Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

2800 - Hội đàm liên Triều: Cuộc gặp Kim-Moon đem lại gì?

Virginia Harrison
BBC News, Singapore


kim
Sự tan băng trong mối quan hệ Nam và Bắc Hàn bắt đầu trước Thế vận hội Mùa đông-Getty Images
Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un sẽ gặp nhau hôm 27/4, một động thái ngoại giao chưa từng diễn ra trong hơn một thập kỷ qua.
Cuộc đối thoại hiếm hoi diễn ra sau nhiều tháng cải thiện quan hệ giữa hai miền và sẽ mở đường cho các cuộc đàm phán được đề xuất giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn.
Việc giải giáp vũ khí hạt nhân và hòa bình trên bán đảo sẽ là chủ đề chính của chương trình nghị sự. Trong khi các nhà phân tích hoài nghi việc Bình Nhưỡng sẽ đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân, thượng đỉnh liên Triều đem đến nhiều hứa hẹn cho cả hai miền. Mỗi bên có những vấn đề khác - như lệnh cấm vận và những gia đình bị ly biệt - những chuyện này có khả năng được đề cập trên bàn đàm phán.
Cuộc họp có ý nghĩa ?
Đây là một việc trọng đại. Cũng như các nhà lãnh đạo hai miền lần đầu tiên gặp nhau vào năm 2007, cuộc gặp Tổng thống Nam Hàn Moon đánh dấu thượng đỉnh liên Triều đầu tiên đối với ông Kim.
Không như cuộc gặp của ông Kim với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - được giữ kín và chỉ xác nhận sau khi sự kiện này kết thúc - thượng đỉnh liên Triều sẽ được truyền hình trực tiếp.


bắc hànBản quyền hình ảnhAFP/KCNA VIA KNS
Image captionBắc Hàn tiến hành một loạt vụ thử tên lửa thành công trong năm 2017

James Kim, giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách Asan cho biết: "Đây là sự kiện ra mắt của ông ấy. "Kim Jong-un chưa bao giờ có cuộc họp kiểu này trước đây."
Ông ta đang theo bước chân của cha mình. Kim Jong-il, người đã gặp hai Tổng thống Nam Hàn tại hai hội nghị: Kim Dae-jung lần đầu vào năm 2000 và sau đó là Roh Moo-hyun vào năm 2007.
Các cuộc họp được tổ chức để bàn về mối đe dọa hạt nhân và thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai miền, và cũng nhờ sự kiện này mà ông Kim Dae-Jung được trao giải Nobel Hòa bình.
Một số thành quả đã đạt được - khu công nghiệp Kaesong được thành lập và các gia đình ly tán bởi chiến tranh được gặp nhau.
Nhưng việc giải trừ vũ khí vẫn là vấn đề nan giải và các vụ khiêu khích hạt nhân lặp đi lặp lại - cộng thêm việc các chính phủ bảo thủ ở Seoul giữ lập trường dứt khoát về Bình Nhưỡng - làm các nỗ lực hòa bình đi lệch hướng. Nỗ lực giúp Bắc Hàn không còn bị cô lập và xây dựng lòng tin nhiều hơn vào miền Nam đã bị chỉ trích.
Tiến sĩ Kim của Viện Asan cho biết một số người ở Nam Hàn sẽ tranh luận rằng việc tăng viện trợ và trợ giúp tài chính cho Bắc Hàn nhằm thuyết phục họ kiềm chế tham vọng hạt nhân - đã không hiệu quả như dự định.


"Một số người cho rằng việc này làm cho tình hình tồi tệ hơn. Họ tin rằng việc trợ giúp tài chính còn khiến Bắc Hàn trở thành năng lượng hạt nhân."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét