“Lo ngại” hay “định hướng dư luận”?
Ngày 10/6 vừa qua, trong Hội thảo khoa học Củng cố và tạo lập nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong bối cảnh mới của Việt Nam, ông Vương Đình Huệ bày tỏ về lo ngại của giới chức CSVN về “chu kỳ khủng hoảng 10 năm” đối với nền kinh tế Việt Nam với lý do là “độ mở kinh tế lớn” và “ảnh hưởng khó lường trong quan hệ giữa các nước và cuộc cách mạng 4.0”. Ông Huệ đưa dẫn chứng cho “lo ngại” nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu với kim ngạch lên tới 193% GDP vào năm 2017, sẽ bị ảnh hưởng nhiều nếu có biến động trước bất ổn thế giới.
Là một phó thủ tướng, xuất thân từ ngành tài chính và kiểm toán nhà nước, với rất nhiều học hàm, học vị thường thấy ở các quan chức cộng sản, ông Huệ được coi người có trình độ chuyên môn cao trong giới “tinh hoa Ba Đình”. Có thể hiểu, “lo ngại” của ông Huệ như một “dự báo” nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng, sẽ “khủng hoảng theo chu kỳ” và điểm rơi vào cuối năm 2018 với những “lý do khách quan”? Hay có thể hiểu, thông điệp này như một “định hướng dư luận”, trong bối cảnh Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro của một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn đang tới gần?