‘Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố như’, huống hồ gì cuộc chiến mới chỉ bắt đầu. Hãy chờ xem, ông Trọng là nhà lãnh đạo tồi hay không tồi.
Ông Dương Đức Quảng – nguyên Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí Văn phòng Chính phủ và cũng là bạn cùng lớp (lớp Văn - ĐH Tổng hợp Hà Nội) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chia sẻ nhân sự kiện ‘lò đốt quan tham’ đã cho biết về sự trăn trở trong vấn đề tham nhũng của ông Đỗ Mười cách đây 34 năm, lúc đó ông Đỗ Mười mới là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Theo ông Quảng, ‘giá mà khi ông giữ cương vị Tổng Bí thư và ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư hai khóa tiếp sau đó chống tham nhũng thành công thì hay biết mấy, đâu đợi đến hôm nay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ở tuổi ‘xưa nay hiếm’ rồi mà vẫn phải kiếm củi ‘đốt lò tham nhũng’ để ấm lòng dân. Buồn thay!’.
Câu chuyện ‘buồn thay’ của ông Quảng không phải là hiếm, mà ngay những người từng vào sinh ra từ trong cuộc chiến khi nhìn lại bộ máy mà mình từng đổ xương máu và cả thanh xuân để tạo dựng nay ‘tham nhũng như ngứa ghẻ’ cũng buồn. Nhất là khi tham nhũng không đơn lẻ, mà tập hợp thành những binh đoàn với quyền lực che chắn cực kỳ khó đánh phá (quốc nạn).
Trong câu chuyện 'trăn trở' của ông Đỗ Mười trước nạn tham nhũng ngay trong thời bao cấp, có nhiều ý kiến trái luồng. Riêng Facbooker Đại Định, người tự nhận là ‘ngồi cạnh ông Đỗ Mười và vài siêu VIP đến vài chục năm cả bên tây lẫn bên đông Hùng Vương’ đã bày tỏ một quan điểm lạ: Tôi cũng không nghĩ là các ông ấy 'diễn' mà tôi đòi hỏi ở các ông ấy cao hơn. Hiện trạng đất nước thế, quyền hành pháp trong tay các ông ấy mấy chục năm sao các ông ấy không hành động quyết liệt đúng tư chất của nhà hành chính. Bọn bồi bút lại ca ngợi các ông ấy là nhà đạo đức, nhà văn hóa. Phải bình phán họ là nhà hành chính tồi. Đạo đức cao nhất của họ là phải giữ an sinh cho dân, cho nước.
Quan điểm của Facebooker này là đáng chú ý, nhất là họ từng 'ăn ở' trong bộ máy thể chế, tiếp xúc với những nhân vật đứng đầu Đảng và nhà nước. Nhưng đúng là, thay vì ‘tiếc nuối’, và nhớ về những ngày xưa bất lực trước nạn tham nhũng để gắn với danh ‘nhà đạo đức, nhà văn hóa’, thì cần thiết phải phê bình họ bởi họ từng nắm quyền sinh sát trong tay (ít nhất về mặt hành chính là như vậy).
Sẽ chẳng thể có lý do nào bao biện cho việc một Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trăn trở và từng phê phán tham nhũng, nhưng khi nắm vai trò Tổng Bí thư lại tiếp tục để tham nhũng diễn ra. Đây là một sự vô trách nhiệm, không chỉ đối với chính đảng của ông ấy, mà còn là đối với nhân dân, với đất nước.
Nhưng tại sao lại có điều này xảy ra? Vì sao sự trăn trở không biến thành một động lực thúc đẩy dọn dẹp tham nhũng? Liệu chăng, bộ máy lúc đó là một bộ máy thừa những 'nịnh thần' mà thiếu người 'can gián' - phản biện? Bởi suy cho cùng, một nhà lãnh đạo cầm trịch quốc gia với đường hướng phát triển hay không phụ thuộc vào cách họ có tôn trọng quan điểm đa chiều và phá bỏ tính duy ý chí của mình hay không. Do đó, nếu một nhà lãnh đạo mà bất lực trước tham nhũng, thì trước hết họ phải là nhà hành chính tồi, một lãnh đạo tồi tệ. Và đúng như ông Đại Định cho biết, không có thứ đạo đức nào (với người viết thì kể cả đạo đức cộng sản) vượt qua cái đạo đức là ‘giữ an sinh cho dân, cho nước’.
Sẽ chẳng thể có lý do nào bao biện cho việc một Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trăn trở và từng phê phán tham nhũng, nhưng khi nắm vai trò Tổng Bí thư lại tiếp tục để tham nhũng diễn ra. Đây là một sự vô trách nhiệm, không chỉ đối với chính đảng của ông ấy, mà còn là đối với nhân dân, với đất nước.
Nhưng tại sao lại có điều này xảy ra? Vì sao sự trăn trở không biến thành một động lực thúc đẩy dọn dẹp tham nhũng? Liệu chăng, bộ máy lúc đó là một bộ máy thừa những 'nịnh thần' mà thiếu người 'can gián' - phản biện? Bởi suy cho cùng, một nhà lãnh đạo cầm trịch quốc gia với đường hướng phát triển hay không phụ thuộc vào cách họ có tôn trọng quan điểm đa chiều và phá bỏ tính duy ý chí của mình hay không. Do đó, nếu một nhà lãnh đạo mà bất lực trước tham nhũng, thì trước hết họ phải là nhà hành chính tồi, một lãnh đạo tồi tệ. Và đúng như ông Đại Định cho biết, không có thứ đạo đức nào (với người viết thì kể cả đạo đức cộng sản) vượt qua cái đạo đức là ‘giữ an sinh cho dân, cho nước’.
Do đó, ông TBT Nguyễn Phú Trọng, người tìm củi ‘đốt lò tham nhũng’ trong thời gian qua nên được ghi nhận về mặt nỗ lực, mà trước hết nó là nỗ lực so với hai người tiền nhiệm trước đó, nỗ lực và trách nhiệm với chính đảng của ông, với đời sống dân sinh, và với chính vị trí – vai trò mà ông đang nắm.
Tại sao người viết phải gắn cuộc chiến chống tham nhũng của ông TBT Nguyễn Phú Trọng đối với 'đời sống dân sinh'? Một lần nữa, người viết nhấn mạnh rằng, trong cục diện nền chính trị - kinh tế - xã hội hiện nay, nếu một cá nhân 'dám làm' bằng cách đánh vào tham nhũng thì dù người lãnh đạo cuộc chiến có là ai cũng không quan trọng. Bởi tham nhũng là quốc nạn, là quốc tử của chính người dân Việt nam. Nó không chỉ tác động đến từng cá thể riêng biệt, mà còn hủy hoại cả đời sống dân sinh của hàng thế hệ cũng như tiềm lực quốc gia!
Facebooker Nguyễn Việt An bày tỏ: Cụ Trọng làm tốt đấy. Nhưng, vẫn là chữa triệu chứng, chứ không loại bỏ được căn nguyên. Chính thể chế tập trung quyền lực là bà đỡ, là cái nôi nuôi dưỡng tham nhũng, và vì thế mà tham nhũng còn nhức nhối.
Quan điểm này chính xác đến mức không cần phải lật ngược vấn đề, nó là cách dung hóa cái gọi là ‘sự tha hóa quyền lực đến từ quyền lực không kiểm soát’. Tuy nhiên, người viết cũng cho rằng, ‘chữa triệu chứng’ là bước đầu, và là cơ sở để loại bỏ căn nguyên. Không phải người viết cảm tính với ông ‘Cụ Trọng’, mà bản thân cho rằng, hệ thống hiện tại duy trì dựa trên quyền lực tuyệt đối – mà đây là cơ sở dinh dưỡng để nuôi tham nhũng; muốn bóc tách tính chất quyền lực nhằm hạn chế tham nhũng thì phải bắt đầu ‘chữa triệu chứng’, bởi nếu không nó sẽ dẫn đến ‘nứt bình’ – yếu tố mà không lường trước những rủi ro kinh điển về mặt chính trị - kinh tế - xã hội. Thậm chí, nó sẽ đẩy đến sự cát cứ và loạn lạc. Do đó, giải quyết triệu chứng để từng bước đi dần đến kiểm soát quyền lực là bước đi cẩn trọng và có tính lâu dài mà cần phải thừa nhận. Bởi không dẹp được ‘giặc loạn’ thì không thể nào xây dựng được cái cơ chế minh bạch được; ít nhất cũng đảm bảo trong vị trí – vai trò mà ông Trọng đang nắm giữ được thể hiện tính xuyên suốt như thế.
Công-tội ông Trọng chưa cần bàn; phe-phái chưa cần phải nhắc đến vì còn quá sớm để thực sự rõ trắng-đen; nhưng nếu ông TBT làm đúng pháp luật và đưa được những sâu tham nhũng ra tòa án, cũng như thu hồi được tài sản về cho nhà nước thì ông cũng xem như ‘khá’ trong vai trò lãnh đạo (ít nhất đến thời điểm hiện nay, ông có lực hơn 2 vị lãnh đạo tiền nhiệm trước đó). Còn nếu ngược lại là phe phái thì ông là một nhà lãnh đạo – và điều này sẽ bị miệng đời nguyền rủa ngay cả về sau.
‘Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố như’, huống hồ gì cuộc chiến mới chỉ bắt đầu. Hãy chờ xem, ông Trọng là nhà hành chính tồi hay không tồi.
Và có lẽ chúng ta cần công tâm hơn, khách quan hơn trong nhìn nhận?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét