Ở Việt Nam, họ Dương không nhiều về số lượng (như họ Nguyễn) nhưng khá “nặng ký” về mặt danh giá. Những thế hệ đương thời của họ Dương, khi nói đến những tên tuổi trong dòng tộc, chắc hẳn sẽ tự hào với danh tiếng nhà sử học Dương Trung Quốc.
Việt Nam và Trung Quốc từ ngàn đời đến nay là hai quốc gia khác biệt, dòng giống khác nhau, cốt cách khác nhau. Thế nhưng Trung Quốc và Việt Nam có những họ, những tên người (sau khi được phiên âm) giống nhau như trong một nước.
Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào, Chu Dung Cơ… Người Trung Quốc 100% nhưng danh xưng (cả họ và tên) cứ như là người Việt. Và ngược lại, ở Việt Nam không hiếm những người (kể cả họ) chẳng khác chi bên Tàu. Đặng Phương Nam (cựu tuyển thủ bóng đá quốc gia), Hồ Bất Khuất (nhà báo), Chu Thúy Quỳnh (nghệ sỹ) … Nổi bật nhất là Dương Trung Quốc, đây là trường hợp độc nhất vô nhị, không ai trùng khớp với Trung Quốc như là Dương Trung Quốc.
Ông-bà đặt tên cho cháu, cha-mẹ đặt tên cho con. Nhiều trường hợp đặt tên theo cảm tính, ngẫu nhiên. Không ít ông-bà, cha-mẹ vô cùng cẩn trọng, cực kỳ sâu sắc khi đặt tên cho cháu, cho con. Họ tên ông Dương Trung Quốc, khi đặt cái tên đặc biệt ấy, hẳn là mang ẩn ý (gửi gắm) điều gì đó sâu nặng lắm.
Không chỉ thành danh trong giới sử học, ông Dương Trung Quốc còn nổi tiếng trên một số “mặt trận” thuộc lĩnh vực xã hội. Chẳng hạn, tại một số cuộc thi người đẹp hoặc thời trang, ông Dương Trung Quốc có tên trong Ban Giám khảo.
Sự nổi tiếng đến từ hai phía, hai thái cực, được (bị) đón nhận theo kiểu đối chọi. Chủ nhân của việc làm phi thường, đặc biệt xuất sắc, nổi tiếng, gắn liền với sự tôn vinh, quý trọng. Gây ra tội lỗi quá tàn bạo, phát ngôn bất chấp sự thật và đạo lý (thậm chí ngỗ ngược thác thức) – bị dư luận cực lực phản đối, trở nên “nổi tiếng” ê chề, nhơ nhuốc.
Trong danh mục những người nổi tiếng có ông Dương Trung quốc, sự nổi tiếng của ông vừa có thêm “trang mới” theo cái kiểu… bị ném đá, nói đúng hơn là “mưa ném đá”. Cái cách ủng hộ (bia) rượu, phát ngôn tại nghị trường Quốc hội, không bị “ném đá” mới là chuyện lạ.
Tại nghị trường, ông Dương Trung Quốc “khuyến mại” Quốc hội nghe câu thơ của cụ Hồ: “Trong tù không rượu cũng không hoa…”. Ông Dương Trung Quốc tự coi mình như ông giáo, coi các đại biểu Quốc hội như đám học trò, khi cao đạo dằn dọng thế này: “Bác cũng có nhiều bài thơ hay về rượu”. Bằng cách đó, ông dựa vào cụ Hồ để ủng hộ cho sự cần thiết phát triển của rượu. Tưởng là cao mưu, hóa ra rất thấp tay khi đi nước cờ này.
Cụ Hồ nói về rượu, làm thơ về rượu, không có nghĩa cụ Hồ thích rượu, càng không phải ca ngợi rượu. Rượu xuất hiện trong thơ cụ Hồ làm cho câu chữ thêm thi vị, nó như là “nàng thơ” mà thôi. Ai lại thô thiển đến mức, thấy người ta nói rượu là quy chụp ham rượu, nghiện rượu. “Triết lý” theo kiểu đó, tất cả quan chức hiện thời, kể cả ông Dương Trung Quốc, đều ham thích ma túy, bởi họ luôn nhắc đến ma túy?!
Ông Dương Trung Quốc phạm sai lầm cực kỳ nghiêm trọng. Gán cụ Hồ với rượu qua vài câu thơ, nhưng bỏ quên sự thật như dãy núi sừng sững: “Chúng (chỉ thực dân Pháp) dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”. Câu này trích nguyên văn từ Tuyên ngôn Độc lập, do cụ Hồ đích thân biên soạn. Cách trích dẫn què quặt của ông Dương Trung Quốc dễ tạo ra nhận thức lệch lạc, cực kỳ nguy hiểm, hoàn toàn có hại.
Lý sự ủng hộ (bia) rượu của ông Dương Trung Quốc theo cái kiểu rất chi là Trung Quốc. Quan chức Trung Quốc, nhất là lão Tập, quen thói nói năng hồ đồ, cả vú lấp miệng em.
Người dân Việt Nam, trừ bọn cam tâm làm tay sai cho giặc bành trướng, quên sao được “sự kiện” tráo trở có một không hai của Tập Cận Bình. Gần bốn năm trước, khi sang thăm Việt Nam, Tập Cận Bình được “mời” thuyết giảng tại nghị trường Quốc hội Việt Nam, giọng điệu có vẻ hữu hảo anh em. Chiều hôm đó, vừa rời Việt Nam và ngay sau khi đặt chân đến Singapore, Tập Cận Bình quay ngoắt 180 độ, khi phun ra “nọc độc” thế này: Các đảo ở biển Đông là của Trung Quốc, do tổ tiên người Trung Quốc để lại!
Tráo trở đến thế là cùng, lộ rõ mười mươi chân tướng kẻ cướp ngày. Quan chức Trung Quốc, từ xưa đến nay, không từ bất cứ thủ đoạn nào để cướp đoạt lợi ích trong quan hệ người với người, quốc gia với quốc gia, đối tác với đối tác.
Làm người, nhất là giới trí thức, đòi hỏi hội tụ bộ ba: Lập thân, lập nghiệp, lập ngôn. Cả ba đều rất quan trọng, thiếu hoặc yếu một trong ba thứ ấy, chủ thể sẽ bị “nhẹ ký”, thậm chí biến thành cái gọi là hoa nhưng không màu, không mùi trong rừng hoa ngập tràn hương sắc.
Lập ngôn tưởng dễ nhưng cực khó, chỉ cần sơ sểnh khi nói năng, nhất là phát ngôn trên diễn đàn, sẽ gây họa cho bản thân, thanh danh sứt mẻ. Cái cách “lập ngôn” ủng hộ (bia) rượu của nhà sử học Dương Trung Quốc là bài học nhớ đời, phản tác dụng, bị dư luận “ném đá” tơi bời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét