Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

3643 - Những trẻ em Việt Nam bị mất "quyền sống"

RFA

Bé trai 6 tuổi bơi trước ngôi nhà bị lụt ở Long An.

Bé trai 6 tuổi bơi trước ngôi nhà bị lụt ở Long An. AFP


Mỗi năm 2000 trẻ chết đuối
Tại buổi Lễ công bố chương trình hợp tác về phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam do Bộ LĐ-TB&XH, Quỹ từ thiện Bloomberg, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu tổ chức sáng 26/6 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết tử vong do đuối nước trẻ em ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước có thu nhập cao.
Bộ LĐ-TB&XH cho rằng nguyên nhân là do nhận thức của gia đình và xã hội về nguy cơ gây đuối nước trẻ em còn hạn chế; trẻ thiếu sự giám sát của cha mẹ; trẻ em chưa biết bơi và thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước … Ngoài ra là thói quen tắm ở sông, suối của trẻ em và cả người lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn.
Tuy nhiên theo một cô giáo không muốn nêu tên hiện mở trường mầm non tư thục ở Sài Gòn thì còn một nguyên nhân khác nữa, đó là thiếu phương tiện, cơ sở hạ tầng đi lại:
Mỗi năm 2000 trẻ chết đuối
Tại buổi Lễ công bố chương trình hợp tác về phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam do Bộ LĐ-TB&XH, Quỹ từ thiện Bloomberg, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu tổ chức sáng 26/6 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết tử vong do đuối nước trẻ em ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước có thu nhập cao.
Bộ LĐ-TB&XH cho rằng nguyên nhân là do nhận thức của gia đình và xã hội về nguy cơ gây đuối nước trẻ em còn hạn chế; trẻ thiếu sự giám sát của cha mẹ; trẻ em chưa biết bơi và thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước … Ngoài ra là thói quen tắm ở sông, suối của trẻ em và cả người lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn.
Tuy nhiên theo một cô giáo không muốn nêu tên hiện mở trường mầm non tư thục ở Sài Gòn thì còn một nguyên nhân khác nữa, đó là thiếu phương tiện, cơ sở hạ tầng đi lại:
Bà Võ thị Cẩm Nhung trở lại với tình trạng nhận thức về các quyền của trẻ em trong xã hội Việt Nam hiện nay:
Cái gì đã gọi là đầu tư cho trẻ thì đó là công tác xã hội mà đối tượng cần được bảo vệ và cần được quan tâm thì mọi người đều phải có trách nhiệm trong việc đó, và mọi người phải dồn tâm dồn sức vào. Đó là quan điểm của nình nhưng không hẳn ai cũng có quan điểm như thế. Cũng có những người lợi dụng những khoản tiền không được quản lý chặt chẽ, rồi có những cái lãng phí nhưng mình không thể nói là ai cũng có quan điểm như mình được. Mình đòi hỏi điều đó rất là khó trong một cái xã hội có quá nhiều vấn đề như hiện nay.
Bức ảnh cậu bé Syria chết đuối dạt vào bờ biển năm 2015 và bức ảnh bé gái 2 tuổi bị tách khỏi mẹ ở biên giới Hoa Kỳ năm 2018 từng gây chấn động dẫn đến thay đổi nhanh chóng trong hành động và chính sách liên quan tại Châu Âu và Hoa Kỳ. Trong khi đó nhan nhản những cảnh trẻ chết đuối hàng năm; hình ảnh trẻ đu dây qua sông, suối để đến trường; trẻ em nheo nhóc, đói khổ tại vùng núi, vùng sâu vùng xa … vẫn tiếp tục tồn tại ở Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét