Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

275 - Hãy đồng tâm vì một Đồng Tâm

Vai trò của nông dân rất quan trọng trong các xã hội nông nghiệp. Người nông dân rất yêu nước, gắn bó với bờ dâu ruộng lúa nhưng thường thiếu tầm nhìn qua khỏi con đê, bờ ao, thửa ruộng của họ. CS Trung Quốc và Việt Nam giành được chính quyền nhờ khai thác được lòng yêu nước của người nông dân. Marx viết, nếu không có sự liên minh với giai cấp nông dân thì “bài đơn ca của cách mạng vô sản sẽ trở thành bài ai điếu.”

Nếp nhà xưa: Văn hóa trong bữa ăn của người Việt


Bữa cơm gia đình của người Việt ẩn chứa nhiều đạo lý, thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó giữa các thành viên trong gia đình thông qua việc quây quần bên mâm cơm vui vẻ trò chuyện sau một ngày vất vả…Bữa cơm chính là linh hồn của hạnh phúc, của sự yêu thương và cũng chính là nơi nuôi dưỡng tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình.

274 - Đám tang ông Kình bị ‘giám sát chặt’, vợ ông cáo buộc cảnh sát đánh đập





Gia đình ông Lê Đình Kình tổ chức lễ tang cho ông hôm 13/1, bốn ngày sau vụ cảnh sát đột kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, liên quan đến tranh chấp đất quốc phòng sát nơi được gọi là sân bay Miếu Môn. Ông Kình, 84 tuổi, thủ lĩnh tinh thần của những người dân khiếu kiện, đã thiệt mạng trong vụ đột kích. Phía công an nói có 3 người của họ “hy sinh” trong vụ này.

273 - Giải mã chiến thuật của Trung Quốc trên biển “Mềm nắn, rắn buông”



Ảnh minh họa: Liêu Ninh- tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

Liêu Ninh - hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh AFP


Thời gian gần đây, việc các tàu Trung Quốc, bao gồm cả tàu dân quân biển và tàu hải cảnh xâm phạm vùng biển thuộc EEZ của các quốc gia khác ngày càng gia tăng. Việc đối phó của các quốc gia bị xâm phạm thì rất khác nhau. Dự báo mới nhất của RAND[1] về tình hình năm 2020 cho biết: “Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn từng bước, thực hiện chiến lược “tằm ăn dâu” để thực hiện cho được mục đích địa chính trị của họ trên biển Đông”. Như vậy, cần tìm hiểu chiến thuật của Trung Quốc qua cách họ hành động trên biển sẽ có thể tìm ra cách để chống lại các hành động xâm phạm này của Trung Quốc.

272 - Ngày 14/01/1943: Tổng thống Mỹ đầu tiên công du bằng máy bay



Vào ngày này năm 1943, Franklin Roosevelt đã trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đi công tác bằng máy bay. Chiếc Boeing 314 Flying Boat, biệt danh Dixie Clipper, đã chở ông băng qua Đại Tây Dương để đến dự một cuộc họp chiến lược về Thế chiến II với Winston Churchill tại Casablanca ở Bắc Phi. Do các tàu ngầm Đức đã gây tổn thất nặng nề cho giao thông hàng hải của Mỹ ở Đại Tây Dương, các cố vấn của Roosevelt đành miễn cưỡng để ông di chuyển bằng máy bay. Như vậy, ở tuổi 60, Roosevelt đã thực hiện một hành trình khứ hồi dài 27.359 km đầy gian nan.

271 - Chọn Thái Anh Văn, người dân Đài Loan khẳng định bản sắc riêng với Trung Quốc



Tại Đài Bắc, bà Thái Anh Văn tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan ngày 11/01/2020. ©The Yomiuri Shimbun​ via Reuters
Ngày 11/01/2020, đại đa số cử tri Đài Loan đã quyết định trao thêm cho bà Thái Anh Văn, thuộc đảng Dân Tiến, một nhiệm kỳ tổng thống mới. Thắng lợi vang dội này của bà còn là lời khẳng định của người dân Đài Loan rằng họ có một bản sắc khác biệt với Trung Hoa lục địa. Đây là một sự thay đổi quan điểm khó có thể được giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc chấp nhận.

270 - Toàn cảnh vụ đàn áp Đồng Tâm qua lời kể của một người dân

ĐỒNG TÂM... NHỮNG NGÀY BUỒN NHẤT LỊCH SỬ:
Rằm tháng Chạp là lúc mà người người nhà nhà lo toan chuẩn bị cho năm mới. Đón một niên kỷ mới, với niềm vui mừng và rộn rã. Thế nhưng xã Đồng Tâm chúng tôi lại là một nơi buồn nhất trên quê hương Việt Nam. 2h30 sáng: tiếng kẻng, tiếng mâm, tiếng phẫn xoong đập vào nhau vang khắp mọi con ngõ nhỏ. Nghe mà sao mà chát chúa.

269 - Những “thông tin” tuyên truyền về Đồng Tâm của chính quyền

Mạc Văn Trang
Trận tấn công vào làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào 4 giờ sáng ngày 09/1/2020 đã được chính quyền chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng về mọi phương diện. Trên mặt trận “THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN”, ta thấy gì: – Tất cả các phương tiện truyền thông nhà nước: báo, chí, đài truyền hình, truyền thanh… từ ngày 09/1/2020 đều chỉ đưa duy nhất một bản THÔNG BÁO ngắn gọn của Bộ Công an, không có một bài báo độc lập nào, thậm chí bình luận cũng không dám… Về bản Thông báo này, trong bài viết hôm 11/1 tôi đã nêu lên 5 câu hỏi thắc mắc mà nhiều người cũng thấy như vậy.

268 - Đồng Tâm: Bộ Công an 282 - Việt Nam nói 'không có lệnh bắt giữ" khi 'lực lượng vào thôn Hoành'


Hàng rào sân bay Miếu Môn đang được Bộ Quốc phòng VN xây dựng - nguyên nhân khiến bốn người bỏ mạng trong vụ công an tấn công làng hoành rạng sáng 9/1
àng rào sân bay Miếu Môn đang được Bộ Quốc phòng VN xây dựng - nguyên nhân khiến bốn người bỏ mạng trong vụ công an tấn công làng hoành rạng sáng 9/1


Bộ này cũng nói triển khai quân vào rạng sáng là để 'đảm bảo an toàn cho người dân và hoạt động xây dựng tường rào'. Sáng 14/1, ông Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam thông tin với lãnh đạo các cơ quan báo chí về diễn tiến vụ Đồng Tâm xảy ra vào đêm mùng 8, rạng sáng ngày 9/1.

267 - Chết vì giữ đất


Cụ Lê Đình Kình và vợ. (Hình: Facebook)

Xưa nay, người chết vì giữ đất không hiếm. Đất là quê hương, làng mạc, nơi có mồ mả ông cha, nơi đồng ruộng, lúa trổ thành bông nuôi sống con người, nơi tình tự có nghìn lời ca dao đằm thắm. Một ngày bỗng dưng có người đem gươm giáo đến chiếm đoạt, con người hẳn đã phải đứng lên đối kháng, dù trong tay không có một tấc sắt. Dù kẻ chiếm đoạt là ngọai xâm, là thế lực, là cường quyền, nạn nhân thề giữ đất không lui bước, dù đứng trước roi vọt, hơi cay, dùi cui, súng đạn, nhà tù, cuối cùng là máu phải đổ.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

266 - Ngày 13/01/1842: Người Anh duy nhất sống sót sau thảm sát ở Kabul





Vào ngày này năm 1832, một bác sĩ quân y Anh đã đến được đồn lính gác của Anh tại Jalalabad, Afghanistan, trở thành người duy nhất sống sót trong số 16.000 quân của lực lượng viễn chinh Anh-Ấn vốn bị tàn sát khi rút lui khỏi Kabul. Ông kể lại cuộc thảm sát khủng khiếp ở Đèo Khyber, nơi người Afghanistan đã không có một chút nương tay nào đối với lực lượng Anh-Ấn bại trận và các nhân viên tùy tùng.

271 - Đàn áp Đồng Tâm



Tranh chấp đất ở xã Đồng Tâm kéo dài từ năm 2016 khi người dân không đồng ý việc chính quyền huyện Mỹ Đức, Hà Nội giao đất đang canh tác của họ cho Tập đoàn viễn thông Viettel của quân đội. Diện tích đất 59 ha này là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, nằm trong 208 ha mà chính phủ thu hồi từ 1980 dùng cho mục đích an ninh quốc phòng.

265 - Có một khẩu hiệu trên quan tài

Luật Khoa - Trịnh Hữu Long

Cụ Lê Đình Kình. Ảnh: Green Trees

“Đế quốc chủ nghĩa Pháp dùng pháp luật đạo tặc, dùng võ lực dã man cướp đất của nông dân bản xứ, mỗi lần cho bọn địa chủ người Pháp, cho các công ty tài chính hàng ngàn, hàng vạn mẫu, để chúng lập đồn điền cao su, bông, vải, mía, lúa, v.v.” Đó là những gì được ghi trong “Nghị quyết về nông dân vận động”, được Đại hội Đảng lần thứ II của đảng Cộng sản Đông Dương thông qua ngày 28/3/1935.

264 - Đồng Tâm: Con ông Lê Đình Kình bị khởi tố


Bà Dư Thị Thành, vợ cụ Lê Đình Kình, xuất hiện trong một đoạn video với khăn tang trắng, cho hay bốn người trong nhà hiện chưa có tin tức gì. "Người ta bắt khai là ở nhà cầm lựu đạn, tôi bảo là tôi không biết quả lựu đạn thế nào, tôi không biết bom xăng là thế nào, thì tôi không khai được. Thế là nó tát, cứ thế nó tát, nó đá, tát suốt, hết bên nọ sang bên kia, xong rồi nó đá vào hai bên ống chân," bà Thành nói.

263 - Từ vụ ‘Vũ Nhôm’, phải hỏi ai sinh ra tình báo viên 'Trần Đại Vũ'



              Vũ 'Nhôm' trong phiên tòa hôm 30 tháng Giêng, 2019, tại Hà Nội.


Phiên xử sơ thẩm vụ án “vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Đà Nẵng kết thúc, Phan Văn Anh Vũ (Vũ “Nhôm”) bị tuyên 25 năm tù đối với cả hai tội này.

262 - Cơ hội để Singapore vượt mặt Hồng Kông đã đến?




Nếu có nơi nào đã diễn tập cho thời khắc vượt mặt Hồng Kông trở thành trung tâm kinh tế của Châu Á, thì đó là Singapore. Thủ tướng đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu, đã sử dụng Hồng Kông như là một mô hình trực tiếp trong nỗ lực xây dựng một tương lai ổn định cho Singapore sau khi họ bị trục xuất khỏi liên bang Malaysia vào năm 1965. “Tôi nghĩ rằng tôi sẽ học hỏi từ Hồng Kông, nơi bị cắt đứt khỏi đất liền, khỏi Trung Quốc đại lục,” ông Lý phát biểu như vậy trong một bài diễn văn năm 1992.

261 - Ai chủ trương giết gia đình cụ Lê Đình Kình ở Đồng Tâm?


Tổ chức rất quy mô, lực lượng vũ trang tấn công rất lớn vào xã Đồng Tâm, đã xảy ra vào rạng sáng ngày rằm tháng Chạp, là cận kề ngày Tết cổ truyền thiêng liêng của dân tộc, tức 4 giờ sáng ngày 9/1/2020, giết cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi ngay tại phòng ngủ của cụ, bằng 4 phát đạn, một phát bắn ngay tim.

260 - CSCĐ Dương Đức Hoàng Quân: Đáng sợ là máu đổ chính vì người dân mình


Những ngày này, nhiều người bạn của tôi và cả tôi rất khó ngủ vì thiệt hại sinh mạng người Việt quá lớn ở Đồng Tâm rạng sáng ngày 9/1/2020. Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động đã chết, còn về phía người dân thì chắc chắn ít nhất cụ Lê Đình Kình đã mất. Video clip và hình ảnh thi thể cụ Lê Đình Kình đã được gia đình, hàng xóm đưa lên mạng xã hội để rộng đường dư luận.

259 - Uống sữa bò tốt hơn hay sữa đậu nành tốt hơn?


Other

Sữa đóng vai trò quan trọng trong đời sống mọi loài động vật có vú, ngay từ thuở chào đời. Nhưng một số người cho rằng uống sữa của các loài động vật có vú khác là không cần thiết, không tự nhiên, và thậm chí là không tốt cho sức khỏe. Là loài duy nhất uống sữa từ các loài khác, con người có mối quan hệ khác thường với thức uống màu trắng này. 

258 - "Đức trị'' của Nguyễn Phú Trọng tại Đồng Tâm

Ngày 24 tháng 4 năm 2016, khi xuất hiện cá chết dạt vào bờ biển miền Trung. Mọi nghi vấn đổ dồn vào Formosa và dư luận dấy lên sự bức xúc ngày càng gia tăng. Ngay lúc ấy Nguyễn Phú Trọng đến thăm Formosa và khen ngợi tiến độ dự án nơi này. Khi mà Thản Mường Thanh đứng trước nguy cơ bị khởi tố vì sai trái trong các dự án đất đai. Bất ngờ Nguyễn Phú Trọng đến nghỉ ở khách sạn Mường Thanh và đề tặng bài thơ khen ngợi chuỗi khách sạn Mường Thanh.

257 - Người Đài Loan tắm trong nắng dân chủ

Y Chan

Dàn lãnh đạo của đảng Dân Tiến cúi đầu cảm ơn cử tri sau chiến thắng đêm 11/1/2020. Ảnh: Twitter Tsai Ing-wen.


Cuộc bầu cử ồn ào nhất, và được thế giới chú ý nhiều nhất tại Đài Loan trong hai chục năm qua, đã có kết quả. Mỗi cử tri Đài Loan bước vào phòng phiếu ngày 11/1 cùng lúc quyết định cả ba việc: (1) ai sẽ làm tổng thống, (2) ứng viên nào tại khu vực địa phương sẽ làm nghị viên, và (3) đảng nào sẽ được quyền giành thêm suất ghế phi-khu-vực tại Quốc hội.

256 - Đồng Tâm và Ô Khảm, hai quốc gia của một chế độ

Jackhammer Nguyễn
Đồng Tâm là một làng quê nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, Việt Nam. Ô Khảm là một làng đánh cá ngoại thành Quảng Châu, Trung Quốc. Ngày 9/1/2020, công an Việt Nam ập vào làng Đồng Tâm, đàn áp bắt đi ba mươi người, giết chết một người, chấm dứt sự tồn tại của Tổ đồng thuận chống tham nhũng Đồng Tâm.

255 - Ai sẽ lên dàn hỏa năm con chuột?

Nguyễn Nam – (VNTB)

Một cái Tết Canh Tý đang nhuốm mùi thuốc súng ở chính trường Việt Nam.
Rất có thể đó là những cái tên quen thuộc mà dân chúng chờ đợi suốt hơn cả chục năm qua: Lê Thanh Hải, Hoàng Trung Hải. – http://ubkttw.vn/tin-tuc-thoi-su/-/asset_publisher/bHGXXiPdpxRC/content/thong-cao-bao-chi-ky-hop-42-cua-uy-ban-kiem-tra-trung-uong

254 - Đòi hỏi minh bạch thông tin trong vụ xung đột ở Đồng Tâm



Thông báo trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an và việc cưỡng chế vào rạng sáng 9/1/2020.

Thông báo của Bộ Công an vào ngày 9/1 cho biết một số người chống đối việc giao đất quốc phòng cho chính quyền ở Đồng Tâm đã sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng. Vụ việc đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng, trong đó có 3 công an và 1 người dân. Ngoài ra còn có một người dân khác bị thương mà báo chí trong nước gọi là đối tượng.

253 - Tấn công Đồng Tâm – cái tát vào mặt chế độ

Bạch Cúc

Cụ Kình đã mất!
Con cụ cũng mất!

Vậy là hai mạng người dân đã mất vào giữa thời bình. Hai mạng người dân đã chết khi còn đang say ngủ bởi cuộc tấn công của hơn 3000 lính tinh nhuệ đánh úp vào làng lúc 4 giờ sáng! Người ta tự hỏi đây là trận chiến chống giặc thù nào khi đất nước đã im tiếng súng 45 năm? Người ta bàng hoàng không thể tin nổi khi được biết cuộc tấn công thần tốc và chớp nhoáng với khí thế vang dội là của quân Cộng sản chống lại nhân dân trong cuộc chiến giành đất và cướp đất!

252 - Irak trong vòng kềm tỏa của Iran




Biểu tình tại quảng trường Tahrir - Bagdad, Irak chống Iran. Ảnh ngày 11/12/2019. SABAH ARAR / AFP
Việc tư lệnh lực lượng viễn chinh Iran, tướng Qassem Soleimani bị hạ sát gần thủ đô Bagdad là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy Irak đang trong vòng kềm tỏa của Teheran. Iran từng bước củng cố ảnh hưởng với nước láng giềng sát cạnh và cũng là một nước cựu thù trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị đến quân sự hay kinh tế.

251 - Ai vi phạm pháp luật ở Đồng Tâm?

Đến giờ này có thể chắc chắn là ông Kình bị công an bắn chết, vì dân không có súng, mà ngực ông Kình có lỗ đạn đúng tim. Còn 3 công an chết, theo xác nhận của Bộ công an, thì chưa có gì chắc chắn do dân (nghiện, khủng bố) giết và đốt, công an còn chưa dám khẳng định điều đó. Việc này phải có điều tra độc lập, tối thiểu phải có Viện KS tham gia giám sát, sau đó tòa phán xử (tất nhiên là xử những người còn sống), thì mới kết luận được. Thế nhưng bò đỏ và nhiều thiện lành mặc định coi dân giết công an?

250 - Những thú vui vang bóng một thời



Những thú vui vang bóng một thời

Tại miền Nam, từ giữa thập niên 1950, khi dòng người cuồn cuộn xuống tàu há mồm đi từ Bắc vào Nam theo tinh thần Hiệp định Genève 1954 thì cũng là lúc đời sống bình lặng của vùng đất phương Nam sôi nổi hẳn lên. Đám học trò miền Nam có thêm bạn mới, xa lạ lúc ban đầu, nhưng chẳng mấy chốc thân quen; nhiều khu đất Sài Gòn hoang vắng chợt ấm áp tiếng người.

249 - Ông Già Ba Tri Của Xã Đồng Tâm

Tưởng Năng Tiến
image001_34.png
CHÚNG NÓ GIẾT CỤ KÌNH RỒI! LÀNG NƯỚC ƠI! - Pham Nguyen Truong
Tôi mém viết hồi ký mấy lần, lần nào cũng đang lúc chuyến choáng hơi men. Ngủ một giấc, thức dậy, ngẫm nghĩ thấy đời mình chán như con gián và nhạt còn hơn nước ốc nữa – chả có cái con mẹ gì để mà “ký” cả – nên… thôi! Thôi, không viết thì đọc vậy. Cho nó đỡ buồn. Năm ngoái, tôi coi lại nguyên bộ Trả Ta Sông Núi của Đại Tá Phạm Văn Liễu. Năm nay, nghe Đinh Quang Anh Thái dụ, tôi đặt mua cuốn Hồi Ký Tống Văn Công – do Người Việt Books vừa xuất bản.

248 - “Cách mạng Xã hội” – Những điều bạn phải biết nếu muốn thay đổi xã hội

Sáng 11/01, đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (thuộc Bộ Thông tin – Truyền thông) phát biểu một cách hằn học, rằng “trong vụ việc chống người thi hành công vụ ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, một số đối tượng đã lợi dụng đưa thông tin sai sự thật, thông tin bóp méo nhằm kích động người dân hiểu sai về vụ việc gây hoang mang dư luận, thông tin kích động chống đối chính quyền trên các nền tảng xuyên biên giới như Facebook”.

247 - Đồng Tâm - 'thảm họa, nguy cơ và cơ hội của Việt Nam'


Đồng Tâm
Đồng Tâm, điểm nóng tranh chấp đất đai từ tháng 4/2017 đột ngột nóng lên trở lại vào thượng tuần tháng 01/2020 (Hình minh họa trên Nhân Dân TV YouTube)


Chỉ trong vòng mấy chục tiếng đồng hồ kể từ khi xảy ra biến cố, hàng trăm triệu độc giả của báo chí và các hãng tin tức, truyền thông trên thế giới đã đọc được những sự kiện diễn ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội của Việt Nam. Riêng các trang web và dịch vụ cấp thông tin về thời sự Việt Nam từ BBC cho đến YouTube đã được hàng triệu views từ Việt Nam, phản ánh sự quan tâm của nhiều người Việt Nam trong nước về vụ việc.

246 - Đồng Tâm: Vì sao phải che giấu cuộc càn quét




Khi truyền thông Việt Nam nhất tề đưa tin ngắn theo đúng thông báo của Bộ Công an về diễn biến mới nhất ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, kết luận chính xác có thể đưa ra là đó mới chỉ là sự gây nhiễu thông tin pha chút ít sự thật. Điểm chính trong thông báo của Bộ Công an, vốn cũng được trang Thông tin Chính phủ đăng lại, là:

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020

245 - Một ngọn nến, một nén nhang cho những cái chết quá đau thương

Mấy ngày qua, tôi vẫn chờ thông tin chính thức từ nhà nước về vụ tấn công đêm 9/1/2020, trong đó có thông tin liên quan cái chết của 3 người lính và 3 người đàn ông (2 con và cháu nội cụ Lê Đình Kình) mà không thấy. Các thông tin được đưa “đồng phục” trên báo đài khá nghèo nàn không đáp ứng nhu cầu lớn và cấp bách hiện nay: MINH BẠCH.

244 - Nhận diện kẻ thù của nhân tâm và dân ý


Hệ thống công quyền Việt Nam vừa minh định quan điểm về cách hành xử trong biến cố Đồng Tâm: Ông Nguyễn Phú Trọng (Tổng bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã quyết định trao “Huân chương Chiến công hạng Nhất” cho “ba cán bộ, chiến sĩ hy sinh” trong cuộc tấn công vào thôn Hoành, xã Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

243 - Đồng Tâm: Giá như chính quyền cũng hiền như trên biển





Một trong những nhận xét về cách hành xử của chính quyền trong vụ Đồng Tâm là họ “ác với dân, hèn với giặc”. Ngoài biển mỗi khi các tàu Trung Quốc thực sự xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, chính quyền thường hết sức mềm mỏng, tìm đủ mọi cách để tháo ngòi căng thẳng.

242 -12/01/1962: Mỹ bắt đầu Chiến dịch Ranch Hand ở Việt Nam




Vào ngày này năm 1962, Không quân Hoa Kỳ đã phát động Chiến dịch Ranch Hand, với “kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm chống tiếp cận khu vực” (modern technological area-denial technique), được thiết kế để phơi bày mọi đường lộ và đường mòn mà lực lượng Việt Cộng sử dụng.

241 - Mực và máu


Nhân sự kiện Đồng Tâm, tôi lại nhắc lại câu chuyện mực và máu.
Khi tiếp ông Trương Quang Được, lúc đó là phó chủ tịch quốc hội, ông chủ tịch Hạ viện Bỉ có nói: “Nước Bỉ của chúng tôi cũng rất phức tạp, chúng tôi tốn rất nhiều mực, nhưng không tốn máu”. Rõ ràng ông chủ tịch đã hàm ý Việt Nam tốn quá nhiều máu để giải quyết câu chuyện của mình. Và cho đến tận bây giờ, khi chính quyền đã nắm chắc trong tay, lãnh đạo Việt Nam vẫn lựa chọn bạo lực và máu để giải quyết mâu thuẫn với chính nhân dân của mình.

240 - Đồng Tâm: Nguyễn Phú Trọng cướp đất giết người


Công an, cảnh sát canh trước ngõ nhà cụ Lê Đình Kình chiều 10 Tháng Giêng. (Hình: Thanh Niên)



Trước đây ba chục năm tôi coi bức hí họa trên một tờ báo Mỹ. Trong bức tranh cười này thấy cảnh văn phòng một công ty, một cái tủ sắt lớn đổ nghiêng và hai người bị đè lên đang kêu cứu. Bên cạnh là một người có vẻ là ông “boss” đưa hai tay lên trời, miệng mở rộng như đang la lớn.

239 - Đài Loan : Thế hệ "hoa hướng dương" thách đố Bắc Kinh




Một người dân Đài Bắc phất cờ Đài Loan trong một cuộc tuần hành trước kỳ bầu cử tổng thống 11/01/2020. REUTERS/Ann Wang
Chiến thắng của phe dân chủ tại Đài Loan là thảm kịch đối với Trung Quốc. Mỹ-Iran sẽ quyết chiến bằng mọi giá ? Libya, sân chơi mới của Putin và Erdogan, Nước Úc trong cơn bão lửa, Mùa Xuân sẽ đến với nước Nga … là những chủ đề nóng bỏng trên các tạp chí Pháp cuối tuần.

238 - Lại chiêu trò cũ



có cuộc tấn công vào tết Mậu Thân năm 1968, thì ngày 19/10/1967 Đài Tiếng nói Việt Nam đọc tuyên bố tự nguyện ngừng bắn 7 ngày từ 01h00 ngày 28 tháng Chạp năm Đinh Mùi đến 01h00 sáng ngày mùng 6 tết Mậu Thân. Sợ chưa đủ tạo lòng tin,  thì 1 tháng sau ngày 17/11/1967, Đài phát thanh Giải phóng của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam lập lại lời của Đài Tiếng Nói Việt Nam về tuyên bố ngừng bắn 7 ngày tết Mậu Thân năm 1968.

237 - Máu đồng bào nhuộm đỏ huân chương của bọn khát máu!


Tháng 5/2019, ngay sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận đất canh tác nông nghiệp tại cánh đồng Sênh, thuộc sân bay Miếu Môn, là đất quốc phòng; người dân Đồng Tâm đã khẳng định: “Nếu Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội cố tình vào cướp đất của người dân Đồng Tâm thì chúng tôi sẵn sàng đổ máu và cũng sẵn sàng hủy diệt kẻ nào dám vào cướp đất”.

236 - Mục tiêu công nghiệp hóa: Việt Nam tiếp tục giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’



Cách đây gần 1 thập kỷ, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020. Mục tiêu này được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 vào năm 2011. Trong 10 năm qua, quốc gia Cộng sản của Đông Nam Á được thế giới ca ngợi với đà phát triển kinh tế mạnh trong nhiều năm liên tiếp và tiến từ một quốc gia có nền kinh tế dựa trên nông nghiệp sang một nền kinh tế phát triển bằng các hoạt động công nghiệp.

235 - DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI ĐANG KHÓC CÔNG AN VÀ CHỬI "GIẶC ĐỒNG TÂM"


Việc truyền thông quốc doanh đưa tin (từ nguồn duy nhất là Bộ Công an) rằng có 3-5 cảnh sát “hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ” ở Đồng Tâm, kết hợp với đàn dư luận viên hàng chục ngàn con tích cực định hướng dư luận, đã khiến rất nhiều người đua nhau lên facebook khóc thương cho những “chiến sĩ” trẻ tuổi và chửi rủa “bọn giặc” dám chống người thi hành công vụ, sát hại công an nhân dân.

234 - Đồng Tâm: 'Cần mở một ủy ban đặc biệt để điều tra vụ việc'


Bộ Chính trị đảng Cộng sản và Quốc hội của Việt Nam cần họp gấp, cũng như cần mở ủy ban điều tra 'riêng và độc lập'ở cơ quan lập pháp cao nhất để điều tra về việc ra quyết định tiến hành vụ 'tập kích' ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 09/01/2020, theo một ý kiến từ giới quan sát chính trị, xã hội tại Việt Nam.

233 - Nguyễn Xuân Phúc: “Nhiều đốm lửa nhỏ sẽ bùng lên thành đống lửa lớn”



Hình minh họa. Cổng làng Hoành, xã Đồng Tâm năm 2017

Hình minh họa. Cổng làng Hoành, xã Đồng Tâm năm 2017 - Reuters
Nhưng những “anh Pha, chị Dậu xóm Hoành” không thể “nhóm lửa” lúc 4 giờ sáng rằm tháng chạp, đơn giản, vì lúc ấy họ đang ngủ. Họ cũng không thể có mặt để phá một bức tường đã xây xong từ lâu ở cách thôn Hoành 3 – 4 cây số. Tất cả, chỉ là trò “gắp lửa bỏ tay người”, là màn kịch trâng tráo và thô bạo của công an. Nhưng thô bạo và trâng tráo hơn, đó chính là sự dối trá ở cấp độ quốc gia, phơi bày ngay giữa thủ đô, trước cả nước và trên thế giới…

232 - Đồng Tâm – Cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa dối trá và sự thật

Vậy là cụ Kình và người con trai đã chết thật rồi. Đồng Tâm đi vào lịch sử hiện đại như 1 cuộc chiến điên rồ giữa một bên là guồng máy chính quyền khổng lồ với vài ngàn công an, cảnh sát cơ động trang bị tận răng súng ống xe tăng, cả các dụng cụ phá sóng, cúp internet để cắt hẳn liên lạc của người dân. Bên còn lại là những người nông dân lương thiện, chỉ mong được bình yên cày bừa chân chỉ cho cuộc sống vốn không mấy dư dả của mình.

231 - Nguyễn Phú Trọng cấp tốc ký trao huân chương cho ba công an chết khi tấn công Đồng Tâm


Bộ Trưởng Công An CSVN Tô Lâm đến chia buồn tại nhà Thiếu Úy Dương Đức Hoàng Quân. (Hình: VietnamNet)


HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chiều 11 Tháng Giêng, báo Pháp Luật TP.HCM xác nhận việc việc Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Phú Trọng ký quyết định truy tặng ‘huân chương chiến công’ hạng nhất cho ba công an thiệt mạng khi tấn công Đồng Tâm.

230 - Bạo lực, văn minh, và quyền được ác



   Cảnh sát cơ động tại hiện trường vụ xung đột ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội ngày 9/1/2020. Ảnh: TTXVN


Trong mùa hè phản kháng dài nhất lịch sử của Hong Kong, có một chủ đề không thường xuyên được đề cập nhiều trên các mặt báo, nhưng lại rất nóng sốt ở các diễn đàn của những người trẻ. Đó là việc họ nên đáp trả thế nào đối với các hành vi bạo lực của cảnh sát.

229 - Ông Lê Thanh Hải chỉ đạo gì về khu tái định cư 160ha Thủ Thiêm


Khi còn làm Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Lê Thanh Hải đã chỉ đạo làm  'biến dạng' khu tái định cư 160ha tại Thủ Thiêm, không đúng theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ năm 1996 phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu ĐTM Thủ Thiêm, trong đó khu tái định cư 160ha nằm gần hoặc liền kề khu trung tâm.

228 - Trách nhiệm của ai?

Điều khủng khiếp nhất, tôi có nghĩ, mà tự thấy khó tin là họ sẽ giết cụ Kình, nay đã là sự thật. Vậy mà nghe xác nhận tin, tôi sững sờ chết lặng. Nhưng rồi… đến đó vẫn chưa đủ kinh sợ. Con trai thứ hai của cụ cũng bị đánh chết trong ngôi nhà (bây giờ không còn là nhà, giờ là cái nền nhà bị tấn công đổ nát?). [Về chi tiết anh Lê Đình Chức bị đánh, đã chết, tôi đang kiểm tra và cập nhật. Mất tích rồi thì rõ, mà có chết không, xin lỗi cho tôi cập nhật].

227 - Nền dân chủ Đài Loan trước thách thức Trung Quốc



Tổng thống Thái Anh Văn trong chiến dịch vận động tranh cử ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 10/01/2020. REUTERS/Tyrone Siu
Cử tri Đài Loan bầu tổng thống trước áp lực ngày càng lớn từ Trung Quốc ; Phải chăng tổng thống Mỹ triệt hạ tướng Qassem Soleimani của Iran là để đánh bóng lại uy tín quân sự của Mỹ trong khu vực ; Tại Pháp, cuộc thương lượng giữa chính phủ và các nghiệp đoàn về dự luật cải cách hưu bổng vẫn bế tắc. Trên đây là những chủ đề thời sự nóng bỏng nhất trong tuần này.

226 - Sau 45 năm độc quyền lãnh đạo: Đảng CSVN đạt được gì, mất gì và cần phải làm gì cho đất nước?


Người dân Việt Nam biểu tình phản đối hai dự Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu. Hình chụp ngày 10/6/18 tại Sài Gòn.
Người dân Việt Nam biểu tình phản đối hai dự Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu. Hình chụp ngày 10/6/18 tại Sài Gòn. Ảnh AFP

Thành quả sau 45 năm

Kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30/4/1975 và sau hơn 4 thập niên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kinh tế Việt Nam được thế giới công nhận là có sự phát triển vượt bậc và ổn định qua các chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng vượt ngưỡng trong hai năm liền 7% (2018) và 7,2% (2019). Chỉ số lạm phát ở mức 2,76%; xuất siêu đạt 9 tỷ đô la Mỹ (USD); lượng kiều hối chảy vào Việt Nam lên đến gần 17 tỷ USD trong năm 2019, được xếp là năm thứ 3 liên tiếp thuộc nhóm 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới.

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020

225 - ‘Hi sinh’ và bị ‘tiêu diệt’



                       Cảnh sát chặn lối vào xã Đồng Tâm. Photo Dan Tri/VTV


Cuộc tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội lúc rạng sáng ngày 9 tháng 1 đang khuấy động dư luận. Cho đến giờ này, Bộ Công an Việt Nam đang nắm giữ độc quyền thông tin. Toàn bộ hệ thống truyền thông chính thức đều dẫn lại thông tin từ nguồn duy nhất này. Theo đó, “ba cán bộ, chiến sĩ công an hi sinh, một đối tượng chống đối chết, một đối tượng chống đối bị thương” vì “bom xăng, lựu đạn, dao phóng”.

224 - Bạo lực trước Tết và đối đầu trên mạng


Đồng Tâm


Có lẽ xoay ngược đầu nhiều lần thì những vị cộng sản lão thành cũng không thể hình dung nổi có một sự kiện Đồng Tâm như đã diễn ra rạng sáng 9/1/2020. Đồng Tâm là điểm nóng truyền thông từ vài năm nay. Phía nhà nước làm tuyên truyền rất tốt: có đủ trên báo chính thống, trên các kênh gặp mặt trực tiếp tại chỗ, từ các KOLs (những người có sức ảnh hưởng trên cộng đồng mạng), và gần đây, theo những thông tin 'lề trái' là phát cả trên loa phóng thanh công suất cao vào làng. Chỉ cần muốn tìm hiểu thì không thiếu thông tin nào trên mạng.

223 - Tin Biển Đông: Tàu TQ vẫn tiếp tục quấy phá vùng đặc quyền kinh tế của VN

BTV Tiếng Dân
Như chúng tôi đã đưa tin hôm qua, có ít nhất 5 tàu Trung Quốc đang quấy phá lãnh hải Việt Nam ở khu vực Nam Biển Đông, gần Bãi Tư Chính, trong đó có 4 tàu hải cảnh đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của VN. Hiện tại, các tàu TQ vẫn tiếp tục thách thức chủ quyền VN, thậm chí đang có dấu hiệu tiến vào sâu hơn.
Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Sáng hôm nay các tàu hải cảnh TQ vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển phía nam Bãi Tư Chính, trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Cụ thể, 3 tàu hải cảnh TQ gồm Zhongguohaijing, Haijing 35111 và Zhongguohaijing 5403 vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển ở phía Nam Bãi Tư Chính. Trong đó, tàu hoạt động gần bãi Tư Chính nhất là tàu Haijing 35111, chỉ cách mép Bãi Tư chính khoảng 23 hải lý.
Ông Nam lưu ý, Bãi Tư Chính “là một bãi đá ngầm, khá rộng, chạy dài hàng chục km, nên việc xác định khoảng cách từ mép bãi đến con tàu chỉ có độ chính xác giới hạn. Vả lại các tàu hải cảnh TQ liên tục di chuyển trên biển”.
Theo ông Nam, lúc 5h24’ sáng 11/1/2020, tàu Zhongguohaijing cách Côn đảo khoảng 175,6 hải lý, nghĩa là có dấu hiệu lùi xa một chút vì cũng vào giờ đó, ngày 10/1/2020, tàu này cách Côn đảo khoảng 169,6 hải lý. Nhưng đó không phải là tín hiệu đáng mừng vì lúc đó các tàu hải cảnh này vẫn đang quanh quẩn trong khu vực Bãi Tư Chính với tốc độ chậm.

Vị trí các tàu hải cảnh TQ vào thời điểm 5h24’ sáng 11/1/2020. Nhóm 3 tàu TQ ở trông ô chữ nhật màu đỏ, được đánh số gồm: 1. Zhongguohaijing; 2. Zhongguohaijing 5403 và 3. Haijing 35111. Nguồn: FB Phạm Thắng Nam

Lúc 15h ngày 11/1, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật diễn biến đáng lưu ý: “Dường như đang có diễn biến xảy ra trên thực địa. Sau những ngày đầu chỉ loanh quanh qua lại với vận tốc thấp, trong ngày vừa qua các tàu hải cảnh Trung Quốc đều đang hoạt động với vận tốc lớn từ 13 – 20 hải lý”.
Bên cạnh thông tin về hai tàu Haijing 35111 và Zhongguohaijing, trang này cung cấp thêm thông tin về con tàu thứ 4 là China Coastguard 5302, là con tàu đã được ông Ryan Martinson, GS trường cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ cung cấp thông tin vào tối ngày 10/1.

Vị trí của tàu Haijing 35111 vào thời điểm 13h53’ ngày 11/1/2020 (6h53’ giờ UTC). Nguồn: Dự án ĐSK BĐ
Vị trí của tàu China Coastguard 5302 vào thời điểm 7h46’ ngày 11/1/2020 (0h46’ giờ UTC). Nguồn: Dự án ĐSK BĐ
Vị trí của tàu Zhongguohaijing vào thời điểm 14h14’ ngày 11/1/2020 (7h14’ giờ UTC). Nguồn: Dự án ĐSK BĐ
Đội hình Haijing 35111, Zhongguohaijing và China Coastguard 5302 trong vùng biển Bãi Tư Chính. Nguồn: Dự án ĐSK BĐ

Riêng con tàu thứ 5 là tàu Xiang Yang Hong 03 (Hướng Dương Hồng 03) thì ít người nhắc tới, chỉ được đề cập trong thông tin cập nhật tối ngày 10/1 của ông Ryan Martinson và trong một bình luận trên trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Thông tin xung quanh tàu này khá nhiễu, có người nói rằng hoạt động của nó không liên quan tới nhóm tàu TQ. Có người lại cho rằng nó có liên quan vì Xiang Yang Hong 03 có thể thực hiện chức năng khảo sát.
Về sự thay đổi vận tốc đột ngột của nhóm tàu hải cảnh TQ, một số bình luận trên mạng cho rằng, có thể một số tàu chấp pháp VN đã tiến ra và tìm cách ngăn cản tàu TQ. Nhưng có thể do tàu VN không bật hệ thống nhận dạng tàu thuyền AIS nên nguồn tin của trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông từ dữ liệu vệ tinh dân sự chỉ hiển thị các tàu TQ đột ngột tăng tốc. Nếu giả thuyết đó là đúng thì hoạt động ngăn cản này cũng không mấy hiệu quả, vì các tàu TQ chỉ tránh theo các đường zig zag nhỏ, nghĩa là vẫn quanh quẩn trong khu vực Bãi Tư Chính. 
Có lẽ diễn biến căng thẳng mới trên Biển Đông đã đánh động sự chú ý của một số lãnh đạo VN, nên trong cuộc gặp Tổng Thư ký Liên Hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị Liên Hợp quốc tiếp tục quan tâm tình hình Biển Đông, báo Tiền Phong đưa tin. 
Trong cuộc gặp song phương với ông Phạm Bình Minh, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng, Việt Nam “có vị thế đặc biệt, là nhân tố quan trọng đóng góp vào hoà bình, ổn định trong khu vực ASEAN; khẳng định ủng hộ giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hoà bình, phù hợp luật pháp quốc tế”. Còn ông Minh đề nghị LHQ và cá nhân Tổng thư ký “tiếp tục quan tâm về tình hình Biển Đông, hỗ trợ thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình”.
Nhận định về tình hình Biển Đông ngày 11/1/2020 
Như vậy là hoạt động quấy phá vùng biển Bãi Tư Chính của nhóm tàu Haijing 35111 đã kéo dài 5 ngày, từ ngày 7 đến 11/1/2020. Điều đáng lưu ý là TQ đã bắt đầu thách thức chủ quyền VN khi tuần thứ 2 của năm 2020 chưa kết thúc. Bên cạnh lý do chính là tham vọng bá quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông, có lẽ còn một lý do khác là: Các tàu hải cảnh TQ đã thu được nhiều bài học kinh nghiệm trong cách đối phó với các tàu chấp pháp VN trong chiến dịch “khảo sát” kéo dài khoảng 4 tháng của tàu Hải Dương Địa Chất 8, với phạm vi trải dài từ Bãi Tư Chính đến vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ. 
Trong chiến dịch quấy phá EEZ của VN kéo dài khoảng 4 tháng của năm 2019, tàu Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ tống khảo sát từ khu vực Bãi Tư Chính đến vùng biển các tỉnh từ Đà Nẵng tới Bình Thuận. Theo các thông tin từ các trang tin độc lập, cũng như của các cá nhân nghiên cứu về Biển Đông, đã có một số tàu chấp pháp VN tìm cách ngăn cản tàu TQ. Nhưng hoạt động của nhóm tàu Hải Dương 8 cho thấy nỗ lực ngăn cản đó không hiệu quả, các tàu TQ vẫn thực hiện được các đường “khảo sát” khá liền mạch. 
Với chừng đó kinh nghiệm đối phó với tàu VN, giờ TQ khởi động chiến dịch quấy phá lãnh hải VN ngay từ đầu tháng Giêng 2020. Trước mắt, tuy chỉ có một số tàu hải cảnh vào và di chuyển quanh quẩn trong khu vực Bãi Tư Chính, nhưng nhiều khả năng đây là đội “tiền trạm” để Bắc Kinh tiếp tục triển khai tàu “khảo sát”, hoặc thậm chí là các thiết bị, phương tiện để chuẩn bị tiến hành khai thác luôn. 
Có ít nhất 5 tàu TQ bật hệ thống AIS, nghĩa là họ chấp nhận để cho cả hệ thống vệ tinh dân sự cũng có thể theo dõi họ, để họ gửi thông điệp đến cả thế giới rằng họ đang “ngao du” trong lãnh hải VN như nhà vô chủ. Một vấn đề nữa là giãn cách giữa các lần quấy phá quá sát nhau, một chiến dịch khảo sát kéo dài 4 tháng chỉ vừa kết thúc được khoảng 2 tháng rưỡi, họ lại phát động chiến dịch quấy phá mới, nghĩa là Bắc Kinh đã tạo được tâm lý cho những người chỉ huy trên biển không ngại vào lãnh hải VN khiêu khích, dần dần xem đây như “ao nhà”. 
Về phía VN, thái độ thụ động và sự hèn hạ vẫn không thay đổi. Cứ cho rằng một số bình luận trên mạng là đúng, nghĩa là đã có một số tàu chấp pháp VN ra ngăn cản nhóm tàu Haijing 35111, thì vẫn chưa đủ để buộc toàn bộ các tàu TQ quay đầu trở lại vùng biển quốc tế. Ở mức độ ngoại giao, chưa thấy VN gửi công hàm phản đối, kể cả sau khi bà Lê Thị Thu Hằng thừa nhận hoạt động của TQ trong lãnh hải VN tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 9/1
Phản ứng đáng kể duy nhất tới thời điểm này là vụ ông Phạm Bình Minh đề nghị Tổng Thư ký LHQ quan tâm tình hình Biển Đông. Tiếc thay, phản ứng đó càng cho thấy thái độ khuất phục trước Bắc Kinh. Nghĩa là lãnh đạo VN giờ không tự lên tiếng bảo vệ sân nhà của mình mà phải nhờ người khác làm thay! Thay vì triệu tập đại sứ TQ tại VN để công khai phản đối, giờ ông Minh phải chạy tới tận LHQ để nhờ người khác lo việc nhà mình! 
Xét về lý lịch thì ông Phạm Bình Minh cũng có thâm niên làm ngoại giao, chẳng lẽ ông không hiểu rằng khi đề nghị Tổng Thư ký LHQ như vậy, chẳng khác nào ông nói với LHQ rằng: “Chúng tôi không dám lên tiếng, nhờ các ông lên tiếng giúp”. Ông Minh và các “đồng chí” của ông cứ yên tâm rằng với thông điệp như vậy, sẽ không có ma nào dám đổ máu thay người VN để bảo vệ lãnh hải giùm người VN. 
Dĩ nhiên, trong hoạt động ngoại giao thì Tổng Thư ký LHQ không thể và cũng chẳng có lý do gì nhắc nhở ông Minh, chỉ đáp lại bằng những lời lẽ ngoại giao vô thưởng vô phạt về “vị thế” của VN. Hết cuộc gặp thì ông Minh về và đừng hy vọng sẽ có hạm đội hay lực lượng gìn giữ hòa bình nào của LHQ tới VN giúp đỡ.