Thị phần chính của thực phẩm Trung Quốc là Bắc Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới. Tổ chức phi lợi nhuận Food & Water Watch cho biết là chỉ trong năm 2009, 70% nước trái táo được tiêu thụ ở Mỹ là từ Trung Quốc. Nhưng trong những năm gần đây, rất nhiều thông tin về nhiễm độc thực phẩm từ Trung Quốc làm cho các sản phẩm của họ bị nhiều người tiêu dùng để ý và cẩn trọng. Dưới đây là những thực phẩm từ Trung Quốc nên tránh:
(Foods made in China you should never eat)
- Nước táo ép (Apple juice)
Trong năm 2011, Bác sĩ Mehmet Oz đã đưa ra chỉ trích về sự thiếu trách nhiệm sau khi ông làm vài thử nghiệm thấy hàm lượng chất độc arsenic cao trong những hiệu nước táo nổi tiếng ngay cả đó là loại nước không có hóa chất (organic). Nhiều báo cáo của người tiêu dùng sau đó vài tháng cũng đưa ra kết quả tương tự về nồng độ chất độc này trong nước trái cây.
- Muối công nghiệp
Trung Quốc là nhà sản xuất muối lớn nhất thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy 91% là từ chất không ăn được vì nó bị trộn lẫn với những kim loại nặng và những hợp chất khác.
- Cá tuyết (Cod fish)
Những nông trại nuôi cá ở Trung Quốc bị cảnh báo là giả mạo, ghi nhãn hiệu cá tuyết giả mạo cho những loại cá nhìn tương tự.
- Tỏi
31% lượng tỏi tiêu thụ ở Mỹ trong năm qua là từ Trung Quốc. Tỏi từ quốc gia này được xịt thuốc trừ sâu có chứa hợp chất methyl bromide được dùng để giết các loài gặm nhấm.
- Cá đông lạnh
Theo tuần báo kinh tế Bloomberg của tháng 12 năm 2016 tường thuật cách nông dân Trung Quốc đổ phân heo và ngỗng vào trong nước nơi họ nuôi cá và dùng chất dinh dưỡng trong phân động vật này cho cá ăn. Bài báo này cũng đề cập đến việc Trung Quốc bỏ rất nhiều chất kháng sinh trong thức ăn cá tiêu thụ.
- Nấm
Dựa theo tường thuật của các hãng thông tấn Trung Quốc thì nấm được xịt với các chất chlorine, sodium sulfite và nhiều chất bảo quản khác giúp nấm nhìn tươi và sạch.
- Sữa cho em bé
Trong năm 2015, những hộp sữa đóng gói hư hoặc loại rẻ tiền đều được đóng gói và bán lại dưới tên của các thương hiệu nổi tiếng. Về phía Trung Quốc, cảnh sát đã bắt nhóm làm hàng giả trong cùng năm 2015 và cơ quan quản lý thực phẩm – dược phẩm đưa ra lý do là không muốn công chúng hoảng sợ nên không thông báo rộng rãi nhưng lại không ra lệnh thu hồi hàng giả mạo này.
- Tiêu
Nhiều thương gia ở Trung Quốc bị bắt về việc bán tiêu đen giả được làm từ bùn và bột mì.
- Nước tương
Hội Ðồng người tiêu dùng ở HongKong trong năm 2016 phát hiện 11 trong 40 loại nước tương có chứa chất 4-methylimidazole mà theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới liệt kê đây là chất gây ung thư. Các nhà sản xuất lại cho rằng số lượng quá ít và không đáng kể. Vì nước tương được dùng hằng ngày trong các gia đình Châu Á và nhất là người Trung Quốc nên sự hiện diện của chất gây ung thư này nên được xem xét nghiêm túc.
- Gừng
Ðài truyền hình Trung Ương Trung Quốc đã mở cuộc điều tra những nông trại trồng gừng ở Weifang năm 2013 và đã tìm ra chất diệt côn trùng aldicarb từng được chuẩn thuận dùng cho cây bông gòn, đậu phộng, hoa hồng và khoai tây nhưng lại dùng cho gừng. Nguy hiểm hơn nữa là những nông trại này họ dùng liều lượng thuốc gấp 3-6 lần so với mức cho phép.
- Trái đào đóng hộp
Văn phòng kiểm duyệt chất lượng quốc gia Úc đã kiểm tra những lon trái đào hộp từ Trung Quốc trong năm 2014 phát hiện ra có chứa lượng chì cao gấp 2 lần cho phép.
- Tôm
Trong năm 2012, hãng thông tấn ABC đã đưa tin về sản phẩm tôm của Trung Quốc và các nước Châu Á nhập cảng vào Mỹ trong tình trạng bị co cứng và không hợp vệ sinh. Vì tránh bệnh tật nên các nông dân đã dùng chất kháng sinh và hóa chất để bảo đảm tôm tươi sống. Hãng ABC đã gửi 30 mẫu tôm mua tại 30 tiệm tạp hóa khác nhau trên cả nước đến phòng thí nghiệm của Texas Tech University và tìm thấy những chất kháng sinh bị cấm dùng ở Mỹ như enrofloxacin, chloramphenicol và carcinogen nitrofuranzone.
QN (Báo Trẻ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét