí nhà nước đã đăng tải một danh sách hơn 200 doanh nghiệp sẽ bị Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra trong năm 2018, nhưng cái tên Công ty gang thép Formosa đã hoàn toàn trốn biệt trong danh sách này.
Cũng vào những ngày này, nước biển ở một số khu vực các tỉnh miền Trung và cả ở Đà Nẵng đã chuyển thành màu xanh thẫm đầy đe dọa. Lần chuyển màu này là sự tiếp nối của rất nhiều lần nước biển bị ô nhiễm trầm trọng kể từ đầu năm 2016 mà đã khiến tôm cá nổi xác đầy mặt biển, kể cả gây ra cái chết của một người thợ lặn muốn phát hiện ra nguồn cơn làm cá chết.

2296 - 30/04/1948: Tổ chức các quốc gia châu Mỹ ra đời

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan
Biên tập: Lê Hồng Hiệp



Vào ngày này năm 1948, Hoa Kỳ và 20 quốc gia Mỹ Latinh đã ký điều lệ thành lập Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (Organization of American States – OAS). Tổ chức mới này được thiết kế để thúc đẩy quan hệ chính trị giữa các quốc gia thành viên và, ít nhất là đối với Hoa Kỳ, phục vụ như một thành lũy ngăn chặn sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản ở Tây bán cầu.
OAS được thành lập chỉ một năm sau khi Hiệp ước Rio được ký kết. Hiệp ước Rio thiết lập một liên minh quân sự phòng thủ chung giữa Hoa Kỳ và các quốc gia Mỹ Latinh. Tuy nhiên, các nước cộng hòa Mỹ Latinh muốn thứ gì đó quan trọng hơn là chỉ một liên minh quân sự. Để đáp ứng nhu cầu của Mỹ Latinh về một hội nghị thượng đỉnh nhằm thảo luận về các mối quan hệ kinh tế và chính trị với Hoa Kỳ, phái đoàn Hoa Kỳ đã bay tới dự một Hội nghị liên Mỹ tại Bogota, Colombia vào tháng 4 năm 1948.

2295 - Vấn đề của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Phần 1)

Tạ Dzu


“Bốn chữ tự nhiên kinh tế mâu thuẫn lẫn nhau, vì kinh tế bao giờ cũng bao hàm một thủ đoạn nhân vi, trái ngược với hai chữ tự nhiên” – (Lý Đông A, Nền Triết Học Chính Thống)
Năm 2013, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), ông Nguyễn Phú Trọng, trong lần tham dự bàn về dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã phát biểu rằng “…Đổi mới chỉ là giai đoạn, còn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.

2294 - Trung Quốc lo ngại bị gạt ra ngoài đàm phán hạt nhân Bắc Triều Tiên

Thanh Hà

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (Phải) tiếp ông Tống Đào phụ trách đối ngoại đảng Cộng Sản Trung Quốc tại Bình Nhưỡng ngày 17/04/2018. Ảnh : KCNA/ Reuters

Quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng càng nồng ấm, thượng đỉnh Donald Trump- Kim Jong Un càng cận kề, Trung Quốc càng tăng tốc các hoạt động ngoại giao để giữ vai trò trung tâm trên hồ sơ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Giới quan sát tại Bắc Kinh lo ngại trước khả năngTrung Quốc "bị loại" khỏi tiến trình hòa đàm trên bán đảo Triều Tiên.

Trong suốt thời gian từ 2003 đến 2009 Bắc Kinh đóng vai trò trọng yếu trong các vòng hòa đàm sáu bên về hạt nhân Bắc Triều Tiên, Trung Quốc không ngừng kêu gọi Hoa Kỳ đối thoại trực tiếp với chế độ Bình Nhưỡng. Nhưng khi tổng thống Donald Trump thông báo sẽ họp thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un trong những tuần lễ sắp tới, và khi mà hai nguyên thủ Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên ra tuyên bố chung cam kết "sẽ kết thúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên", dường như bài toán của Bắc Kinh trở nên phức tạp hơn. Dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy là Trung Quốc đang tăng tốc các hoạt động ngoại giao để duy trì ảnh hưởng với Bình Nhưỡng.

2293 - Nghi ngờ Trịnh Xuân Thanh 'bị đưa sang Slovakia'



Hôm 24/4, phiên tòa xử nghi phạm vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bắt đầu tại Berlin
Hôm 24/4, phiên tòa xử nghi phạm vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bắt đầu tại Berlin-Getty Image
Bộ Nội vụ Slovakia tuyên bố rằng họ quan ngại về việc chuyến thăm của Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm hồi năm ngoái có thể đã bị 'lợi dụng' cho những mục đích vượt ra ngoài phạm vi hợp tác và hữu nghị song phương, truyền thông nước này hôm 29/4 nói.
TASR, hãng thông tấn của Slovakia, dẫn nguồn từ Vụ Báo chí thuộc Bộ Nội vụ nói rằng Bộ đang phải phản hồi các thông tin từ truyền thông Đức, theo đó nói chuyến công du của ông Tô Lâm có thể có liên hệ tới hoạt động của cơ quan an ninh Việt Nam tại Đức. Truyền thông Đức trong những ngày gần đây nói rằng Slovakia 'có thể đã có dính líu' vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh hồi 7/2017 tại Berlin.

2292 - Thấy gì từ ‘ai nhụt chí thì dẹp sang bên…’?

Phạm Chí Dũng

Tương quan thời gian giữa phát ngôn và hành động

Lần đầu tiên trong những phát ngôn của mình được cho công khai trên báo chí, Nguyễn Phú Trọng dùng từ “dẹp” - một động từ mạnh mẽ và mang khẩu khí dân dã Nam Bộ.

Động từ “dẹp” nằm trong câu nói “Chống tham nhũng, ai nhụt chí thì dẹp sang bên để người khác làm”. Câu nói này lại hiện ra trong ngữ cảnh ông Trọng chủ trì một cuộc họp để “nghe báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra của 5 đoàn kiểm tra của Ban Bí thư, kiểm tra 10 tỉnh và 5 cơ quan Trung ương về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào ngày 10/4/2018.

2291 - Tại sao Triều Tiên đổi múi giờ?

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà
Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

time-zone


Đây có vẻ là điều thích hợp cho một quốc gia vẫn luôn tôn kính lịch sử của mình và đang mắc kẹt trong quá khứ: kể từ ngày hôm nay (15 tháng 8/2015), mọi người dân Triều Tiên sẽ đi ngược thời gian khi chỉnh đồng hồ sớm hơn nửa giờ. Vương quốc bí ẩn này đã có hệ thống lịch riêng với số năm tính từ 1912, năm sinh của người sáng lập và là “chủ tịch vĩnh cửu” Kim Il Sung [Kim Nhật Thành]. Sự thay đổi trong tuần này cũng đồng nghĩa với việc đất nước này sẽ có một múi giờ riêng, giờ Bình Nhưỡng. Vậy tại sao Triều Tiên lại đổi múi giờ?
Chuyện “du hành thời gian” như vậy là ví dụ mới nhất cho truyền thống lịch sử lâu đời của giới cai trị muốn thể hiện quyền lực chính trị của mình bằng cách điều chỉnh đồng hồ và lịch. Làm như vậy là đảo lộn 180 độ một khía cạnh cơ bản của cuộc sống hàng ngày. Điều gì có thể minh họa sức mạnh của một nhà lãnh đạo tốt hơn việc tự mình kiểm soát thời gian cơ chứ?

2290 - Kết nạp Trung Quốc vào WTO có phải là sai lầm?

Văn Cường (gt)
Foreign Affairs.


Mỹ đã và đang có sự bất mãn ngày càng gia tăng đối với việc Bắc Kinh không tuân theo các chuẩn mực kinh tế tự do. Việc để cho Trung Quốc gia nhập WTO có phải là một sai lầm chiến lược hay không? Nếu đó là một sai lầm, có lựa chọn thay thế nào tốt hơn?
Tại sao không có lựa chọn thay thế nào tốt hơn?
Như gói thuế quan thương mại trị giá 60 tỷ USD mỗi năm đối với Trung Quốc mà Tổng thống Donald Trump đưa ra gần đây đã làm sáng tỏ, ở Mỹ đã và đang có sự bất mãn ngày càng gia tăng đối với việc Bắc Kinh không tuân theo các chuẩn mực kinh tế tự do. Cảm giác bất an trước chủ nghĩa bảo hộ của Trung Quốc và tác động tiêu cực của nó đối với các nền kinh tế phát triển không chỉ xuất phát từ Nhà Trắng, mà còn từ các cử tri cũng như từ giới ngoại giao, thương mại và học giả. Điệp khúc giận dữ thậm chí đã làm dấy lên những mối nghi ngờ về việc phương Tây thời điểm đó có nên kết nạp Trung Quốc vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hay không, khi mà hệ thống dựa trên các quy tắc của tổ chức này dường như đã để cho Bắc Kinh phát triển thịnh vượng ngay cả khi họ có hành vi đáng ngờ. Việc để cho Trung Quốc gia nhập WTO có phải là một sai lầm chiến lược hay không?

2289 - Liệu đây có phải là lần 30/4 cuối cùng Trần Đại Quang giữ chức Chủ Tịch Nước hay không?

Tác giả: Quê Hương


Mấy ngày qua, dư luận trong nước xôn xao về chuyện chủ tịch nước Trần Đại Quang biến mất trên chính trường, mà dư luận cho là ông đi chữa bệnh ở Nhật Bản và không có mặt để tiếp đón nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi thăm Việt Nam, cho dù cả 3 trụ cột còn lại trong triều chính Việt Nam là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đều có các cuộc tiếp đón nhà lãnh đạo này.

Thực ra, việc ông Trần Đại Quang phải tiếp tục điều trị bệnh là điều đã được dự đoán từ trước bởi từ sau lần đi chữa bệnh ở Nhật Bản vào tháng 7 năm 2017, ông xuống sắc một cách thê thảm. Trông sắc mặt mệt mỏi, tác phong chậm chạp của ông Quang mọi người đều hiểu rằng việc ông trở lại giường bệnh chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi. Nắm bắt trước được điều này, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc đã ra đòn quyết định để ông Quang không thể yên bình trở về như hồi tháng 8 năm ngoái và ngồi tiếp trên ghế Chủ tịch nước cho tới hết nhiệm kỳ.

2288 - Nền kinh tế không có gương mặt người

Uber kết thúc những chuỗi dài tranh cãi tại Việt Nam với giới quản lý, với taxi truyền thống bằng cách rút hẳn khỏi thị trường Đông Nam Á, nhường chân cho Grab để đổi lấy phần hùn trong công ty này. Nay có lẽ chẳng ai quan tâm xác định Uber là doanh nghiệp vận tải hay công ty công nghệ có phần mềm kết nối lái xe và người tiêu dùng. Và nay xuất hiện các nỗi lo như thương vụ mua bán này tạo cơ hội để Grab thao túng một thị trường gần như độc quyền...
Thật ra, Uber ra đi, đã để lại một bài học lớn cho cả khu vực: đó là nền kinh tế kỹ thuật số với những mô hình kinh doanh ưu việt lại là nền kinh tế không có gương mặt người. Điều này không những đúng cho Uber mà còn ứng với nhiều loại hình kinh doanh kỹ thuật số khác.

2287 - 43 năm “ăn mày dĩ vãng”

Tân Phong



Một trong những tác phẩm văn học về đề tài chiến tranh Việt Nam nổi tiếng nhất viết sau 1975 của tác giả Chu Lai, một cựu sỹ quan của phía “bên thắng cuộc”, có cái tên rất lạ: Ăn mày dĩ vãng. Nội dung câu chuyện xoay quanh nhân vật Hai Hùng, một biệt động quân Cộng sản, đi tìm lại ký ức, tìm lại người yêu, những người đồng đội cũ. Anh ta không còn gì sau cuộc chiến, ngoài “mảnh quá khứ đập phập phồng trong lồng ngực”.
Những người lính như anh, hướng về dĩ vãng, cầu mong cho dĩ vãng ấy “trong lành, chân thật” như một thứ cứu cánh cho hiện thực cay đắng, bẽ bàng. Những “người hùng” năm xưa, trở thành kẻ nát rượu, ngây dại hoặc tàn phế như Hai Hùng, lạc lõng giữa dòng đời, họ “ăn mày dĩ vãng” để tiếp tục “sống không bằng chết”.

2286 - Chuyện kể tháng Tư

Tuấn Khanh

Người Sài Gòn di tản hôm 29/4/1975.

Người Sài Gòn di tản hôm 29/4/1975. AFP
Năm 1992, khi những hình ảnh của Việt Nam thiên sử truyền hình (Vietnam: A Television History) đột nhiên được cho phép phát trên truyền hình nhà nước, những ngày đón coi bộ phim tài liệu đó đã trở thành những cơn sốc lặng lẽ cho tuổi thiếu niên tôi, ngày tháng ấy.
Là một đứa trẻ vào lớp một sau năm 1975, trang vở đầu tiên đã ướt đẫm nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đó lần đầu tôi được nhìn thấy cuộc chiến tranh trên quê hương mình từ phía sau các tấm bảng tuyên truyền. Cảm giác thật lạ lùng. Khi màn hình đã tắt, mọi người đã ngủ say, tôi vẫn nằm nhìn lên trần nhà trong đêm tối, trằn trọc vẩn vơ nghĩ thật nhiều điều. Cuộc chiến đầy những mảng màu rực rỡ trên sách giáo khoa, rồi trên loa phóng thanh ở các ngã tư mỗi sáng sớm, bỗng chợt hiện ra trong tôi lõi trắng đen trần trụi, và để lại quá nhiều suy nghĩ.

2285 - Khi những người cộng sản VN vẫn ảo giác cuồng Nga

Phương Thơ

Trong hồ sơ phân tích kinh tế và chính trị khi nói về ông Tổng thống Putin sáp nhập Crimea (Ucraina) của Liên Xô trước đây vào lại Liên bang Nga vào năm 2014, thì giới chức nhà nước cộng sản VN cùng báo chí quốc doanh cuồng Nga thì họ ca ngợi Liên bang Nga và đả kích chỉ trích Tây phương và Mỹ khi dùng biện pháp cấm vận Nga, và họ cũng đồng thời đả kích Ucraina vô ơn bội nghĩa phản bội nước Nga để đi  theo tư bản Tây phương để nhận viện trợ kinh tế,…

Đó là sự cuồng dại mà còn rồ dại ngu dốt của quan chức CSVN, dù rằng những người cộng sản này được cho qua du học thời Liên Xô và cũng được Ucraina nuôi dạy, nhưng hình như họ qua Liên Xô hay các nước Đông Âu cử tuyển học thời chiến tranh thì có lẽ họ được cộng sản Liên Xô dạy cho cái dối trá tuyên truyền chứ không dạy cho cái thật.

2284 - Vòng quanh thế giới ngày 30/4/2018

Tư Thẳng tổng hợp

1. Tin Trung Cộng – TC lo ngại bị gạt ra ngoài đàm phán hạt nhân Bắc Triều Tiên

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (Phải) tiếp ông Tống Đào phụ trách đối ngoại đảng Cộng Sản Trung Quốc tại Bình Nhưỡng ngày 17/04/2018. Ảnh : KCNA/ Reuters

Quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng càng nồng ấm, thượng đỉnh Donald Trump- Kim Jong Un càng cận kề, Trung Cộng càng gia tăng tốc độ các hoạt động ngoại giao để giữ vai trò trung tâm trên hồ sơ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Giới quan sát tại Bắc Kinh lo ngại trước khả năngTrung Quốc "bị loại" khỏi tiến trình hòa đàm trên bán đảo Triều Tiên. Lo ngại đầu tiên của Bắc Kinh liên quan đến mối quan hệ trong tương lai giữa Seoul và Bình Nhưỡng. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trong ấn bản ngày 29/04/2018 trích dẫn một nguồn tin ngoại giao từ Seoul nêu lên khả năng Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đang có kế hoạch từng bước "pha loãng" ảnh hưởng của Trung Quốc.

2283 - Bóng đá Nga: Lịch sử đậm màu chính trị dưới thời Xô Viết

Anh Vũ


Sân vận động Samara, trong quá trình xây dựng năm 2017, sẽ phục vụ Cup Bóng đá Thế giới 2018 tại Nga.REUTERS/Stringer/File Photo

Chỉ còn một tháng rưỡi nữa, ngày 14 tháng 6, ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, Cúp Bóng đá Thế giới 2018 sẽ chính thức khai cuộc tại Nga, một đất nước có nền bóng đá rất đặc biệt. Nếu tính từ sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, bóng đá Nga còn rất non trẻ, nhưng môn bóng đá đã du nhập vào nước Nga được gần 150 năm. Lịch sử của bóng đá Nga đã bị cuốn vào những thăng trầm của biến động chính trị thời Xô Viết.

Thông tín viên của RFI tại Tbilisi, Régis Genté là tác giả cuốn sách về lịch sử của bóng đá Nga mang tiêu đề « Futbol, trái bóng tròn từ Staline đến Putin ». Sách được phát hành vào cuối tháng 5. Chương trình thể thao hôm nay xin giới thiệu cuộc trao đổi về một góc lịch sử của bóng đá Nga của Régis Genté với các đồng nghiệp ban Pháp ngữ, chương trình « Chào Châu Âu - Bonjour Europe ».

2882 - Chiến tranh Việt Minh – Pháp?

Trần Gia Phụng


Sau khi sách Chiến tranh 1946-1954, từ chiến tranh Việt Minh-Pháp đến chiến tranh ý thức hệ Quốc-Cộng được nhà xuất bản Tự Lực phát hành tại California vào tháng 3-2018 và quảng cáo trên internet, có độc giả ở xa e-mail hỏi người viết tại sao lại gọi chiến tranh 1946-1954 là chiến tranh Việt Minh-Pháp?
Lý do câu hỏi nầy có thể vì trước đây, người ta thường quen gọi chiến tranh 1946-1954 là “Chiến tranh Việt-Pháp”, hay là “Cuộc kháng chiến chống Pháp”. Nếu gọi như thế, có nghĩa là xem cuộc chiến nầy xảy ra giữa toàn dân Việt với người Pháp. Trong thực tế, chiến tranh xảy ra tối 19-12-1946 không phải giữa toàn dân Việt với người Pháp, mà là giữa mặt trận Việt Minh và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) với người Pháp. Việt Minh và đảng CSĐD chỉ là một thành phần nhỏ trong toàn dân Việt mà thôi, nên không thể gọi là chiến tranh Việt-Pháp. Lý do chiến tranh chứng thực điều nầy.

2881 - Xứ "Thiên đường" và "cuộc giải phóng"


Người lính Bắc Việt trên một chiếc xe tăng tiến vào khu vực dinh Độc Lập, Sài Gòn hôm 30/4/1975
Người lính Bắc Việt trên một chiếc xe tăng tiến vào khu vực dinh Độc Lập, Sài Gòn hôm 30/4/1975 AFP

Ngày 27/4/2018, hai nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) đã bắt tay nhau, hứa hẹn một hiệp ước chấm dứt chiến tranh trong năm nay. Hai kẻ thù địch đã từng không ngại ngần dành cho nhau những ngôn từ thù địch, gọi nhau bằng những hỗn danh không mấy đẹp đẽ và thể hiện cho thiên hạ biết họ có thể nhai tươi xé xác nhau nếu có thể.
Họ cũng đã từng nã súng vào nhau và đe dọa biến một nửa đất nước thành tro bụi, chi biết bao nhiêu sức dân, tiền của để diễu võ dương oai đe dọa lẫn nhau dù người dân Bắc Hàn đang chết đói.

2880 - Chia sẻ hay tước đoạt?

Có vẻ như những tiếng nói từ trong sâu thẳm tâm can, những than thở nhọc nhằn, mỏi mệt của người dân, những chia sẻ chất chứa tâm tư, nguyện vọng của nhân dân... dẫu có cố gắng đến mức nào, thì kết quả cũng chẳng đáng là bao. Nay đòi tăng thuế này, mai lại đẻ thêm loại thuế khác. Gánh nặng thuế phí đang bóp chết ước mơ và hi vọng của nhân dân, đè nén, cầm tù tương lai của cả đất nước này.
Ở xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, người dân nuôi vịt, muốn được chăn thả, tận dụng những hạt thóc rơi thóc vãi, tận dụng ruộng đồng còn đang để trống sau mỗi vụ lúa đã thu hoạch xong, thì phải nộp phí cho chính quyền địa phương. Chính quyền, thay vì khuyến khích, tạo điều kiện tối đa để người dân tăng gia sản xuất, chăn nuôi, lại đoạt lấy chén cơm của họ. Dẫu là chén cơm nhặt nhạnh từ những bước chân mỏi mệt lang thang trên khắp ruộng đồng, là chén cơm được nấu từ những giọt mồ hôi mặn đắng thì họ vẫn điềm nhiên tước đoạt.

2879 - Chính phủ Việt Nam đang nợ nước ngoài bao nhiêu tiền?


Theo nội dung thể hiện trong Quyết định số 437/QĐ-TTg được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 21-4-2018, thì trong năm nay, Chính phủ Việt Nam phải trả nợ gốc do Chính phủ vay từ nước ngoài là tương đương với 146.770 tỷ đồng Việt Nam; trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 256.769 tỷ đồng.

So với năm 2017, thì các con số nợ đều tăng. Năm 2017, nợ gốc phải trả cho nước ngoài của Chính phủ Việt Nam là 144.000 tỷ đồng; Trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 242.900 tỷ đồng.

Có hai chỉ tiêu được yêu cầu phải giảm so với năm trước: Hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả là tối đa là 5.000 triệu USD (năm 2017 là 5.500 triệu USD); Hạn mức vay của chính quyền địa phương tối đa là 21.514 tỷ đồng (năm 2017 là 23.857 tỷ đồng).

2878 - Những ngày cuối cùng của VNCH

Nam Nguyên RFA

Ảnh minh họa ngày 30 tháng tư năm 1975

Vỡ trận

Bốn mươi năm trước, vào ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 2 thập niên đã kết thúc. Cuộc chiến quốc-cộng đã làm 2 triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc bỏ mạng cùng sự hy sinh của hơn 58 ngàn người thuộc lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh. Nam Việt Nam lúc đó đã kết thúc sứ mệnh “tiền đồn của thế giới tự do” một cách nhanh chóng và cay đắng. Những ngày cuối cùng của VNCH đã diễn ra như thế nào?
Tháng 3/1975 trước thực tế tiềm lực quân sự suy yếu, đạn dược chỉ còn đủ dùng trong 30 ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định tái phối trí lực lượng. Tuy vậy quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên Trung phần tức Quân khu II và cách thức mà các tư lệnh chiến trường thực hiện nó là một sai lầm lịch sử. Sự hỗn loạn dẫn tới việc mất luôn cả khu vực Quân khu I ở phía Bắc Việt Nam Cộng Hòa, Huế rồi Đà Nẵng thất thủ và sự sụp đổ dây chuyền kéo dài tới quê hương của Tổng thống Thiệu là Phan Rang.

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

2877 - Chính quyền xã ở Bình Định bắt dân đóng phí ‘vịt ăn mót trên đồng’

Người Việt



BÌNH ĐỊNH, Việt Nam (NV) – Nhiều năm qua, người chăn nuôi ở xã Ân Phong, huyện Hoài Ân phải nộp tiền nếu muốn thả vịt ăn mót lúa sau khi gặt trên chính cánh đồng của họ.
Theo báo Người Lao Động, ông Lưu Đáy (ngụ thôn An Hậu) là một trong những người chăn nuôi lớn ở xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, với đàn vịt khoảng 1,000 con. Sau khi người dân gặt lúa xong, ông Đáy thường lùa đàn vịt xuống cánh đồng để ăn những hạt lúa còn sót lại. Đồng của người dân, thế nhưng từ nhiều năm qua, ông Đáy muốn lùa vịt xuống đồng ăn mót lúa cũng phải nộp phí 1 triệu đồng (khoảng $44)/năm cho Ủy Ban Nhân Dân xã Ân Phong.

2876 - Cố sát và ngộ sát


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm gian hàng Cỏ May tại Hội chợ ở Singapore. Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh

Sáng nay, đọc ở Tuổi Trẻ tin Hiệp hội hồ tiêu lên tiếng vụ trộn “hỗn hợp pin” vào tiêu nhằm trấn an người tiêu dùng mà thấy đau lòng chi xiết.
CÀ PHÊ VÀ HỒ TIÊU
Một mũi tên trúng hai con chim: cà phê và hồ tiêu, đều là những ngành xuất khẩu (có số lượng) nhất nhì thế giới của Việt Nam. Nhiều khi chỉ vì thích gây chú ý, thích lan truyền tin giật gân mà mười ngày trước, cả xã hội FB cùng xúm nhau lên án “cà phê pin”. Công An Đắc Nông thấy chuyện phá án vụ này thật là ly kỳ? Có chăng tâm trạng bực dọc, uất ức của đám đông, bỗng kiếm được vụ dùng lõi pin nhuộm (?!?) cà phê này quá hợp thời nên cứ thế mà trút?

2875 - Việt Nam: Nhịn và giới hạn chịu đựng

Nguyễn Hà Hùng


hà nội
Phố phường Hà Nội - HOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Di chuyển tại Hà Nội và nhiều thành phố lớn trên đất nước xinh đẹp này, nhiều người nhịn thở vì mùi hôi thối. Nhịn là một phản xạ tự nhiên, khi sợ, khi không thể làm khác.
Sống nhịn là một phương châm cản trở sự phát triển xã hội Việt Nam. Thật nguy hiểm khi cả cộng đồng mặc kệ rác rưởi ung dung phát tán mầm bệnh đến giống nòi và kiên trì tô điểm bộ mặt dân tộc. "Một điều nhịn, chín điều lành" là một triết lý khiếm khuyết. Rất dễ nhận thấy điều đó, khi xét đến yếu tố nghĩa vụ công dân, hay chỉ số hữu ích cho cộng đồng. Càng áp dụng nó rộng rãi, càng nhiều người thực hành, càng tồn tại lâu, càng bộc lộ hư hỏng.

2874 - Lật lại ‘hồ sơ’ hơn 200 người chết trong vụ lật xe lửa ở Bàu Cá năm 1982

Ngọc Lan/Người Việt



Đường ray xe lửa mà chị Trần Thị Cẩm nhìn thấy khi đi tìm nghĩa trang Đ.S vào ngày 17 Tháng Ba, 2014, cũng là hình ảnh chị từng thấy trong giấc mơ mấy mươi năm về trước. (Hình: Trần Thị Cẩm cung cấp)


Kỳ 1: Đi tìm tung tích anh trai mất tích từ năm 1982

WESTMINSTER, California (NV) – “Tôi bám được vào một thanh sắt, lấy hết sức trườn ra khỏi những bao hàng đang đè lên người và cố lết ra khỏi toa tàu. Tôi thấy người chết la liệt, toàn là những xác chết banh da xẻ thịt. Trong đống thịt ngổn ngang đó, tôi nhìn ra chiếc áo đầm màu xanh của đứa em gái kế út…” Anh Nghĩa Trần, 50 tuổi, đang sống ở Houston, Texas, kể lại những gì mà anh chứng kiến khi thoát chết trong tai nạn lật xe lửa tại ga Bàu Cá, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai vào năm 1982, cách đây 36 năm.
Có thể nói đây là tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử đường sắt Việt Nam, khiến hơn 200 người thiệt mạng, với không biết bao nhiêu thi thể không toàn thây, trong đó có mẹ và hai người em gái của anh Nghĩa.

2873 - Việt nam kêu gọi đầu tư bất chấp việc thanh trừng chính trị

Phương Thảo dịch
Nguồn: Forbes

Các cuộc tranh luận chính trị và chủ nghĩa phe phái ở trong giới chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và sẽ tiếp tục đặt các nhà đầu tư bị cô lập vào thế kẹt trong năm tới. Về căn bản, cuộc đấu tranh của họ là về quyền quản lý vi mô đối với các quyết định chính sách và thương mại trong trật tự chính trị hiện có. Họ không quyết định lái Việt Nam sang một hướng cơ bản khác. Trong trật tự hiện tại, một khi vấn đề ai đang thực hiện các quyết định được giải quyết, các câu trả lời thực tế có thể dự đoán được và - phần lớn - không cần phải báo động các nhà kinh doanh hay nhà đầu tư nước ngoài.

Tổng bí thư Đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng có quyền lực ngày càng tăng. Điều cốt lõi rõ ràng nhất trong công cuộc chống tham nhũng do ông ta lãnh đạo vốn đã được bàn luận nhiều là nhắm đến phe phái còn sót lại của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lật đổ các quan chức trong các bộ, ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước, thậm chí là thành viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng hiện phải đối mặt nhiều năm tù giam. Phe phái cũ của ông Dũng sẽ vẫn còn trong tầm ngắm, cũng như các thoả thuận hoặc giao dịch mà họ đã phê chuẩn trong suốt thời gian ông Dũng nắm quyền.

2872 - Tâm tình cuối Tháng Tư


Ba mươi tháng Tư, một ngày có triệu người vui mà cũng có triệu người buồn như lời ông cựu thủ tướng Việt cộng Võ Văn Kiệt đã nói. Sau một cuộc tương tàn, anh em chém giết nhau một cách tận tình gần một phần tư thế kỷ, cả kẻ bại người thắng đều đổi đời thì chuyện kẻ vui người buồn hẳn là điều tất nhiên. Cái không bình thường là phải chờ đến ba muơi năm sau để nói một lời “huề cả làng” như vậy mà có nhiều người, cả hai bên, suýt soa ồ lên một cách thích thú. Hình như mọi sự thật hễ được nói ra từ miệng của lãnh đạo cộng sản thì trở thành một điều lạ lùng, thậm chí thành danh ngôn. Đó là cái bất thường và bất hạnh của (dân tộc) chúng ta.
Nhưng thôi, ai vui thì vui, tôi thuộc nhóm người buồn. Vì buồn nên tôi thường tự hỏi vì sao có cái ngày oan nghiệt đó. Đã có nhiều người nói về các nguyên nhân xa gần đưa đến thảm họa cho đẩt nước. Tuy vậy tôi không đi sâu vào các chi tiết này ở đây vì đã có nhiều bậc thức giả với kiến thức uyên thâm, có liên hệ, có thẩm quyền để nói đến. Tôi, với cái nhìn của một người dân bình thường, sinh ra lớn lên ngay trong lòng cuộc chiến, ghi lại đây những suy nghĩ của riêng mình nhân nhớ về ngày 30 tháng Tư.

2871 - Thượng đỉnh liên Triều: Cuộc gặp lịch sử sẽ dẫn tới hòa bình lâu dài?

TS John Nilsson-Wright
Chatham House & Đại học Cambridge
Cuộc họp đầy kịch tính giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và người đồng nhiệm Bắc Hàn, Chủ tịch Kim Jong-un, đại diện cho một bước đột phá lịch sử rõ ràng, ít ra là về hình ảnh của hòa giải song phương và tinh thần phấn chấn nó mang lại cho người dân Hàn Quốc.
Các thỏa thuận được tuyên bố tại cuộc họp - Tuyên bố Bàn Môn Điếm về Hòa bình, Phồn vinh và Thống nhất của Bán đảo Triều Tiên, liệu có đưa ra được sự kết hợp hoàn hảo giữa các biện pháp để thúc đẩy hai miền và cộng đồng quốc tế tiến tới hòa bình lâu dài vẫn là một câu hỏi ngỏ. Không thể đánh giá thấp tác động mang tính biểu tượng khi nhà lãnh đạo Bắc Hàn đặt chân lên đất Nam Hàn lần đầu tiên.

2870 - Hạt nhân Iran - Bắc Triều Tiên : Trump "nhất bên trọng, nhất bên khinh" ?

Minh Anh


Tổng thống Mỹ Donald Trump rời phòng họp sau khi nói về hồ sơ hạt nhân Iran, Nhà Trắng, Washington, ngày 13/07/2017 REUTERS/Kevin Lamarque

« Khủng khiếp », « thảm họa », hay « lẽ ra không bao giờ được ký kết », tổng thống Mỹ đã giận dữ chỉ trích thỏa thuận hạt nhân Iran được ký năm 2015 khi tiếp đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron tại Nhà Trắng ngày 24/04/2018.

Với Bắc Triều Tiên, sau những lời lẽ nặng nề tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hồi tháng 9/2017 và cuộc chiến « nút bấm » hạt nhân, Donald Trump lại có thái độ hòa dịu chấp nhận gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5 đầu tháng 6/2018. Sự việc không ngừng gây ngạc nhiên sau khi nguyên thủ Mỹ tiết lộ việc cử Mike Pompeo, cựu lãnh đạo CIA và lãnh đạo ngoại giao tương lai của Hoa Kỳ, bí mật sang Bình Nhưỡng gặp Kim Jong Un hồi đầu tháng Tư.

2869 - Chiến tranh và ký ức về chiến tranh


Sinh Bắc tử Nam Ảnh: © Bettmann/CORBIS

Trong các môn tôi dạy tại trường Victoria University ở Melbourne, Úc, có một môn tập trung vào chiến tranh Việt Nam: “Nhiều Việt Nam: Văn hóa Chiến tranh và Ký ức” (Many Vietnams: War Culture and Memory).
Như tên gọi, ở môn này, trọng tâm không phải là lịch sử mà là văn hóa; không phải văn hóa chung chung mà là văn hóa chiến tranh; cũng không phải là văn hóa chiến tranh chung chung mà là thứ văn hóa chiến tranh được nhìn thấy từ và qua ký ức. Đó chính là điểm mới của môn học. Nếu chỉ nhìn chiến tranh Việt Nam từ góc độ lịch sử hay chính trị, người ta dễ dàng nắm bắt cái khung thời gian của nó: bắt đầu từ 1954 và kết thúc vào năm 1975. Nhưng nhìn từ góc độ văn hóa, chiến tranh Việt Nam, về phía chính phủ Mỹ, lại bắt đầu từ sau đệ nhị thế chiến, với thuyết domino vốn được xem là nền tảng của chiến lược đối đầu với chủ nghĩa cộng sản thời Chiến tranh lạnh của Mỹ.

2868 - Một cách hiểu về chiến dịch đốt lò của ông Trọng



Một cách hiểu về chiến dịch đốt lò của ông Trọng (Hình tư liệu)


LỬA TỪ ĐÂU ĐẾN?

Hai năm qua kể từ sau Đại hội, nhân vật nổi bật nhất trên chính trường Việt Nam không ai khác chính là Nguyễn Phú Trọng. 
Màn đốt lò của ông là chiến dịch chính trị đáng chú ý nhất trong nội bộ đảng cầm quyền vài ba thập kỷ trở lại đây, chẳng những đã thiêu rụi sinh mệnh chính trị của hàng chục cán bộ, tướng tá cao cấp, mà lúc đạt nhiệt độ cao nhất thậm chí còn hóa củi một đương kim ủy viên Bộ Chính trị.

Trong khi các nhà quan sát có thể nhanh chóng đồng thuận về mức độ chưa có tiền lệ của chiến dịch chính trị này, không dễ để có được tiếng nói chung về động cơ và viễn cảnh của nó.

2867 - 'Toàn dân' bị chặn lối ra biển ở Đà Nẵng?

Nguyễn Giang - BBC

Đà Nẵng
Đà Nẵng bùng nổ xây cất để thành một đô thị hiện đại nhưng đang có vấn đề về quyền ra biển của dân YE AUNG THU
Câu chuyện hàng chục khu du lịch, khách sạn lớn đã bịt gần hết lối xuống biển dọc đường Võ Nguyên Giáp - Trường Sa ở Đà Nẵng đã được Bí thư Trương Quang Nghĩa hứa giải quyết hôm 27/04/2018, theo báo Việt Nam. Nhưng câu chuyện này, và những chuyện kỳ quái ở cả Hà Nội và một số đô thị Việt Nam về chuyện 'cụ già phải trèo tường vào nhà riêng' vì hàng xóm bịt lối cho thấy ở Việt Nam quyền có lối đi chưa được tôn trọng.
Hồi tháng 07/2015, TS Nguyễn Sĩ Dũng có viết trên báo Việt Nam nói, "quyền tiếp cận bãi biển là quyền đương nhiên của mỗi người dân Việt Nam".

2866 - Ngày 29/04/1945: Trại Dachau được giải phóng

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng



Vào ngày này năm 1945, Sư đoàn Bộ binh số 45 thuộc Tập đoàn quân số 7 của Mỹ đã tiến vào giải phóng Dachau, trại tập trung đầu tiên do chế độ Đức Quốc Xã thành lập. Một trại phụ quan trọng khác của Dachau cũng được giải phóng trong cùng ngày bởi Sư đoàn Rainbow số 42.
Được thành lập năm tuần sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền Thủ tướng Đức vào năm 1933, trại Dachau nằm ở ngoại ô thị trấn Dachau, khoảng 10 dặm về phía tây bắc Munich. Trong năm đầu tiên, trại này là nơi giam giữ khoảng 5.000 tù nhân chính trị, chủ yếu là những người Đức theo cộng sản, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội, và các đối thủ chính trị khác của chế độ Đức Quốc Xã.

2865 - Tìm hiểu ông Kim

Lê Phan


Hồi tôi còn làm cho đài BBC, khi ông tổ của dòng họ Kim, ông Kim Il Sung (hay như hồi trước chúng ta thường quen gọi tên tiếng Hán Việt là Kim Nhật Thành), qua đời năm 1994, rồi một năm sau đó, ông con lên nắm quyền, tôi được yêu cầu viết một breefing paper, một tài liệu tham khảo cho các bạn trong Thế Giới Vụ khi phải viết về Bắc Hàn.
Hồi đó chưa có Google, chưa có Internet, thành ra chúng tôi trông cậy vào ban nghiên cứu của đài BBC, vốn giữ lại những tài liệu cắt từ báo chí, cũng như ban kiểm thính của đài, theo dõi các chương trình phát thanh, phát hình của Bắc Hàn. Tôi cũng được các bạn đồng nghiệp trong ban Anh Ngữ đài cho biết một số những chuyên gia về Bắc Hàn, phải nói là đếm trên đầu ngón tay.

2864 - Hòa giải Nam và Bắc Hàn ló dạng?

Trung Điền

Lãnh tụ  (Bắc Hàn) và Tổng Thống  (Nam Hàn) bắt tay nhau ngay tại điểm phân ranh Nam – Bắc tại Bàn Môn Điếm. Ảnh: The Times


Cuộc họp Thượng Đỉnh giữa hai lãnh đạo Bắc và Nam Hàn diễn ra từ sáng đến chiều ngày 27 tháng 4 vừa qua tại Trung Tâm Hòa Bình, Làng Bàn Môn Điếm phía bên Nam Hàn không phải là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai bên mà đây là cuộc gặp lần thứ ba.
Hai lần trước diễn ra giữa lãnh tụ Kim Chính Nhật (Cha của Kim Chính Ân) với Tổng thống Kim Đại Trung (Kim Dae Jung) vào năm 2000 và với Tổng Thống Lỗ Thái Ngu (Roh Moo Hyun) vào năm 2007. Cả hai diễn ra ở thủ đô Bình Nhưỡng, Bắc Hàn, nhưng không mang lại dấu ấn gì đáng kể ngoài việc cho phép thân nhân hai bên viếng thăm nhau.

2863 - Đăng ký thông tin cá nhân: hé lộ sự luồn lách nhà mạng

RFA

Khách hàng đăng ký thông tin cho MobiFone.
Khách hàng đăng ký thông tin cho MobiFone. RFA

Vào ngày 24 tháng 4 năm 2017, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định 49/2017/NĐ-CP bổ sung về xử phạt trong bưu chính viễn thông. Theo đó thì các nhà mạng buộc phải có thông tin cá nhân và hình ảnh khách hàng sử dụng sim điện thoại. Dư luận trong nước nghĩ gì về việc đăng ký này và những ảnh hưởng gây ra thế nào?

Sự luồn lách của công ty viễn thông

Theo bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông  thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông, việc đăng ký thông tin và hình ảnh người sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ người dân. Vì hiện nay Việt Nam vẫn chưa có cơ sở dữ liệu công dân, nên không thể dùng chứng minh thư để kiểm tra được hết thông tin người dân. Do đó Nghị định 49 được ban hành là để khắc phục điều này.

2862 - Cuộc trình diễn Moon Kim


Kết quả hình ảnh cho hình ảnh thượng đỉnh liên triều

Cuộc gặp gỡ giữa hai ông Moon Jae In và Kim Jong Un được dàn dựng và chuẩn bị kỹ lưỡng, giống những màn ca vũ hay các cuộc duyệt binh với hàng trăm ngàn thường dân hoặc quân sĩ vẫn diễn ra ở Bắc Hàn. Tất cả nhắm mục đích “trình diễn để tuyên truyền” tô điểm cho chế độ tàn bạo và “lãnh tụ kính yêu.” Nhưng người dân Nam Hàn cũng vui mừng và hy vọng.
Ông Moon đeo cà vạt màu xanh dương, màu của “lá cờ thống nhất” với hình bán đảo Cao Ly đã sử dụng khi hai phái đoàn lực sĩ Nam và Bắc tham dự Thế Vận Hội Mùa Đông vừa qua. Kim vẫn mặc chiếc áo “Mao chủ tịch” giống ông nội Kim Il-Sung cũng như họ Hồ ở Việt Nam vẫn mặc, để bày tỏ lòng trung thành với Trung Cộng.

2861 - Vụ Vũ ‘Nhôm’: Giám đốc công an Đà Nẵng sẽ bị cách chức hay khởi tố?

Thiền Lâm - Cali Today
Vietnam – Cali Today News – Tiếp sau năm 2017, năm 2018 vẫn có vẻ là thời hoàng kim của giới nhà báo và blogger ‘thân đảng’ trong cuộc chiến ‘chống tham nhũng’ nhưng ẩn chứa không ít sắc thái ‘phe cánh chính trị’ kèm lợi ích nhóm cũ – nhóm mới.
‘Mặt trận’ Đà Nẵng. Cuộc chiến giữa một nữ nhà báo bề ngoài lẻ loi là Dương Thị Hằng Nga với nhân vật quyền thế Đại tá Lê Văn Tam – Giám đốc công an Đà Nẵng, đã tưởng như chỉ như trứng chọi đá, nhưng đang mang lại kết quả bất ngờ ‘đá sắp vỡ’.

2860 - Trung Quốc đang theo kiểu mô hình bá quyền khu vực như thế nào?

Văn Cường


Thời điểm ảnh hưởng bao trùm của Trung Quốc về kinh tế, quân sự và chính trị tại khu vực sẽ đến. Các đồng minh và đối tác của Mỹ tại khu vực có cần phải tăng cường nỗ lực phòng vệ riêng rẽ và đẩy mạnh hợp tác với quốc gia khác trong khu vực hay không và bằng cách nào?
Hiện tại, Mỹ vẫn là cường quốc thống trị ở Đông Á, nhưng Trung Quốc đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách. Khủng hoảng kinh tế và bất ổn chính trị trong nước có thể cản trở đà trỗi dậy, nhưng nếu xu thế hiện nay tiếp tục diễn ra, thời điểm Trung Quốc thế chân Mỹ trở thành nước thống trị về kinh tế, quân sự và chính trị tại khu vực sẽ đến.
Càng gần đến ngày đó, các đồng minh và đối tác của Mỹ tại khu vực như Úc, Nhật Bản, Philippines và Hàn Quốc sẽ bắt đầu phải đối mặt với nhiều câu hỏi khó. Cụ thể là việc nước này có nên tăng cường nỗ lực phòng vệ riêng rẽ của họ và đẩy mạnh hợp tác với quốc gia khác trong khu vực không? Liệu họ có thể chọn quyết định an toàn là chấp nhận sự thống trị của Trung Quốc, hướng về Bắc Kinh như đã từng hướng về Washington trong suốt nửa thế kỉ qua?

2859 - Với Hội thánh Đức Chúa trời


Hội thánh đức chúa trời. Ảnh: internet

Mình có một trải nghiệm cá nhân với Hội thánh Đức Chúa trời. Hôm kia, trước khi báo chí tấn công, mình đậu xe trước một trường đại học nọ thì có một bạn nữ đến hỏi mình có nghe về “tàu Seon” và “Hội thánh Đức Chúa trời” bao giờ chưa. Mình buồn cười quá bảo rồi, nghe “bên kia” rồi. Bạn ớ ra hỏi “bên kia là bên nào” ạ. Mình cười tiếp và bảo anh không theo tôn giáo, cảm ơn em. Bạn lịch sự đi chỗ khác.

2858 - Trump trừng phạt Nga: Quốc phòng VN có ảnh hưởng?


Tàu ngầm Kilo 636, mang tên Hà Nội, được Việt Nam mua của Nga
Tàu ngầm Kilo 636, mang tên Hà Nội, được Việt Nam mua của Nga-Getty Images
Việt Nam có phải lo ngại vì lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào xuất khẩu quân sự của Nga?
Hãng tin Reuters hôm 24/4 tường thuật rằng đạo luật do Tổng thống Donald Trump ký tháng Tám 2017 đã khiến một hợp đồng 6 tỉ đôla của Ấn Độ bị tắc nghẽn.
Luật của Mỹ đưa ra nhằm trừng phạt Nga vì việc sáp nhập Crimea từ Ukraine năm 2014, can dự xung đột Syria và cáo buộc can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016.Luật này dọa trừng phạt những quốc gia nào buôn bán với khu vực quốc phòng và tình báo của Nga.