Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 đạt trên 516,96 tỷ USD. Trong đó phần xuất khẩu là 263,45 tỷ USD và nhập khẩu là 252,51 tỷ USD. Như vậy là Việt nam xuất siêu được 9,94 tỷ USD. Trong 263,45 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu đó, khối doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 82,1 tỷ USD chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu. Còn lại khối FDI xuất khẩu chiếm giá trị đến 182,15 tỷ đô chiếm đến 69% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Về phần nhập khẩu 252,51 tỷ USD, thì doanh nghiệp trong nước đã nhập đến 117,9 tỷ đô chiếm 46,5%. Như vậy khối doanh nghiệp trong nước đã làm cho nền kinh tế tiếp tục chảy đi 25,9 tỉ đô la USD. Trong khi khu vực FDI nhập khẩu 135,61 tỷ USD chiếm 53,5%. Tính ra khối FDI mang về cho GDP 35,8 tỉ USD. Doanh nghiệp trong nước xuất ít nhập nhiều, FDI xuất nhiều nhập ít. Như vậy nền kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào FDI, còn khối doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn làm cho nền kinh tế chảy máu ngoại tệ chứ chưa thể mang ngoại tệ về cho đất nước mặc dù đã 33 năm đổi mới.
Điều đáng nói là năm nay Việt Nam xuất siêu thị trường Mỹ 46,4 tỷ USD, suất siêu sang thị trường EU 26,9 tỷ USD. Còn lại nhiều thị trường khác Việt Nam chủ yếu là nhập siêu, nhưng đáng lo ngại nhất là thị trường Trung Quốc mỗi năm nhập siêu mỗi tăng. Năm 2017 nhập siêu từ Trung Quốc 23 tỷ USD, năm 2018 nhập siêu Trung Quốc 24 tỷ USD, và mới chỉ 11 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã nhập siêu Trung Quốc đến 31 tỷ USD. Như vậy thì chúng ta thấy, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng đột biến ngay trong năm 2019 này. Lý do tại sao? Để hiểu lý do tại sao, chúng ta hãy xem báo chí nước ngoài họ đưa ra thống kê như thế nào.
Ngày 21/11/2019 tờ NCBC cho biết vì xảy ra thương chiến giữa Mỹ và Trung quốc mà trong 9 tháng đầu năm 2019 hàng hóa từ Trung Quốc xuất sang Mỹ đã giảm đến 13,4% so với năm ngoái cùng kỳ. Và cũng trong khoảng thời gian đó, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lại tăng một cách đột biến. Theo tờ CNBC này cho biết là tăng đến 34,8% so với năm ngoái cùng kỳ – một bước nhảy vọt bất thường. Rõ ràng qua đây chúng ta thấy, khi Mỹ thọc tay bóp cái bong bóng Trung Cộng thì lập tức hơi lại đẩy bong bóng Việt Nam phình to ra một cách bất thường. Từ đây chúng ta thấy, thực chất nền kinh tế Việt Nam là cái sân sau của Trung Cộng, hình ảnh này không thể qua mặt được người Mỹ. Nói trắng ra thì hàng hóa Trung Cộng đã mượn đường Việt Nam để xuất sang Mỹ. Và tất nhiên người Mỹ họ sẽ dành sự “chăm sóc đặt biệt” cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Nhập khẩu sang Mỹ tăng đột biến kéo theo xuất siêu sang Mỹ tăng rất lớn so với năm 2018, và nhập siêu vào Tàu tăng đột biến. Như vậy rõ ràng năm nay, nền kinh tế Việt Nam đã móc lấy thật nhiều đô la từ Mỹ để rót qua túi Tàu. Câu hỏi đặt ra là, Hà Nội tự ý móc túi Mỹ nhét túi Tàu hay Tàu mượn đường Việt Nam thò tay sang Mỹ móc túi? Câu trả lời là Tàu đã mượn đường Việt Nam để lách thiệt hại bởi cuộc thương chiến với Mỹ. Nói thẳng là, Hà Nội đã chấp nhận làm tấm khiên đỡ đạn cho Tàu. Và tất nhiên, khi đã chấp nhận làm thân phận một tấm khiên thì cũng chẳng hay ho gì, cú đánh nào của Mỹ nhắm vào Tàu thì Việt Nam đều chường mặt ra hứng lấy.
Còn nhớ ngày 26/06/2019, trong một lần tả lời phỏng vấn với Fox Business Network tổng thống Donald Trump đã chỉ mặt Hà Nội nói “Việt Nam lợi dụng Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc”, đây như là lời cảnh cáo của tổng thống Trump rằng “Hà Nội chớ có giở trò ma mãnh”. Thực ra đây là tình trạng một hệ thống chính trị bị kiểm soát nên bất lực trong vấn đề ra chính sách kinh tế đối ngoại theo hướng có lợi cho đất nước mà thôi. Có thể nói với quyền lực vô biên trong tay, thì ĐCS có thể dễ dàng vô hiệu hóa trò mượn đường của Bắc Kinh, nhưng tại sao Hà Nội không làm? Thực ra họ bất lực chứ không phải không làm. Từ sự bất lực đó chúng ta có thể suy ra rằng, Hà Nội đã bị Bắc Kinh kiểm soát. Tuy ĐCS có quyền lực vô biên với dân Việt Nam nhưng họ lại hoàn toàn không dám trái ý quan thầy. Và chắc chắn họ không thể nào đưa Việt Nam thoát Tàu.
Ngày 25/12/2019 tờ báo Sputnik có bài viết “Bamboo Airways bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài: Lo ngại an ninh quốc phòng” đã cho biết, Trịnh Văn Quyết lập Bamboo Airways xong rồi chuyển giao cho phía Trung Cộng. Đã từ nhiều năm nay, dư luận vẫn đồn đoán rằng FLC là một công ty vỏ Việt lõi Tàu và có vẻ như hôm nay lời đồn ấy đã được chứng thực. Thực ra những gì chúng ta thấy chỉ là phần nổi của tảng băng mà thôi. Thực tế, nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp kiểu FLC như thế. Nền kinh tế Việt Nam đang chứa phần chìm bị thao túng bởi Trung Cộng rất lớn. Cho nên nó chứa rất nhiều rủi ro.
Một nền kinh tế có 3 thành phần gồm hộ cá thể, doanh nghiệp, và Chính phủ. Trong đó doanh nghiệp và chính phủ đóng vai trò cực lớn. Về thành phần doanh nghiệp, Trung Quốc đã nắm rất nhiều doanh nghiệp đang đầu tư ở Việt Nam dưới dạng FDI đồng thời họ cũng bỏ nhiều tiền ra xây dựng những doanh nghiệp vỏ Việt lõi Tàu để thực hiện âm mưu làm ra hàng Tàu đội lốt Việt. Về mặt chi tiêu chính phủ thì hiện nay chúng ta thấy, rất nhiều dự án mời thầu quốc tế của chính phủ CS rơi vào tay Trung Cộng. Nền kinh tế Việt Nam không đẹp như những con số ảo mà chính quyền khoe khoang đâu, nó tồi tệ hơn chúng ta tưởng rất nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét