Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

1771 - Từ Út trọc đến Vũ nhôm và tương lai của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang

Kami


Người ta cho rằng, kể từ khi nắm chức Chủ tịch Nước chưa lúc nào vai trò của ông Trần Đại Quang mờ nhạt như lúc này. Mọi quyền lực của Chủ tịch Nước được quy định trong Hiến pháp năm 2013 lần lượt bị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần lượt đoạt lấy. Như quyền ký lệnh ân xá năm 2017; quyền phong hàm tướng cho quân đội và quyền chúc Tết Mậu Tuất vừa qua.

Vậy mà truyền thông nhà nước cho biết, chiều 29/3, tại cuộc họp báo quý 1/2017 của Bộ Quốc phòng, khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cung cấp thông tin về việc thượng tá Đinh Ngọc Hệ, biệt danh "Út trọc", đang bị khởi tố điều tra, đại tá Nguyễn Văn Đức, lãnh đạo Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, cho biết Bộ Quốc phòng đang trong quá trình điều tra vụ án kinh tế này.

Theo đó người đứng đầu cơ quan tuyên huấn, Tổng Cục Chính trị cho biết, "Bộ Quốc phòng khẳng định là cơ quan đi đầu trong việc xử lý cá nhân, DN sai phạm. Bộ Quốc phòng sẽ không du di cho trường hợp nào". Ngoài ra đại tá Đức cho biết, vụ án đang trong quá trình điều tra, khi có kết luận, Bộ Quốc phòng sẽ thông tin đến các cơ quan báo chí.

Theo báo Tuổi Trẻ, thượng tá Đinh Ngọc Hệ - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn, (gọi tắt là Công ty Thái Sơn là thành viên của Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng), là người có hai biệt danh nổi tiếng là "Út trọc" hay "Út bộ trưởng". Người ta bảo nhau rằng, cái tên Út bộ trưởng được gắn cho thượng tá Đinh Ngọc Hệ có từ thời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, vì khi đó  người ta thấy thượng tá Đinh Ngọc Hệ quát nạt, thậm chí là mắng mọi quan chức kể cả các tướng thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Y như chuyện ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từng chỉ mặt mắng Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình giữa Hội nghị ngành Ngân hàng toàn quốc.

Trước đó, ngày 21/12/2017, trong buổi gặp mặt các cựu tướng lĩnh quân đội đã nghỉ hưu tại TP Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa đã nói về việc bắt giữ ''Út trọc'', theo ông Nghĩa thì "...Vũ nhôm mà mọi người đang nói thì ở ngoài bắc, trong quân đội có nói về Út "trọc", cũng thượng tá cả. Quan điểm là người của ai thì đơn vị đó phải xử lý. Quân đội vừa xử lý, bắt Út "trọc" rồi. Công  an hiện cũng đang làm và phải trả lời câu hỏi về Vũ nhôm".

Đó là những chuyện cũ từ cuối năm 2017, khi người ta chuẩn bị bắt Vũ nhôm. Song vì sao chuyện Út trọc - Đinh Ngọc Hệ lại nóng trở lại trong những ngày này? Điều đó có liên quan gì đến việc Út trọc bị bắt trước Vũ nhôm chỉ có một vài ngày hay không? Và trong khi tin đồn cho rằng và nó đang nằm trong kế hoạch “đánh” Chủ tịch Nước Trần Đại Quang của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng?

Nhắc đến Út trọc thì phải nhắc đến Tổng công ty 319 – Bộ Quốc phòng của Phùng Quang Hải, con của Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trước đây, cũng như Thân Đức Nam Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội mà dư luận đồn đoán là "bồ ruột" của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Cả Phùng Quang Hải và Thân Đức Nam cũng là con tin của thế lực chính trị đứng đằng sau thượng tá Út trọc này. Trong dự án BT đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) do Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) mà Thân Đức Nam (nguyên Chủ tịch Cien 5) làm chủ đầu tư sai phạm gần 1.500 tỷ đồng. Cụ thể, Thân Đức Nam dùng chữ ký của phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để thâu tóm các dự án và ngay sau khi nắm trọn 3 dự án Thanh Hà A, Thanh Hà B, Mỹ Đức, ông Thân Đức Nam liền bán lại cho Tập đoàn Mường Thanh với giá 1.500 tỷ đồng. Chỉ bằng một vài động tác, thủ thuật xảo trá, tận dụng lỗ hổng trong cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng”, ông  Thân Đức Nam đã túi riêng hơn 1.500 tỷ đồng của nhà nước mà bản thân chẳng mất mát gì.

Chính vì thế mới có chuyện, đến cuối tháng 6/2016, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã có văn bản số 454/Cv-ANĐT-P5, yêu cầu dừng hoạt động huy động vốn liên quan đến việc kinh doanh bất động sản thuộc Dự án khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5, vì do có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc thực hiện dự án BT. Khi ấy người ta thấy thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội dọa khởi tố vụ án nhưng sau đó mọi việc lại chìm xuống. Ai mà không biết Đoàn Duy Khương Giám đốc Công an TP Hà Nội hiện nay từng là trợ lý của ông Trần Đại Quang khi còn là Bộ trưởng Bộ CA. Gần đây việc Tổng BT Nguyễn Phú Trọng đến thăm và cao hứng làm thơ tặng khách sạn Mường Thanh của Đại gia điếu cày Lê Thanh Thản có ý nghĩa là như vậy. Sau đó vụ Dự án khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5 coi như là êm ấm.

Được biết từ giữa năm 2016, tại các cuộc họp của Ban Bí thư TW mỗi khi nhắc đến 2 nhân vật đầy tai tiếng, mang danh những kẻ sống cộng sinh hút máu ngân sách nhà nước là Út trọc, Vũ nhôm, thì ai cũng biết đó là những đàn em của ông Trần Đại Quang. Đó là 2 cái vòi bạch tuộc của Trần Đại Quang thông qua 2 đàn em thân tín nhất này để vươn những cái vòi khổng lồ vào trong lĩnh vực làm kinh tế của 2 bộ lớn, chủ chốt nhất nước đó là Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Theo một đàn em của ông Quang tiết lộ, triết lý "làm ăn"của Trần Đại Quang là, dưới cái mác sĩ quan công an, quân đội và tiền tấn thì mọi rào cản của pháp luật, luật lệ nhà nước sẽ bị đâm thủng. Điều đó được thể hiện qua bài học của Vũ nhôm tại Đà Nẵng đã cho người ta thấy, chỉ bằng lệnh miệng hoặc thậm chí là một một tờ giấy gói xôi viết vài chữ loằng ngoằng không ai đọc được, nhưng không ai dám trái lệnh. Và những công sản có vị trí đắc địa bậc nhất của thành phố biển lớn nhất miền Trung này, đã lần lượt rơi vào tay Vũ nhôm và nhóm lợi ích với cái giá rẻ như cho.

Giới thạo tin cho rằng, Trần Đại Quang tinh khôn hơn người ở điểm đó, vì ông Quang biết trong hàng ngũ quan chức hiện nay ở Việt Nam từ trung ương đến địa phương thì có ai mà không tham nhũng, có ai mà không có tỳ vết. Và như thế, một khi công an "sờ" vào lúc nào là lập tức tù lúc đó. Mà người nắm Bộ Công an trong một thời gian dài gần 10 năm trước đây không ai khác là Trần Đại Quang.

Đầu tháng 12/2017 báo chí trong nước rộ lên chuyện cũ về cầu Hạc Trì - cầu Việt Trì mới trên QL2 theo hình thức hợp đồng BOT. Đồng thời người ta thấy có những người "lạ mặt" mang tiền đi thuê người dân phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì và người dân vùng lân cận để tụ tập đông người tại hai cây cầu này, nhằm phản ứng việc bị chặn không được lưu thông qua cầu Việt Trì cũ. Sau đó người dân đã đập trụ bê tông chắn tại hai đường dẫn lên cầu Việt Trì cũ để xe lưu thông theo tuyến đường này. Đó cũng là lúc ông Nguyễn Phú Trọng khởi động cho việc chính thức bắt thượng tá Đinh Ngọc Hệ tức Út trọc nhằm dọn đường đánh CT Nước Trần Đại Quang. Vì thế tại cùng một thời điểm tháng 12/2017, 2 nhân vật đàn em thân tín của ông Quang là Út trọc và Vũ nhôm lần lượt nhập kho

Được biết rằng, công ty Thái Sơn do ông Đinh Ngọc Hệ làm chủ tịch HĐQT nắm 40% cổ phần tại dự án BOT cầu Việt Trì và bỗng dưng Tổng cục Đường bộ vô cớ cho phép công ty Thái Sơn đặt trụ bê tông chắn tại hai đường dẫn lên cầu Việt Trì cũ, với lý do cầu yếu không an toàn là chuyện có nhiều khuất tất. Điều này có nghĩa, tất cả xe ô tô lưu thông trên QL2 qua cầu Hạc Trì với mức phí thấp nhất là 35.000 đồng/lượt xe dưới 12 chỗ, cao nhất là 180.000 đồng/lượt từ 18 tấn trở lên. Vì thế mượn vụ cầu Hạc Trì này để  đánh Út Trọc.

Ai mà không biết Út Trọc liên danh với Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh. Công ty Yên Khánh là của bà Vũ Thị Hoan, sinh năm 1985, một đại gia BOT tuổi trẻ tài cao mới nổi, thâu tóm hàng loạt dự án BOT khắp nước. Theo báo Tuổi Trẻ, ông Đinh Ngọc Hệ - Út trọc được cho là "có quan hệ mật thiết" với bà Hoan, nên gần như nắm toàn bộ hoạt động của Yên Khánh. Đây cũng là lý do vì sao , trong hàng loạt dự án mà công ty Thái Sơn của Út trọc trúng thầu luôn có sự hiện diện của doanh nghiệp Yên Khánh trong liên danh các nhà thầu.

Theo báo Nhà Đầu Tư, bà Vũ Thị Hoan, sinh năm 1985, thành lập công ty Yên Khánh vào 2005. Vốn  điều lệ hiện tại của công ty Yên Khánh là 1.800 tỷ với ba cổ đông chính là bà Hoan (69,5%), bà Đinh Thị Hiên (30%) và Đinh Thị Liên (0.5%). Mẹ bà Hoan là bà Đinh Thị Lựu, nguyên quán ở Ninh Bình, hiện không rõ có liên quan với hai cổ đông trên hay không.

Có tin đồn đoán cho rằng, bà Vũ Thị Hoan là cháu đằng vợ của BT Thái nguyên Trần Quốc Tỏ, là em trai út của ông Trần Đại Quang. Bà Hoan có mẹ là bà Đinh Thị Lựu, người Kim Sơn, Ninh Bình (nghe quen quen). Đến đây cũng đã rõ các nhân vật Vũ Thị Hoan, Đinh Thị Hiên, Đinh Thị Liên là ai? Họ chỉ là những nhân vật bình phong của liên minh Trần Đại Quang - Đinh La Thăng trong việc thao túng và chia chác các dự án BOT. Và chính các công ty Thái Sơn và Yên Khánh là đầu mối của các phong bì nặng ký mà người ta dùng để vận động cho Đinh La Thăng một suất vào Bộ Chính trị tại Đại hội đảng CSVN lần thứ 12 (1/2016) và sau đó trở thành Bí thư Thành Ủy TP Hồ Chí Minh.

Cũng xin được nhắc lại, theo yêu cầu của Cơ quan An ninh điều tra- Bộ Công an, ngày 26/12/2017 Ủy ban TP.Đà Nẵng ra công văn số: 10464/UBND-NC, về việc tạm dừng giao dịch, chuyển đổi chủ sở hữu để phong tỏa tài sản đối với ông Phan Văn Anh Vũ, tức “Vũ nhôm” và 03 cá nhân khác. Đó là:

Phan Văn Anh Vũ (sinh ngày 2/11/1975), tức “Vũ nhôm
Lê Văn Sáu (sinh ngày 5/1/1975)
Trần Đại Vũ (sinh ngày 19/5/1975)
Nguyễn Thị Thu Hiền (sinh ngày 3/4/1978) là vợ của VN

Nguồn thạo tin nội bộ ở Đà Nẵng khẳng định rằng, trong số 04 người này, ngoài bà Nguyễn Thị Thu Hiền (sinh ngày 3/4/1978) là vợ của Vũ nhôm, thì Vũ nhôm - Phan Văn Anh Vũ còn có thêm 02 cái tên khác là Lê Văn Sáu và Trần Đại Vũ được cấp các số giấy CMTND khác nhau. Và chi tiết 2 cặp tên Trần Đại Vũ và Nguyễn Thị Thu Hiền của gia đình Vũ Nhôm ; và Trần Đại Quang – Nguyễn Thị Hiền của gia đình Chủ tịch Nước có ý nghĩa sâu xa như thế nào? Nếu như bạn đọc biết tên Trần Đại Vũ (sinh ngày 19/5/1975), là do ông Trần Đại Quang đặt để tặng cho Phan Văn Anh Vũ, không ngoài mục đích những tài sản của Trần Đại Vũ sở hữu là của ông Quang, nghĩa là Trần Đại Vũ chỉ là cái danh để ông Trần Đại Quang núp bóng.

Kết:

Vào giữa tháng 1/2018 có tin đồn cho rằng, ông Trần Đại Quang đã chủ động viết đơn xin nghỉ vì lý do sức khỏe. Điều này cũng phù hợp với quy định của Ban Bí thư trung ương là, không sắp xếp nhân sự chủ chốt có vấn đề về sức khỏe theo nghị quyết của Bộ Chính trị. Chưa hết, còn thêm việc bắt buộc các lãnh đạo giữ vị trí chủ chốt (tứ trụ) phải kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng tháng. Giới quan sát cho rằng, đây là các thủ thuật của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hòng bức bách ông Trần Đại Quang phải xin nghỉ để nhường chức Chủ tịch Nước cho ông Trọng.

Chuyện dư luận đồn đoán cho rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quyết tâm bắt cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho đến lúc này có thể khẳng định đó là chuyện hỏa mù, chuyện tào lao. Qua việc xét xử cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng tại 2 vụ án, dù rằng bị cáo Đinh La Thăng đã nhiều lần khẳng định những sai phạm của bị cáo là dựa trên ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó. Song tất cả đều bị Tòa bác bỏ và khẳng định Thủ tướng chỉ đồng ý về chủ trương, còn việc thực hiện phải căn cứ vào pháp luật quy định. Điều đó đã cho thấy, đến thời điểm hiện tại cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là vô can. Thậm chí nguồn tin nội bộ cao cấp còn khẳng định, gần đây ông Nguyễn Phú Trọng đã và đang có nhiều động thái tranh thủ cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để cô lập Trần Đại Quang. Với mục đích tiến tới loại bỏ ông Trần Đại Quang để đoạt chức Chủ tịch Nước, phù hợp với chủ trương nhất thể hóa 2 chức danh Chủ tịch Nước và Tổng Bí thư theo khuôn mẫu của đảng CS Trung quốc.

Vì thế, cơ hội Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ ngồi ghế Tổng Bí thư - người đứng đầu đảng CSVN, đến trọn đời như ông anh Tập Cận Bình ở Bắc Kinh là chuyện rất có thể. Và từ chỗ ông Trọng đang trở thành người đốt lò vĩ đại (chữ vĩ đại là đặc quyền của ông Hồ), đến việc hình thành một tư tưởng mang tên Nguyễn Phú Trọng cũng chẳng còn bao xa.

Nếu như thế, tương lai của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đã đến hồi kết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét