Việc kiểm soát Biển Đông có nghĩa là Trung Quốc có khả năng bác bỏ hệ thống trật tự thế giới dựa trên các quy tắc, từ chối tuân thủ các chuẩn mực, kỳ vọng, và UNCLOS; đẩy người bảo vệ trật tự thế giới (Mỹ) khỏi Tây Thái Bình Dương, làm suy yếu hoặc phá hủy các đồng minh ở Tây Thái Bình Dương, khiến uy tín của Mỹ bị nghi ngờ ở phạm vi khu vực cũng như quốc tế và phá hủy cơ sở hạ tầng an ninh ở Đông Nam Á.
Tác động của các chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông
Một số người tiếp tục cho rằng hành vi của Trung Quốc là đang ‘tìm kiếm an ninh” cũng như các quốc gia khác nhằm để tối thiểu hóa tổn thương khi gây hấn.[1] Việc kiểm soát trên Biển Đông có thể cho phép Bắc Kinh bảo vệ tốt hơn khả năng tiếp cận của mình đối với nguồn năng lượng (cả về mặt vận tải và về dầu khí), để có một sự tiếp cận lớn hơn đến nghề cá, để làm cho bất cứ sự phong tỏa nào của Mỹ trở nên khó khăn hơn, để cung cấp chiều sâu chiến lược và để cung cấp một pháo đài bảo vệ cho tàu ngầm hạt nhân tấn công (SSBN) của mình. Tuy nhiên, ngay cả khi tìm kiếm an ninh, các hành vi của Bắc Kinh cũng không tuân theo các quy tắc của trật tự thế giới tự do. Trong việc tìm kiếm an ninh theo khía cạnh này, Trung Quốc đang phủ nhận an ninh của các nước khác. Tuy nhiên, hành vi của Trung Quốc phủ nhận sự tiếp cận của các nước yêu sách đến Biển Đông, sự tiếp cận được duy trì bởi các quy tắc (tự do hàng hải) và quy định của luật biển (UNCLOS). Hành vi của Trung Quốc tạo ra sự doạ dẫm đối với các nước láng giềng của mình và cố gắng loại bỏ lực lượng duy trì ổn định chính của khu vực hiện nay chính là Mỹ. Nếu thành công, tiếp theo Trung Quốc có thể sẽ có khả năng phát huy sức mạnh ra đến Thái Bình Dương và thách thức các nghĩa vụ hiệp ước của Mỹ. Rất khó để coi hành vi này như một sự nỗ lực tìm kiếm an ninh. Và, ngay cả nếu coi là như vậy, tác động của hành vi này vẫn là thay đổi nguyên trạng (anti status quo).
Liệu Trung Quốc có ý định ủng hộ trật tự thế giới tự do hay không, tác động của việc đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương có thể sẽ làm ảnh hưởng đến nền tảng của trật tự đó bẳng việc xóa bỏ bá quyền đã mang lại an ninh quốc tế cần thiết hơn 70 năm qua và đã trả cái giá không tương xứng. Nếu không có Mỹ củng cố hệ thống này một cách đáng tin cậy, nếu không có Mỹ trả giá cần thiết, các nước khác sẽ có thể lâm vào các cuộc chạy đua vũ trang, các tình thế tiến thoái lưỡng nan về mặt an ninh và các chính sách kinh tế bần cùng hóa người láng giềng (beggar thy neighbor) đặc trưng cho quan hệ quốc tế trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tác động của hành vi của Bắc Kinh có thể làm suy yếu trật tự thế giới tự do, dù cho ý đồ của Trung Quốc là gì đi nữa.
Trung Quốc luôn khao khát trở thành “số một”. Vươn lên vị trí số 1 ám chỉ ảnh hưởng bá quyền của Trung Quốc. Một hệ thống quốc tế dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc gần như chắc chắn loại bỏ các yếu tố tự do của trật tự thế giới hiện tại do Mỹ đứng đầu. Trung Quốc ngày càng trở nên ngang bằng về mặt kinh tế với Mỹ và cho thấy sự sẵn sàng sử dụng thế mạnh kinh tế để củng cố chiến lược, cả qua các biện pháp trừng phạt tích cực hoặc tiêu cực. Trung Quốc đang xây dựng khả năng quân sự để ngăn chặn tiếp cận của Mỹ đối với Tây Thái Bình Dương. Mục tiêu của các khả năng này và yếu tố then chốt trong chiến lược của Trung Quốc không phải Đài Loan. Đài Loan sẽ đầu hàng sớm hay muộn. Hơn thế, việc Trung Quốc có ý định kiểm soát toàn bộ Biển Đông là bước quyết định đối với sự thống trị khu vực. Việc Trung Quốc kiểm soát trên Biển Đông và chuỗi đảo thứ nhất đe doạ trật tự thế giới. Sự bá quyền của Mỹ dựa vào trật tự thế giới tự do. Nếu không còn ở vị trí trung tâm và người phát ngôn của trật tự thế giới tự do, Mỹ có thể không còn phóng chiếu sức mạnh đến châu Á nữa. Sự bá quyền của Mỹ sẽ không còn trên phạm vi toàn cầu và Trung Quốc sẽ tự do thiết lập sự bá quyền khu vực đầu tiên và cuối cùng là ở một dạng khác của bá quyền toàn cầu. Việc kiểm soát Biển Đông là bước quyết định đối với sự thống trị khu vực, một thách thức đối với trật tự thế giới tự do và vì thế nhất thiết là một sự thách thức mang tính bá quyền. Hành vi của Trung Quốc là xét lại và chống lại trật tự hiện trạng. Kết quả của cuộc cạnh tranh trên Biển Đông sẽ rất khắc nghiệt đối với việc tạo dựng một trật tự thế giới trong thế kỷ 21.
Các lý giải khác: Tại sao hành vi trên Biển Đông của Trung Quốc lại không đáng sợ?
Việc thừa nhận rằng có nhiều lời giải thích khác nhau cho hành vi của Trung Quốc là rất quan trọng và như đã nhấn mạnh lúc đầu, sẽ luôn rất nguy hiểm để xây dựng chính sách dựa trên những suy đoán các ý đồ. Tuy nhiên, những ý đồ khả tín có thể khác biệt với những ý đồ có khả năng hơn, như đã được chứng minh bởi năng lực và hành động. Lập luận chắc chắn cho những ai tuyên bố Trung Quốc sẽ không hành xử một cách hung hăng trên Biển Đông hoặc những nơi khác là Trung Quốc muốn có một mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ để nước này có thể tiếp tục phát triển kinh tế.[2] Nếu đây chính là vấn đề, có một giá trị trong việc Mỹ làm rạch ròi “các làn ranh đỏ” (red lines). Trung Quốc có thể và nên được bảo rằng sự gây hấn trên Biển Đông sẽ không được chấp nhận. Một sự thỏa hiệp mang tính nhượng bộ cần phải được thể hiện, như sự phi hạt nhân hóa của khu vực, sự phát triển chung hay một điều tương tự. Một sự né tránh về môi trường có thể là lối thoát giữ thể diện và thể hiện một cam kết với việc giải quyết những mối đe dọa toàn cầu.
Một lập luận thứ hai đó là Mỹ là cường quốc quân sự thống trị của thế giới và không việc gì phải lo lắng về Trung Quốc cả.[3] Đây chính là vấn đề khi xét trên ba cấp độ. Thứ nhất, các cường quốc thống trị thỉnh thoảng trở thành các cường quốc tự mãn- mà các cường quốc tự mãn thì thường thua các cuộc chiến. Thứ hai, thống trị thế giới không nhất thiết nghĩa là thống trị thế giới sau này. Trên thực tế, Biển Đông là một địa bàn được Trung Quốc lựa chọn để thách thức Mỹ. Nó tối đa hóa các chi phí về chính trị và quân sự của Mỹ. Biển Đông khiến Mỹ dàn trải một cách hợp lý. Nó tối đa hóa các thế mạnh của Trung Quốc như khả năng chống can thiệp. Đây cũng là nơi thuận lợi nhất để thách thức Mỹ ở Thái Bình Dương. Thứ ba, chỉ vì Mỹ thống trị toàn cầu ngày hôm nay không có nghĩa ngày mai vẫn sẽ như vậy. Điều này dường như là giả định mong manh để hoạch định chính sách.[4]
Lập luận thứ ba chính là hiện nay Trung Quốc không sẵn sàng để thách thức Mỹ.[5] Điều này thậm chí còn rắc rối hơn lập luận thứ hai. Nhấn mạnh rằng Trung Quốc chưa sẵn sàng bây giờ ngụ ý rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng vào một thời điểm nào đó. Qiang Xin nhấn mạnh đến khoảng cách về khả năng hải quân “không thể bị vượt qua chỉ trong một sớm một chiều.”[6] Một lần nữa, liệu điều này có nghĩa rằng những hố ngăn cách về khả năng này sẽ được khắc phục vào một thời điểm nào đó mà ở thời điểm đó Bắc Kinh sẽ thách thức Mỹ? Khao khát trở thành số một đã thể hiện thách thức đó.
Một lập luận thứ tư rằng Trung Quốc đối mặt với quá nhiều những thách thức trong nước nên sẽ không hành xử một cách hung hăng trên toàn cầu. Những mối quan hệ tốt đẹp với bên ngoài là rất cần thiết để Trung Quốc giải quyết những thách thức nội tại. Đúng là Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức nội tại, tuy nhiên các nước thỉnh thoảng tấn công ra bên ngoài để chuyển hướng sự chú ý khỏi các vấn đề trong nước. Hơn thế nữa, các cuộc thanh trừng của Tập Cận Bình và việc đạt được quyền lực độc tôn vào tháng 2 năm 2018 đã loại bỏ các nhân tố cạnh tranh ra khỏi phạm vi quyền lực của ông ta.
Một lập luận thứ năm chính là trong thế kỷ 21, chúng ta đang chuyển đến một giá trị toàn cầu chung được chấp nhận và hợp tác ngày càng trở nên quan trọng hơn.[7] Có sự nghi ngại nhỏ trong sự hợp tác cần thiết trong việc giải quyết các thách thức của thế kỷ 21 như các yếu tố tiêu cực bên ngoài như toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, di cư theo số đông, chủ nghĩa cực đoan, hạt nhân hóa và nhiều vấn đề khác nữa. Tuy nhiên, Trung Quốc không nhìn nhận Tây Thái Bình Dương như một phần của những giá trị chung. Trung Quốc nhìn nhận khu vực này như một phần lãnh thổ của Trung Quốc bị chiếm bởi các bên yêu sách khác. Vậy nên, ngay cả nếu Trung Quốc chấp nhận ý tưởng về giá trị chung, những giá trị chung đó không tồn tại trên Biển Đông. Hơn thế nữa việc thừa nhận tầm quan trọng của việc hợp tác không phải là một sự đảm bảo rằng các nước khác trên thực thế sẽ hợp tác, đặc biệt là một nước thực hiện hành vi xét lại.
Kết luận
Hành vi trên Biển Đông của Trung Quốc dấy lên nhiều câu hỏi. Các câu hỏi đều rất quan trọng đối với các nước bao quanh Biển Đông, đối với Mỹ và đối với các nước dựa vào trật tự thế giới tự do. Bài báo này nghiên cứu các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc. Những mục tiêu này không đơn giản với Trung Quốc, bất cứ cường quốc nào mới nổi cũng sẽ có thể có những mục tiêu tương tự. Tuy nhiên, những mục tiêu cũng có khả năng gây bất ổn có tính hệ thống. Có rất nhiều cơ hội để tin rằng Trung Quốc tìm kiếm bá quyền khu vực, tiếp theo là bá quyền toàn cầu (trở thành số một như giả định của Lý Quang Diệu). Hành vi của Trung Quốc có thể được xem như một loạt các bước, hết lần này đến lần khác, cuối cùng làm đảo lộn trật tự toàn cầu của Mỹ. Các yêu sách hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông được cho là yếu tố quan trọng nhất để đạt được quyền bá chủ ở Đông Nam Á. Ngay cả khi Trung Quốc không tìm kiếm quyền bá chủ toàn cầu, kết quả của việc kiểm soát thành công ở trên Biển Đông sẽ làm suy yếu trật tự hiện tại. Việc kiểm soát Biển Đông có nghĩa là Trung Quốc có khả năng bác bỏ hệ thống trật tự thế giới dựa trên các quy tắc, từ chối tuân thủ các chuẩn mực, kỳ vọng, và UNCLOS; đẩy người bảo vệ trật tự thế giới (Mỹ) khỏi Tây Thái Bình Dương, làm suy yếu hoặc phá hủy các đồng minh ở Tây Thái Bình Dương, khiến uy tín của Mỹ bị nghi ngờ ở phạm vi khu vực cũng như quốc tế và phá hủy cơ sở hạ tầng an ninh ở Đông Nam Á.
Ở đây, tác động quan trọng hơn là ý đồ. Các nhà hoạch định của Trung Quốc hoàn toàn có khả năng không ủng hộ ít nhất là các phần của trật tự thế giới tự do (ví dụ như nền kinh tế mở cửa). Tuy nhiên, tác động của việc từ chối các quy tắc dựa trên những luật lệ và đe dọa đến vị trí lãnh đạo của Mỹ sẽ làm xói mòn rồi vô hiệu hóa và cuối cùng là phá hủy hệ thống thế giới tự do. Một hệ thống thương mại bình đẳng không thể tồn tại cùng sự phủ nhận trật tự dựa trên các quy tắc. Sau tất cả, một hệ thống kinh tế quốc tế mở là không tương thích với sự bác bỏ đối với hệ thống dựa trên luật lệ.
Hành vi trên Biển Đông của Trung Quốc hướng tới việc kiểm soát khu vực. Trung Quốc đã chiếm đoạt các thực thể địa lý quan trọng và xây dựng hoặc mở rộng các đảo quá nhỏ để định cư lâu dài hay làm căn cứ. Trung Quốc đã cô lập các quốc gia khác. Trung Quốc cũng đã sử dụng các lệnh trừng phạt tích cực và tiêu cực để làm suy yếu sự phản đối và đẩy Mỹ cũng như các cường quốc khác ra khỏi khu vực. Trung Quốc đang nỗ lực để kiểm soát hoặc tạo ra các tổ chức đa phương mà sẽ hỗ trợ cho các yêu sách toàn cầu phi tự do của mình. Trung Quốc đang nỗ lực tạo ra các hệ chuẩn mực mới không tương thích với trật tự thế giới tự do được tạo ra bởi Mỹ. Trung Quốc lập luận rằng nước này có quyền pháp lý đối với Biển Đông và đã thay đổi thực tế trên Biển Đông để củng cố thêm cho yêu sách của mình. Nếu Trung Quốc thành công trong việc khẳng định sự thống trị trên Biển Đông, Mỹ sẽ từ bỏ các đảm bảo về an ninh cũng như sự hỗ trợ lâu dài của mình dành cho tự do trên biển. Thêm nữa, điều này cũng sẽ làm suy yếu uy tín của Mỹ trên thế giới, đe dọa đến hệ thống quốc tế tự do và cuối cùng dẫn đến một thách thức bá quyền trực tiếp./.
Đọc bản dịch PDF hoàn chỉnh tại đây.
Michael Tkacik, Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Stephan F. Austin State, Nacogdoches, TX, Mỹ. Bài viết được đăng trên Defense and Security Analysis, Taylor & Francis (Routledge).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét