Từ xưa đến nay, mỗi khi có một sai lầm hay khuyết điểm gì đó, Đảng cộng sản Việt Nam nói chung và các cá nhân, các tổ chức nhà nước hay doanh nghiệp đều nói tại cơ chế. Vậy chúng ta phải hiểu thế méo cho đúng ý nghĩa của từ “cơ chế” mới hiểu hết cái bất cập của cái “cơ chế” mà chúng ta đang đứng trong vòng xoáy của nó.
Cơ chế ở đây khái quát là cách thức Đảng cộng sản Việt Nam quản lý, vận hành, chỉ đạo, tổ chức bộ máy chính trị thực hiện theo nhiệm vụ, theo định hướng mà mỗi kỳ Đại hội Đảng đặt ra. Sử dụng cơ chế là chiêu đầu tiên sử dụng.
Bài viết này, đầu tiên tập trung nói đến cơ chế tập thể quyết định, cá nhân chịu trách nhiệm. Nghĩa là khi làm một việc gì đó, dưới danh nghĩa công khai, dân chủ cơ sở, đồng thuận, nhóm nhỏ (chi bộ) cho đến nhóm lớn (trung ương đảng) nhất trí làm cái A, sẽ ra nghị quyết trên cơ sở kết quả biểu quyết, số nhỏ phục tùng số đông. Sau Nghị quyết tập thể sẽ là người đứng đầu tập thể, nhóm nhỏ đến nhóm lớn sẽ chỉ đạo tổ chức thực hiện việc A đó. Nếu sau này xem lại cái A, lại lặp lại vòng lặp đó, biểu quyết và thống nhất người đứng đầu đó làm có sai nghị quyết không, không thì may, sai thì kỷ luật ngay. Trường hợp Vũ Văn Ninh nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ là ví dụ minh họa. Ninh bị UBKTTW kết luận làm trái tinh thần Nghị quyết của Bộ chính trị.
Nhưng trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng – người dân hay gọi là ông Ba X tại sao chưa bị rờ tới vì ông làm đúng nghị quyết của trung ương, bộ chính trị. Tuy nhiên để đánh ông Dũng khi ông rời ghế thủ tướng, phải chặt cái người ta xì xào là vây cánh đã. Tại sao, vì để khi bỏ phiếu luận tội, số đông trong Đảng lúc đó là vây cánh của Trọng, Phúc (dây nhất Quảng, nhì Đà), Huệ (dây Hà tĩnh, Nghệ An) sẽ chiếm số đông và bỏ phiếu đa số sẽ thắng.
Minh chứng là hầu hết các đại án hiện nay đều là nhắm đến Nguyễn Tấn Dũng. Vậy nên, các đàn em của ông tại nhiều địa phương cũng bắt đầu ‘lọt’ vào tầm ngắm nghía của ‘tiều phu’ Nguyễn Phú Trọng. Vây cánh thuộc dạng ‘kinh tài’ cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nằm trong bảng phong thần đó. Trầm Bê vào tù, phe cánh của ngài Nguyễn Xuân Phúc bình an vô sự ít nhất trong nhiệm kỳ này và nhiệm kỳ sao nếu Phúc dùng mưu hạ được Trọng. Đặng Văn Thành được dịp quay trở về Sacombank, nơi Thành là sáng lập viên và bị Trầm Bê hất cẳng… Người giữ hầu bao cho ông Ba X là Trần Bắc Hà cũng vào tù và mất luôn ở đó.
Để dùng chiêu này tốt, phải có trợ thủ tốt, phe Trọng, Phúc, Huệ đã đưa Trần Cẩm Tú (dây Hà Tĩnh) lên để triển khai việc kết luận theo ý nhóm này. Có người hỏi tại sao dây Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa lọt vào mà Trọng, Phúc hay phe khác không biết ư, có thỏa hiệp rồi. Chúng ta thấy đa số các vị trí không cao (không trong vai tứ trụ) nhưng vị trí quan trọng để tham mưu, triển khai đều do Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa nắm (2006- đến nay) từ Hồ Đức Việt, Tô Huy Rứa, Phạm Minh Chính. Tú sẽ kết luận theo ý của Trọng, Phúc, Huệ mọi kết luận của Ủy ban kiểm tra TƯ. Trọng không thể làm gì được vì hai lí do, Phúc và Huệ kèm hai bên. Trong khi phải hòa hoãn với phe miền Nam có Ngân, Bình... vì lực lượng tương quan dù có yếu thế một chút do phải đỡ cho Ba Dũng một phần, đỡ cho Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang nhưng vẫn khiến phe khác phải dè chừng.
Hai phe Phúc, Huệ, Tú, Minh Chính và phe miền Nam đều muốn mượn chiến dịch đốt lò để triệt luôn những đối thủ trung lập, miền Bắc mà Trọng đang nắm giữ…không đánh được Vượng thì phải đánh tay chân.
Vì vậy, dù Trọng đã loại được Tất Thành Cang (ngôi sao đang nuôi) nhưng kết luận về Thủ Thiêm cũng chỉ đến thế, không đanh thép như các vụ khác, toàn trách nhiệm tập thể với nộp lại tiền... mà tập thể thì hòa cả làng, tiền dân cứ từ từ, xử nhau trước Đại hội Đảng đã. Với thế và lực như hiện nay, Trọng không thể làm gì được kể cả đặt Vượng vào vị trí kế nhiệm Tổng Bí thư vì Trọng phải nghỉ để Phúc lên, Phúc lên Tổng bí thư thì phe cánh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa như Huệ, Cẩm Tú, Minh Chính mới được lên tiếp quản chính phủ và tham gia Bộ chính trị nhiều hơn hiện nay.
Trọng hiểu là liên minh Phúc, Huệ, Cẩm Tú cùng ủng hộ của phe phía Nam (ngăn chăn Trọng ở lại tiếp tục đốt lò và Phúc mất cửa lên, Huệ cũng hết cửa lên Thủ tướng, Sáu Bình cũng thế) sẽ diệt nốt các trung lập nêu trên nên việc đưa một số vị trí về trấn Quảng Ninh, Hà Giang, Hà Nam... để quy hoạch Bộ chính trị khóa tới chưa chắc đã trúng, mà thậm chí còn bị phe Phúc, Huệ, Cẩm Tú thâu tóm, thu phục và mượn người dùng luôn về sau. Việc đầu tiên Trọng tính là giữ Bình ruồi để trợ giúp cho Quốc Vượng sau này, nên mọi thứ liên quan đến tài chính, ngân hàng năm xưa đều không sờ đến. Quá trình vừa qua cho thấy, Trọng đã bắt đầu nhận ra bộ mặt phe cánh Phúc, Huệ, Tú, Chính. Huệ thì có công tham mưu cho Trọng lúc đầu để nghĩ ra Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, lại làm trưởng ban chỉ đạo xử lý 12 dự án thua lỗ, yếu kém ngành công thương nhưng càng làm càng thấy một cán bộ Ủy ban sao bằng cả bộ ngành, doanh nghiệp đầy chuyên gia, lại tâm lý sợ trách nhiệm nên không dám quyết nên từ đầu nhiệm kỳ đến giờ không làm được gì. Vì vậy, Bình ruồi đã lên tiếng xem xét tính hiệu quả của Ủy ban này là cú đánh trực diện vào Huệ, một loạt doanh nghiệp ngành giao thông thuộc Ủy ban quản lý vốn đã đồng loạt về lại Bộ giao thông quản lý.
Với tình hình phe phái cầm cự nhau, tìm cách lợi dụng nhau để toan tính xử nhau giành ghế cho Đại hội tới khiến nợ công vẫn ngập đầu, thực chất nền kinh tế không có gì mới, tăng trưởng không đủ trả nợ vay, làm đẹp số liệu để đi vay đã khiến hạ bậc tín nhiệm của Việt Nam dẫn đến khó mà có thể vay được tiếp trả nợ… Tuy nhiên vì tồn vong của Đảng, Trọng vẫn phải nói xoa dịu dù rất ngượng ngịu “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày hôm nay” để chặn nhiệm kỳ sau không được nói yếu kém của nhiệm kỳ trước, cố mà tập trung khắc phục những yếu kém tồn tại từ lâu của nền kinh tế để có kết quả thực chất và “Mây đen phủ kín toàn cầu, nhưng mặt trời vẫn đang toả sáng ở Việt Nam” nhưng không quên dằn mặt Chính phủ về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, xử lý có kết quả các công trình dự án chậm tiến độ, các ngân hàng yếu kém… vẫn đang treo trên đầu, phải đi vào thực chất.
Nói sơ lược chiêu đầu tiên để thấy cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân chịu trách nhiệm không rõ ràng là tất yếu dẫn đến những ai dám làm, dám chịu, dám xông xáo đều bị xử khi phe cánh khác thấy ông có khả năng lên cao… chẳng cần bận tâm đến kết quả làm được gì cho nhân dân, cho đất nước, việc xét công tội đều do điều tra viên trẻ măng, đi xét lại lịch sử cách đây hơn chục năm, lấy bối cảnh bây giờ ra luận tội quá khứ…
Nguyễn Tấn Dũng không phải không sai, thậm chí sai lớn khi đến tham nhũng thành bệnh dịch nhưng cũng không phủ nhận làm được một số việc, nhưng cấp dưới phải chịu tội thay như Bắc Son vì chỉ cần sai và lệch phe cánh, không cần xét kết quả, hay quá trình, cứ diệt được là tốt rồi. Sẽ còn có ai là những con chốt thí qua sông để dằn mặt nhau giữa các ngài đại tướng quân trên bàn cờ quyền lực, ngay trong chính nội bộ đảng cầm quyền ở nhiệm kỳ mới cận kề.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét