![]() | ||
Nhân quyền từ Mỹ trong các chuyến thăm ngày càng giảm? |
Còn chưa đầy nửa tháng nữa là Tổng thống Donald Trump sẽ đặt chân xuống Việt Nam để tham dự Hội nghị APEC. Nhiều kỳ vọng đặt ra trong chuyến thăm này về mặt lịch sử và thương mại, nhưng tính chất nhân quyền lại được kỳ vọng yếu nhất. Khó có thể nhận ra sự lãnh đạm này, nhất là khi so với chuyến thăm của ông Obama lần trước.
Nhiều người lo
ngại, nhân quyền không phải là điều Tổng thống Mỹ hướng tới, mà thay vào
đó là hợp tác về an ninh hàng hải, không gian vũ trụ và kể cả giải
quyết các di sản chiến tranh. Nhưng nhìn chung là định vị quan hệ Việt –
Mỹ theo hướng củng cố những quan điểm được đề ra trong cuộc gặp giữa
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump tại Mỹ. Ngoài ra,
việc đưa cam kết của Mỹ đối với các nước đồng minh trong vấn đề biển
đông, cũng tạo cơ hội nồng ấm hóa quan hệ Việt – Mỹ trong giai đoạn này,
nhất là khi Việt Nam đang đóng vai trò địa lý chiến lược trong ván cờ
Biển Đông – tự do hàng hải.
Tuy nhiên,
nhiều nhiều người kỳ vọng, chuyến đi sẽ có những thông điệp ấn tượng với
Hà Nội như cách ông chuyển tải thông điệp với người dân Cuba, khi ông
khẳng định rằng: người dân Cuba đã chứng kiến những tội ác kinh khủng
được tạo ra để phục vụ cho một ý thức hệ suy đồi; hãy nhìn thẳng những
gì xảy ra và những gì chủ nghĩa cộng sản đã làm, những khuôn mặt biến
mất, người vô tội bị giam trong nhà ngục, những người có tín ngưỡng bị
bức hại, những người phụ nữ mặc áo trắng bị đánh thâm tím, đổ máu và bị
bắt giam.
Người đứng đầu
nước Mỹ khẳng định, những nhà bất đồng đã chứng kiến Chủ nghĩa Cộng sản
phá hủy một quốc gia như việc nó phá hủy mọi quốc gia đã từng thử nghiệm
nó. Chúng ta không còn im lặng trước sự đàn áp của CNCS nữa. Và ông
khẳng định, sẽ không bỏ chế tài đối với Cuba đến khi quyền tự do hội
họp, ngôn luận được tôn trọng, và một cuộc bầu cử tự do được diễn ra.
Và thực tế ông
đã hủy bỏ những di sản ưu đãi của chế độ Obama áp dụng lên Cuba trong nỗ
lực bình thường hóa quan hệ 2 nước trước đó.
Nhiều nhà hoạt
động nhân quyền đang kỳ vọng ông Donald Trump sẽ có những tuyên bố cứng
rắn với Hà Nội. Như cái cách mà Tổng thống Mỹ Ronald Reagan với bài diễn
văn“Đế Chế Ma Quái” thức tỉnh hàng triệu người, xây dựng phong trào tự
do và gián tiếp làm sụp đổ Liên Xô.
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: động lực nào buộc ông Tổng thống Mỹ phải làm thế?
Câu trả lời là:
không có động lực nào cả. Nhất là khi người đứng đầu nước Mỹ đã rút ra
khỏi TPP – nơi có những điều khoản nhân quyền trói buộc chặt chẽ Việt
Nam.
Do đó, nhân
quyền trong chuyến thăm Việt Nam này của ông Donald Trump cũng chỉ xoay
quanh một khía cạnh nhỏ là: bình đẳng giới. Cụ thể hơn là đặt vấn đê gia
tăng lãnh đạo nữ trong hệ thống kinh tế - chính trị.
Điều đó cho thấy, một sự kỳ vọng thay đổi nhân quyền trong chuyến thăm là lạc quan tếu.
Có lẽ chính vì
lý do đó, mà Việt Nam tiến hành phát giấy mời, triệu tập, bắt giam, đánh
đập liên tiếp những nhà hoạt động nhân quyền trong thời gian gần đây,
không nhằm đánh đổi – mà là nhằm để giải quyết những vấn đề thuộc về
“trật tự chính trị”. Cũng có thể là chính quyền lo sợ những mối nguy
hiểm tiềm tang đó, vốn từng được “nhân nhượng” dưới thời Obama để đối
lấy lợi ích kinh tế?
Dù thế nào đi
chăng nữa, thì giờ Hà Nội đàn áp thoải mái hơn. Câu hỏi đặt ra là, người
mong muốn thiết lập một trật tự và bình đẳng về nhân quyền sẽ mong mỏi
gì?
Tất nhiên là Mỹ
và áp lực từ Mỹ. Nhưng đúng như TS Nguyễn Quang A cho biết sau cuộc họp
Diễn đàn 2000 (cộng đồng Séc), thì dù áp lực Mỹ là rất quan trọng đối
với ông và những người đồng chí hướng thì vẫn cần 1 thực tế. Đó là, nước
nào cũng có ưu tiên của mình, áp lực nào cũng quan trọng, nhưng quan
trọng nhất phải từ bên trong – tức vấn đề của người dân cũng phải do
chính người dân giải quyết.
Điều quan trọng, là giưới bất đồng đang lớn lên và mạnh hơn – và sự thay đổi sẽ diễn ra.
Trong khi giới trẻ trong nước, như báo Vnexpress
đề cập trong phiên bản tiếng Anh ngày 22/10 cho hay, một bộ phận đang
tự thoát ra khỏi bong bóng chính trị để đòi hỏi quyền lợi của mình. Và
sự gia tăng của các mạng xã hội ở Việt Nam chắc chắn hàm ý mong muốn của
người trẻ tuổi về tiếng nói của họ, vì không có nền tảng chính thức nào
để họ làm như vậy trước đó.
Trong khi đấy,
tác động tích cực từ cộng đồng hải ngoại cũng đang được nhìn nhận, không
còn là những cuộc vẫy cờ và hô hào “chống” suông nữa. Mà đi vào thực tế
hơn với Dự luật Magnitsky (Mỹ) hay Dự luật S-226 (Công lý cho Nạn nhân
của các Viên chức tham nhũng Ngoại quốc) tại Canada. Theo đó, sẽ tiến
hành đóng băng tài sản, cấm nhập cảnh bất kỳ công - viên chức nào vi
phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Mỹ và Canada là
hai quốc gia cư ngụ nhiều nhất của quan chức Việt Nam và con cháu họ.
Ngay cả ông Nguyễn Xuân Phúc cũng có người con trai theo học và định cư
tại đây.
Như vậy, suy
cho cùng, những bắt bớ và đàn áp của Hà Nội vẫn diễn ra, nhưng dù sao
mọi thứ sẽ tốt lên – như cách mà nhiều người lên tiếng và bị bắt. Quan
trọng, câu chuyện nhân quyền giờ đây của Việt Nam sẽ bớt phụ thuộc vào
một quốc gia bên ngoài, và tất nhiên, một chuyến ghé thăm của Mỹ cũng sẽ
không nói lên được quá nhiều điều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét