Nam Bắc Việt Nam và Triều Tiên đều có những điểm tương đồng về lịch sử, địa chính trị, những bàn tay lông lá của ngoại bang.
Việt Nam năm 1946
Nhà báo Stanley Karnow đã trực tiếp phỏng vấn Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Dinh Gia Long và nghe ông kể về cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946.
Ông Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt vào tháng 9 năm 1945 khi đi từ Sài gòn ra Huế để khuyên can Bảo Đại không nên hợp tác với ông Hồ Chí Minh. Họ đày ông lên một làng ở vùng cao nguyên gần biên giới Trung Quốc và ông đã suýt chết vì bệnh sốt rét nhưng may mắn được những người dân làng thuộc sắc dân thiểu số săn sóc cho đến khi hồi phục. Trong thời gian ở đây, ông được tin anh trai mình là ông Ngô Đình Khôi và con trai ông Khôi đã bị Việt Minh bắn chết. Sáu tháng sau, ông được đưa về Hà Nội để gặp ông Hồ Chí Minh lần đầu tiên.
15 năm sau, khi gặp nhà báo Stanley Karnow ở Dinh Gia Long, ông Diệm mô tả một hình ảnh của ông Hồ với nhiều thiện cảm bằng giọng nhỏ nhẹ, môi ngậm một điếu thuốc lá.
Ông Diệm nhớ lại rằng cuộc trò chuyện giữa ông và ông Hồ rất thẳng thắn:
Ông Diệm: Anh muốn gì ở tôi?
Ông Hồ Chí Minh: Tôi muốn ở anh điều anh luôn luôn muốn ở tôi – sự hợp tác của anh để giành độc lập. Chúng ta theo đuổi một điều giống nhau. Chúng ta phải chung sức với nhau.
Ông Diệm: Anh là một kẻ tội phạm đã đốt cháy và hủy hoại đất nước, và anh lại còn bắt giam tôi.
Ông Hồ Chí Minh: Tôi xin lỗi anh vì sự cố không may ấy. Khi quần chúng bị áp bức nổi dậy, những sai lầm là điều không thể tránh khỏi và những thảm kịch đã xảy ra. Nhưng tôi luôn tin rằng hạnh phúc của nhân dân sẽ bù đắp được hết những sai lầm ấy. Anh thù hận chúng tôi nhưng chúng ta hãy quên chuyện ấy đi.
Ông Diệm: Anh muốn tôi phải quên rằng những thuộc cấp của anh đã giết chết anh trai tôi?
Ông Hồ Chí Minh: Tôi chẳng biết gì hết về chuyện ấy. Tôi chẳng liên can gì đến cái chết của anh trai anh. Tôi cũng lấy làm tiếc về những điều thái quá ấy cũng giống như anh. Làm sao tôi có thể ra lệnh cho người ta làm việc ấy rồi giờ đây lại đưa anh tới đây? Không phải chỉ có vậy, tôi cho đưa anh tới đây để mời anh giữ một chức vụ quan trọng trong chính phủ của chúng tôi.
Ông Diệm: Anh trai tôi và con trai của anh ấy chỉ là hai trong hàng trăm người đã bị giết và hàng trăm người nữa bị phản bội. Làm sao anh dám mời tôi hợp tác với anh?
Ông Hồ Chí Minh: Tâm trí của anh hướng về quá khứ. Anh hãy nghĩ đến tương lai – giáo dục, cải thiện mức sống của người dân.
Ông Diệm: Anh nói mà không biết suy nghĩ. Tôi đấu tranh cho lợi ích của đất nước, nhưng tôi không thể bị chi phối bởi áp lực. Tôi là một người tự do.Tôi sẽ mãi mãi là một người tự do. Anh hãy nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi có phải là một người sợ áp bức hay sợ chết không?
Ông Hồ Chí Minh: Anh là một người tự do.
(Vietnam, a history, tr.216-217 – Karnow)
Tiếc thay khi ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch miền Bắc và ông Ngô Đình Diệm làm tổng thống miền Nam chẳng có cuộc gặp nào nữa. Lịch sử không chữ nếu nên từ 3 đến 5 triệu người Việt đã chết, vết thương Nam Bắc vẫn chưa lành.
Triều Tiên 2018
72 năm sau tại biên giới Nam Bắc Triều Tiên có cuộc gặp lịch sử khác dù trước đó đã có hai cuộc gặp cấp cao giữa hai miền. Tin mừng, cho tới thời điểm này chưa có máu đổ giữa hai miền.
Sau khi vào phòng họp kín, lãnh đạo hai nước Hàn-Triều, ông Moon Jae-in và ông Kim Jong-un, đã đọc lời phát biểu khai mạc hội nghị trước sự chứng kiến của báo giới.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un:
Mọi người có kỳ vọng rất cao, nhưng chúng tôi đã rút kinh nghiệm sâu sắc từ những lần thượng đỉnh trước. Nếu hai bên đạt được những thỏa thuận tốt đẹp mà không thực hiện được cam kết, thì điều đó sẽ khiến mọi người thất vọng.
Chúng ta đã mất 11 năm, và tôi hy vọng ta sẽ không lãng phí những bài học ấy. Tôi hy vọng chúng ta sẽ gặp gỡ nhau thường xuyên hơn để cùng thảo luận về các vấn đề chung, để 11 năm qua không bị lãng phí.
Tôi hy vọng chúng ta sẽ viết nên một chương sử mới. Với niềm tin mãnh liệt rằng hai nước chúng ta hoàn toàn có thể tạo nên một khởi đầu mới, tôi đã đồng ý tham gia hội nghị thượng đỉnh lần này.
Không khí mùa xuân đang lan tỏa trên khắp đất Hàn Quốc. Tôi tin rằng cuộc gặp gỡ giữa hai nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tất cả chúng ta.
Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với những gánh nặng to lớn mà chúng tôi (lãnh đạo hai nước) phải gánh vác.
Đồng chí Kim, đây là lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai nước ngài bước qua đường phân giới quân sự. Như vậy, ranh giới này không còn biểu trưng cho sự chia cắt nữa, mà nó đã trở thành biểu tượng hòa bình.
Chủ tịch Kim, nhân dịp này, tôi xin phép được vinh danh quyết định dũng cảm và táo bạo của ngài.
Lời bình của Mao Tôn Cua. Nếu những cái bắt tay thân ái giữa những đồng bào cùng máu mủ mà giữ cho máu không đổ để quốc gia đơm hoa kết trái, thì tại sao không làm điều đó trước khi bấm nút tên lửa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét