Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

7876 - Cứ tưởng Sài Gòn đã thoát khỏi tay địch, ai ngờ...



Cứ tưởng Sài Gòn đã thoát khỏi tay...địch. Ai ngờ lại rơi vào tay những kẻ càng ngày càng...địch hơn. Đỉnh điểm là Thiện Nhân, mặt người dạ súc sinh, đã cướp lư hương của Đức Thánh Trần, vỗ mặt dân Thủ Thiêm, ăn cướp vườn Lộc Hưng... lại lì lợm vụ Linh thang máy. Xem ra gã này quyết ăn thua đủ với dân. Thế chẳng phải súc sinh là gì? Đích thị, không phải lộn nhầm.

Cảm xúc là một phạm trù phức tạp tinh tế bậc nhất của con người. Nó luôn ở dạng tiềm năng đón chờ ý tưởng và hiện tượng thực tế cộng hưởng mà hình thành rõ nét, gọi là hành vi.

   Sài Gòn xưa

Tháng Tư nào cũng có nhiều sự kiện, như mọi tháng khác, tuy có dấu ấn cảm xúc riêng khác nhau.

Về cuối tháng tin tức bỗng dồn đập hơn.

Ngày Sách tháng Tư 21/4 quảng bá rầm rộ.

Bặt tin tổng-chủ Nguyễn Phú Trọng cả tuần nay cũng là…một loại TIN!

Ngày 22/4 thì đài VTV1 dành 5 phút đại khái qua loa cho ngày giỗ Lê Nin.

Tối cùng ngày 22 báo chí đưa tin buồn ông Lê Đức Anh qua đời thọ 99 tuế.

Tin đối ngoại, lãnh đạo tiếp đoàn nọ đoàn kia từ nước khác đến, tỏ vẻ hớn hở vì lần nào cũng thành công.

Tin phá được nhiều vụ ma túy “khủng” tỉnh này tỉnh kia.

Tin khởi tố Linh ấu dâm mà CA phải ì ạch sau gần cả tháng dư luận phẫn nộ.

Tin xử lý hậu quả gian lận thi cử khủng nhất xưa nay ở ba tỉnh phía Bắc. Nhiều quan chức với đại gia nâng điểm thi cho con cháu vô đại học. Nay thì cả hệ thống chính trị đang ngày càng bối rối có công bố danh tính hay không !

Tin nắng nóng đặc biệt khô hạn khác mọi năm trên nhiều vùng trên đất nước.

Vân vân  và vân vân.

Kể sao cho xiết!

Tin tức đa dạng như vậy thì cảm xúc cũng đa dạng.

Tuy nhiên, tháng Tư có một số chủ điểm hút nhiều ý kiến nóng hổi trên Mạng Xã Hội: chủ đề hồi ức chiến tranh.

“Chuyện ở Hương Khê, Hà Tĩnh: Đứa con trai giỏi giang nhất của ông đi đánh giặc Trung Quốc. Lâu không có tin, ông linh cảm có gì đó xấu đã xảy ra với con trai của mình. Hôm đó một thanh niên đi cùng ngày với con trai về nhà, ông sang hỏi tin con. Ông nói, “con kể đầu đuôi em nó chết thế nào, không phải giấu đâu, bác biết cả rồi”. Dạ, bác biết rồi sao ? Ông không nghe tiếp được nữa, đổ gục xuống ngay thềm nhà. 

Người thanh niên đó bị cấp trên phê bình, bị xã phê bình. Xã nói, thông tin chưa chính thức, phải có trình tự, bài bản chứ ai cho tuỳ tiện nói vậy…Rất lâu sau xã nhắn vào ngày đó xã sẽ mang giấy báo tử đến nhà. Vào ngày đó, biết lãnh đạo xã sắp đến, ông vác cày ra đồng. Ông nói, giấy báo tử là báo cho biết con ông đã chết, ông đã biết rồi, báo làm gì nữa”.

Đọc stt dưới đây của anh Lê Anh Hoài mình nhớ lại câu chuyện trên ở Hương Khê.

“Người đồng nghiệp lớn tuổi hơn kể tôi nghe vào quãng năm 90. Chuyện ông tướng Lê Đức Anh nạt những bà mẹ có con hy sinh ở chiến trường Kampuchia, khi họ khóc con… Lúc đó tôi hình dung ông ta là một người không có tim. Sau này biết chuyện Gạc Ma và các chuyện khác tôi thấy ông ta còn không có nhiều thứ khác của con người.

Phi nhân.”
(Phan Thúy Hà Fb)

 “TỬ THI BẤT HẠNH”

Tử thi là xác chết, là tuyệt mất ngũ căn: Nhãn (mắt), nhĩ (tai), tỷ (mũi), thiệt (lưỡi), thân (tay chân...). Nhưng ý (căn) thì vẫn còn lưu được, ngắn thì 8 tiếng, dài thì... chục năm, vài chục năm...

Đã tuyệt ngũ căn, tức là tuyệt đường ngôn ngữ. Cho nên tử thi không có cách gì “nhắn nhủ” lại với hậu thế, ngoại trừ mùi... thối.

Thối rữa là “ngôn ngữ cuối cùng” của tất cả các loại tử thi. Cũng là công đức cuối cùng của mọi chúng sinh.

Không thối rữa thì không chứng KHÔNG,

không chứng KHÔNG thì không siêu thoát.

Cho nên tử thi không được thối rữa là tử thi bất hạnh.

Bất hạnh đến...MUÔN NĂM.

(FB Phạm Lưu Vũ)

“TẢN MẠN CHÚT SÀI GÒN”

Hồi khoảng 4 -5 tuổi, bố làm cán bộ huyện, có ông chú thường lén lút áp tai vào đài nghe đài Sài Gòn. Bố bắt được mắng, mình thắc mắc:

"Sài Gòn cũng là nước mình, nghe đài Sài Gòn thì sao nhỉ?"

Bố bảo:

Sài Gòn cũng là nước mình, nhưng đang nằm trong tay địch con ạ".

Thì ra là thế.

30/4/75, Sài Gòn "giải phóng", mình đang học đại học năm thứ 2. Cũng rộn ràng "như có bác trong ngày vui đại thắng". Về sau mới biết tác giả của câu hát ấy, Phạm Tuyên là con vật lộn nhầm kiếp người.

Sau đó hơn chục năm mới có dịp vào Miền Nam. Thấy bà con Miền Nam nói: "thành phố", nghĩa là Sài Gòn, dù là miền Tây hay miền Trung, cứ nói đi "thành phố" tức là đi Sài Gòn... Cứ làm như cả Miền Nam, chỉ mỗi Sài Gòn là “thành phố”, còn lại tất cả đều...nhà quê. Chữ "Sài Gòn" thiêng liêng đến thế, cho nên phải kị... húy ư?

Đúng như thế thật, mặc dù đã bị cưỡng đổi sang tên người, song Sài Gòn vẫn nằm trong trái tim mọi người.

Cứ tưởng Sài Gòn đã thoát khỏi tay...địch. Ai ngờ lại rơi vào tay những kẻ càng ngày càng...địchhơn. Đỉnh điểm là Thiện Nhân, mặt người dạ súc sinh, đã cướp lư hương của Đức Thánh Trần, vỗ mặt dân Thủ Thiêm, ăn cướp vườn Lộc Hưng... lại lì lợm vụ Linh thang máy. Xem ra gã này quyết ăn thua đủ với dân. Thế chẳng phải súc sinh là gì? Đích thị, không phải lộn nhầm.

Tình cờ viết mấy dòng về thành phố (Sài Gòn). Không ngờ bên trang của thi sĩ Nguyễn Quang Thiều có bài viết rất hay,ngay câu mở đầu:

"Và ở một thành phố, có những kẻ muốn dựng lại thế giới theo cách của chúng. Nhưng chúng lại là một đám ô trọc và độc ác. Chúng muốn thống trị thành phố bằng bạo lực và bằng lòng tin mù quáng của chúng vào chính chúng. Chúng tự cho chúng quyền đứng trên mọi người" .

Quả là một sự trùng hợp thú vị giữa hai văn thi sĩ họ Phạm và họ Nguyễn!

Tin giữa tháng Tư: MASAN CHINSU đại công ty tương ớt và nước chấm công nghiệp hưởng ứng lời kêu gọi quảng cáo theo chủ đề ngày Lễ Lớn  30/4.

Và đây là sản phẩm “Lăng Bác”hưởng ứng tại HỘI CHỢ LIỂU GIAI, HÀ NỘI:


Cảm xúc đẻ ra cảm nghĩ, thuận chiều hoặc ngược chiều.

Đây là cảm xúc tháng Tư của tiến sỹ Hà Thanh Vân vịnh công ty Masan chế mô hình Lăng Bác với mấy câu thơ nhạc theo tinh thần Masan cố tình “giải thiêng lãnh tụ”:

”Ngàn chài tương
Kính dâng lên Người.
Ngàn chài ớt
muôn lòng yêu thiết tha.
Năm tháng sẽ trôi qua, càng ghi nhớ đời đời.
khắc sâu trong lòng mình ơn Người kính yêu”. 
(chế theo Bên tượng đài BH- Lư Nhất Vũ)
và:
”Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
Đã thấy xa xa ngàn chai tương ớt.
Ôi Chin su
Vang danh Việt Nam.
Công chúng tẩy chay vẫn kiên cường!
Ngày ngày mọi người đi qua bên Lăng
Thấy ngàn chai ớt chai tương rất đỏ…”

(chế theo Viếng Lăng Bác của Viễn Phương- Hoàng Hiệp)

Tạm kết

Còn 5 ngày nãy nữa mới bước qua hết tháng Tư.

Sẽ còn bao nhiêu cảm xúc chất chồng nữa đây?!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét