Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

7930 - Chiến tranh Việt Nam và những kiến thức ngoài sách giáo khoa

Dương Quốc Chính

Tên gọi của cuộc chiến?

Mình viết ở đây những kiến thức tổng quan nhất về chiến tranh Việt Nam, chủ yếu để dành cho những người anh em thiện lành và bò đỏ, trình bày dưới dạng hỏi đáp. Tuy đây là kiến thức cơ bản, nhưng mình tin là đa số các anh em đang hiểu sai do bị nhồi sọ. Phía CS gọi là “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, diễn ra từ năm 1954-1975.  Cách đặt tên kể trên sai về bản chất. Phương Tây thường gọi cuộc chiến này là “Chiến tranh Việt Nam”, mình cho là trung tính và chính xác hơn. 
Cuộc chiến này lẽ ra phải chia làm 3 giai đoạn: 54-65, 65-73, 73-75. Quân đội Mỹ chỉ trực tiếp can thiệp quân sự trong giai đoạn 65-73. 2 giai đoạn còn lại chỉ có các cố vấn quân sự Mỹ, không tham chiến, giống hệt như các cố vấn Liên Xô, Trung Quốc… ở miền Bắc.



Nữ du kích VC mang súng Liên Xô, bị bắt đang chờ thẩm vấn. Ảnh AP chụp ngày 25/8/1965

Phe CS thường biện bạch là họ kháng chiến chống lại sự “can thiệp” (không nhất thiết là quân sự) của Mỹ. Lý luận đó không hợp lý, vì 2 miền đều có sự can thiệp của các cố vấn nước ngoài, tại sao lại chỉ chống Mỹ cứu nước?
Đế quốc Mỹ có xâm lược VN hay không?
SGK bảo có và có ý muốn đánh đồng Mỹ với Pháp, cùng là xâm lược. Thực ra là không. Mỹ không xâm chiếm VNCH làm thuộc địa như Pháp. Mỹ chỉ can thiệp vào miền Nam như 1 đồng minh thân cận nhằm mục đích ngăn chặn làn sóng đỏ từ TQ lan tràn khắp Đông Nam Á.
Từ năm 1947-1949, khi LX can thiệp mạnh vào các nước Đông Âu mà LX đã “giải phóng” khỏi phát xít Đức để biến các nước đó thành các nước CS. Sau đó, LX hỗ trợ CS TQ đánh thắng Quốc dân đảng TQ (thân Mỹ), lập nên nước TQ CS. Người Mỹ sợ rằng làn sóng đỏ sẽ lan tràn khắp thế giới, nên đã lựa chọn VN là cái đập để ngăn chặn. Ban đầu, Mỹ đầu tư tiền cho Pháp, để Pháp tiêu diệt VM (CS) ở VN. Nhưng Pháp và đồng minh là Quốc gia VN đã chống cộng không hiệu quả, dẫn đến việc phải ký HĐ Geneva, nên Mỹ đã can thiệp trực tiếp vào miền Nam VN, hi vọng là VNCH sẽ chống cộng hiệu quả hơn.
Phía CS cho là Mỹ biến VNCH thành thuộc địa kiểu mới. Đây là khái niệm do họ nghĩ ra, nó không có sự liên hệ gì với chế độ thuộc địa, vì VNCH là 1 quốc gia có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, được quốc tế công nhận, có tham gia vào 1 số tổ chức quốc tế. Mối quan hệ giữa VNCH và Mỹ lúc đó cũng tương tự Liên Xô với Đông Âu và VN, Cuba hay TQ với VN. Đó là mối quan hệ đồng minh chiến lược. Tùy từng thời điểm mà sức ảnh hưởng của nước lớn lên nước nhỏ là ít hay nhiều.
Nguyên nhân của cuộc chiến là gì?
SGK cho là Mỹ và VNCH đã phá HĐ Geneva, không chấp nhận Tổng tuyển cử, đồng thời đàn áp những người CS miền Nam. Trước nguy cơ bị xóa sổ, phe CS cả 2 miền đã đứng dậy kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào.
Thực ra là Mỹ và Quốc gia VN (tiền thân của VNCH) có tham gia đàm phán HĐ Geneva, nhưng không hề ký HĐ. Thậm chí, phía QGVN cực lực chống đối việc chia cắt đất nước. HĐ Geneva bản chất chỉ là sự thỏa thuận giữa VNDCCH (dưới sự chỉ đạo của TQ LX) và Pháp. Thời điểm tổng tuyển cử cũng chỉ ghi chung chung là 2 năm sau ngày ký HĐ, không cụ thể về giải pháp.
Phía VNDCCH đã phá HĐ Geneva ngay từ khi vừa mới ký, thể hiện bằng việc bí thư xứ ủy Nam Bộ Lê Duẩn đã trốn không tập kết ra Bắc (theo đúng HĐ), ở lại miền Nam để viết đề cương cách mạng miền Nam. VNDCCH cũng phá HĐ thông qua việc thủ tiêu giai cấp địa chủ, thương gia bằng CCRĐ. HĐ Geneva có điều khoản cấm trả thù những người hợp tác với chính quyền cũ. Đây cũng là biện pháp khủng bố đối lập, để chuẩn bị cho tổng tuyển cử (thủ tiêu đối lập ở miền Bắc).
Cùng thời điểm, chính quyền Ngô Đình Diệm cũng “tố cộng, diệt cộng”, nhưng việc này không vi phạm hiệp định, do phe CS lẽ ra đã tập kết ra Bắc hết theo HĐ. Lưu ý là địa chủ miền Bắc không phải là đối tượng phải tập kết vào Nam theo HĐ.
Vì các lý do trên nên chính quyền VNCH không chấp nhận tổng tuyển cử. Vì thế, lý do để gây chiến của phía CS là không có lý.
Vậy nguyên nhân thật sự của cuộc chiến là phía CS không chấp nhận sự can thiệp của Mỹ, lại được sự hỗ trợ của LX và TQ cũng như các nước CS Đông Âu, nên đã quyết định dùng bạo lực cách mạng để “giải phóng” miền Nam, thống nhất đất nước.
Với lý do trên, VNCH và các đồng minh chỉ bị động phòng thủ, chống lại sự tấn công của phe CS.
Bản chất cuộc chiến là gì?
Từ cách đặt tên, có thể hiểu là phe CS cho đây là 1 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, y như họ đã chống Pháp.
Thực ra, theo phân tích bên trên, vì người Mỹ không hề xâm lược VN, nên không thể nói đây là cuộc chiến chống ngoại xâm mà đây là 1 cuộc chiến ủy nhiệm. 2 nước/miền VN như những quân cờ, đánh nhau dưới sự hỗ trợ của 2 phe TBCN và XHCN. Miền Bắc thì núp dưới ngọn cờ chống ngoại xâm. Miền Nam thì núp dưới lá cờ bảo vệ thế giới tự do. Nếu 1 phe không còn hỗ trợ 1 nước VN thì cuộc chiến sẽ kết thúc vì 1 bên sẽ không đủ nguồn lực để duy trì chiến tranh.
Mỹ có thua trận không?
Dĩ nhiên là có, theo SGK. Về bản chất là không. Đúng như lời CT HCM, đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào. Tức là Mỹ chỉ rút quân, chỉ có VNCH thua thôi.
Mỹ cút vì họ thấy VNCH không còn có giá trị của 1 cái đập ngăn CS nữa, như họ kỳ vọng, kể từ khi Mỹ đã hòa hoãn được với TQ vào năm 72, TQ cũng không có ý đồ và khả năng để xuất khẩu CM ra khắp ĐNA. Hơn nữa, cuộc chiến quá hao người tốn của, nên họ rút quân. Phía CS tự sướng là đã đánh thắng đế quốc to.
Mình tạm dừng ở đây, nếu ai còn các câu hỏi khác thì mình sẽ trả lời ở stt sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét