Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

7935 - Người Việt sẽ sớm trả giá nếu Chính phủ chỉ lo tăng trưởng



Giao thông: một trong các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Internet.

Tăng trưởng GDP dự kiến năm 2019 là 6,8 %, Việt Nam hiện đang đấu tranh để giảm thiểu một trong những nhược điểm lớn của sự phát triển nhanh chóng: ô nhiễm môi trường. Cùng với Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh là một trong những thành phố ô nhiễm nhất ở Đông Nam Á, theo Báo cáo Chất lượng Không khí Thế giới mới nhất của AirVisual. Mặc dù không có câu trả lời dễ dàng, làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm theo hướng tăng trưởng này là một trong những chủ đề được thảo luận tại một diễn đàn về môi trường được tổ chức vào thứ Tư tại Tp. HCM.


Đây là một trong một loạt các cuộc thảo luận nhằm giúp nuôi dưỡng nhận thức về môi trường của người Việt Nam - nỗ lực của Trung tâm Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Là một nền kinh tế mới nổi, việc tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường đắt đỏ ở Việt Nam thường bị bỏ qua và người dân thường không nhận thức được toàn bộ các mối nguy môi trường mà họ gặp phải. Quá nhiều người Việt tiếp tục xả rác công cộng và lãng phí điện, mặc dù hầu hết họ đều đeo khẩu trang khi đi xe máy và một số công ty bắt đầu sản xuất ống hút từ các vật liệu hữu cơ như tre.

Tác hại của bụi mịn 2.5 (PM2.5), một trong những chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất được đề cập. Bụi mịn xuất phát từ xe cơ giới và hoạt động công nghiệp, kích thước nhỏ của bụi mịn PM2,5 (nhỏ hơn đường kính của tóc người) có thể bị mắc kẹt trong phổi và gây ra một số bệnh về đường hô hấp, kể cả ung thư phổi. Theo báo cáo chất lượng không khí thế giới 2018 của Thụy Sĩ - IQAir AirVisual năm 2018 thì mức độ ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh năm ngoái là 135,8 microgam/ m3 không khí).

Số ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí ở Việt Nam, theo chuyên gia chất lượng không khí Michael Shell, là hơn 60.000 vào năm 2016, chủ yếu là do đột quỵ, bệnh tim và ung thư phổi. Ông khuyên những người tham gia hội thảo nên giám sát chất lượng không khí trong thành phố và thực hiện các biện pháp giảm thiểu phơi nhiễm trong giờ cao điểm, bằng cách tránh hoạt động ngoài trời hoặc chỉ ở trong nhà.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, 99% tổng lượng khí thải carbon dioxide ở thành phố Hồ Chí Minh đến từ hoạt động giao thông. Một trong những biện pháp đang được chính quyền Việt Nam xem xét là cấm giao thông xe máy tại hai đầu thành phố lớn.

Các tuyến tàu điện ngầm lớn cũng đang dần được xây dựng để chống lại tình trạng tắc nghẽn giao thông đang gia tăng, nhưng ô nhiễm có thể trầm trọng hơn bởi số lượng ô tô đăng ký mới, dự kiến tăng trung bình 22,6% mỗi năm từ nay đến năm 2025. Và có thể hình dung, trong khi có 1.000 xe ô tô/ 1.000 người ở Mỹ, thì tại Việt Nam chỉ có 23 xe/ 1.000 người.

Nhiều con đường phố hẹp ở Việt Nam không phù hợp cho ô tô, vỉa hè đổ nát với các quầy hàng thực phẩm, ô tô và xe máy đỗ tràn lan, nhưng người Việt vẫn thèm khát biểu tượng của tầng lớp trung lưu: ô tô.

Một chỉ dấu đầy hy vọng cho cải thiện môi trường là sự chuyển đổi sang xe điện. Nhưng dù xe điện có thể giúp giảm lượng khí thải xe máy, nhưng lý tưởng nhất là điện để chạy các phương tiện này phải đến từ các nguồn năng lượng tái tạo, như gió và mặt trời.

Tuy nhiên, sự phát triển của năng lượng tái tạo lại tụt hậu so với các quốc gia Đông Nam Á khác vì nhiều lý do, trong đó bao gồm, các điều khoản trong hợp đồng mua bán điện (PPA) không thể thanh toán được và khung pháp lý phức tạp. Trong khi Việt Nam tiếp tục ủng hộ các nhà máy nhiệt điện than. Theo Kế hoạch phát triển năng lượng mới nhất của Việt Nam, Việt Nam sẽ tăng số lượng các nhà máy nhiệt điện than hoạt động từ 20 lên đến 66 vào năm 2030.

Người Việt sẽ chẳng phải đi đâu xa để nếm mùi tác động tàn phá đối với môi trường nếu Nhà nước không ban hành các biện pháp thích hợp cần thiết để đối phó với sự tăng trưởng nhưng không gắn với phát triển bền vững về môi trường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét