Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Vòng quanh thế giới ngày 28/11/2017

Tư Thẳng tổng hợp

1. Tin  Việt Nam: Mẹ của ‘Mẹ Nấm’ kêu gọi EU dự phiên tòa xử con gái


Mẹ của blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Thị Tuyết Lan, và 2 con của cô trong bức ảnh đăng tải trên Facebook cá nhân của bà Lan

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger Mẹ Nấm, kêu gọi phái đoàn Liên Minh châu Âu (EU) tại Việt Nam hãy dự phiên tòa xử phúc thẩm con gái bà vào ngày 30/11.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà hoạt động nhân quyền tham gia phản kháng thảm họa cá chết biển miền Trung do Formosa gây ra, bị xử 10 năm tù giam về “tội tuyên truyền chống phá nhà nước” tại phiên xử sơ thẩm vào tháng 6/2016. Bà Lan tải thư ngỏ lên trang Facebook cá nhân hôm 28/11 gửi tới phái đoàn EU tại Việt Nam, mặc dù bà thừa nhận rằng hy vọng vào sự hiện diện của họ rất “mong manh.”


2. Tin Campuchia: Bắt đầu thu hồi giấy tờ người gốc Việt

Hàng ngàn người gốc Việt tại tỉnh Kampong Chhnang, Campuchia đã bị tịch thu giấy tờ - Heng Chivoan/The Phnom Penh Post               

Chính phủ Campuchia bắt đầu tiến hành chiến dịch rà soát "giấy tờ không đúng quy định" mà chủ yếu tác động lớn tới cộng đồng người gốc Việt ở Campuchia, tờ Phnom Penh Post đưa tin.
Hồi tháng 10, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng khẳng định tiếp tục chính sách thu hồi giấy tờ của 70.000 người ngoại quốc "sinh sống bất hợp pháp" tại vương quốc này. "Tôi không biết gì về Việt Nam. Tôi không có cảm giác gì về Việt Nam. Tôi chỉ sống ở đây," Ông Hong Hay, 65 tuổi, Người gốc Việt ở Campuchia Nhưng hầu hết bảy vạn người này là người gốc Việt đã sinh sống qua nhiều thế hệ ở Campuchia.


3. Tin Trung Cộng: Thượng tướng Trung Quốc liên quan tham nhũng tự sát

Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin từ Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) cho biết thượng tướng Trương Dương, cựu chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân Giải phóng nhân dân (PLA), đã treo cổ tự sát khi chính quyền Bắc Kinh mở cuộc điều tra liên quan đến tham nhũng giữa ông này và hai vị tướng khác đã bị cách chức là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu. Kết quả điều tra cho thấy ông Trương đã vi phạm kỷ luật nghiêm trọng và bị nghi ngờ đưa và nhận hối lộ, cũng như sở hữu một khối tài sản lớn không rõ nguồn gốc.


4. Tin Nhật Bản: Bình Nhưỡng dường như chuẩn bị phóng hỏa tiễn

Từ nhiều tín hiệu radio bắt được, Nhật Bản nghi ngờ Bắc Triều Tiên có thể đang chuẩn bị cho một vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo mới, mặc dù các hình ảnh vệ tinh không cho thấy điều đó.
Reuters ngày 28/11/2017 trích dẫn hãng tin Nhật Bản Kyodo tối hôm qua thông báo chính phủ Nhật Bản đã được đặt trong tình trạng báo động, sau khi phát hiện các tín hiệu radio cho thấy rất có thể Bình Nhưỡng sẽ cho phóng tên lửa đạn đạo trong những ngày tới. Các tín hiệu này có thể liên quan tới cuộc diễn tập quân sự mùa đông của quân đội Bắc Triều Tiên.


5. Tin Anh Quốc: Thành phố Oxford tước giải đã trao cho Suu Kyi vì khủng hoảng Rohingya

Bà Aung San Suu Kyi vừa chính thức bị tước bỏ Giải thưởng Tự do của thành phố Oxford vì đã làm ngơ vụ đàn áp người Hồi giáo Rohingya.
Theo báo The Guardian, Hội đồng thành phố Oxford đã bỏ phiếu tán thành việc xóa bỏ vĩnh viễn danh hiệu đã phong tặng cho bà Suu Kyi vào năm 1997. Bà Suu Kyi là nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanmar, người mà họ, và nói rằng họ không muốn tôn vinh "những người nhắm mắt làm ngơ trước bạo lực." Các thành viên của hội đồng thành phố Oxford trước đây đã bỏ phiếu ủng hộ một đề nghị của đảng đối lập nhằm hủy bỏ giải thưởng này và đưa ra quyết định chính thức vào tối thứ Hai 27/11.


6. Tin Miến Điện: Giáo hoàng kêu gọi Myanmar tôn trọng nhân quyền và khác biệt sắc tộc

Đức Giáo hoàng Francis (trái) và lãnh đạo Myanmar bà Aung San Suu Kyi tại Naypyidaw. Hình do văn phòng báo chí tòa thánh Vatican cung cấp
Đức Giáo hoàng Francis (trái) và lãnh đạo Myanmar bà Aung San Suu Kyi tại Naypyidaw. Hình do văn phòng báo chí tòa thánh Vatican cung cấp

Sáng nay trong bài diễn văn đọc tại thủ đô Naypidaw để chào mừng Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô, bà Suu Kyi cho biết chính phủ do bà lãnh đạo nỗ lực bảo vệ nhân quyền, tôn trọng quyền con người cho tất cả những ai đang sinh sống trên đất Miến.
Bà Suu Kyi nói thêm rằng mục tiêu mà chính phủ Miến nhắm tới là xây dựng hòa bình dựa theo các quy định về nhân quyền, cổ võ lòng vị tha và đảm bảo an ninh cho mọi người. Bà Suu Kyi cũng không nói gì đến vấn đề Rohingya, nhưng cho rằng tình hình bất ổn ở bang Rakhine là một trong những thử thách mà chính phủ Miến đang phải tìm cách giải quyết.


7. Tin Pháp : Tổng thống Macron công du Phi Châu

Trong nỗ lực « canh tân » quan hệ Pháp - Phi và gia tăng ảnh hưởng tại châu lục đen, tổng thống Emmanuel Macron ngày 28/11/2017 mở chuyến công du châu Phi đầu tiên, với chặng đầu tiên là Burkina-Faso, trước khi bay qua hai nước Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà) và Ghana. Giới trẻ châu Phi, được lãnh đạo Pháp, cùng thế hệ, đặc biệt lưu tâm với thông điệp « dân chủ không thể đảo ngược ».
Hoạt động đầu tiên của tổng thống Pháp tại Ougadoudou, sau khi hội kiến với tổng thống Christian Kaboré, là bài diễn văn trước một cử tọa 800 sinh viên Burkina-Faso vào sáng ngày 28/11.


8. Tin Pháp Quốc: RSF lên án bản án của nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa

Phóng viên Không biên giới RSF ngày 27/11 loan báo kế hoạch tiếp tục chiến dịch kêu gọi chấm dứt đàn áp nhân quyền tại Việt Nam sau khi một blogger kiêm ký giả công dân 22 tuổi bị tuyên án nặng nề tại Hà Tĩnh.
 “Chúng tôi hết sức quan ngại trước tình trạng Việt Nam ngày càng gia tăng đàn áp những tiếng nói bất đồng,” bà Margaux Ewen, Giám đốc Vận động và Truyền thông của RSF, nói với VOA Việt ngữ cùng ngày. Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở chính tại Pháp nêu rõ bản án 7 năm tù, 3 năm quản chế về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ dành cho anh Nguyễn Văn Hóa trong phiên xử kéo dài 2 tiếng rưỡi đồng hồ hôm 27/11 đã đưa nhà hoạt động trẻ này vào danh sách dài gồm các blogger bị đàn áp tại Việt Nam.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét