Hà Nội không chỉ gặp thách thức liên quan đến sự gia tăng nhanh chóng và mạnh mẽ về độ hiện đại của lực lượng quân đội Trung Quốc, mà còn phải đối phó với tình trạng duy trì một hệ thống bảo vệ lãnh thổ bao gồm các đội quân, biên phòng và dân quân – vốn được xem là ‘lạc hậu, yếu kém’. Trong khi đó, ngân sách quốc gia đang rơi vào tình trạng đói kém, và nhiều dự án hạ tầng cần được chi tiêu. Trang Lowyinstitute đã bình luận rằng, chính điều nói trên sẽ khiến Việt nam sẽ phải thực thi chính sách quốc phòng trong sự giám sát của 2 siêu cường là Mỹ - Trung.
Đó là điều bắt buộc, và Việt nam phải tiến hành những công việc khó khăn như vậy bằng sự khéo léo của chính mình. Bởi trong câu chuyện nêu trên, Hà Nội cũng đang đứng trước một mối lo mang tên Campuchia, là nước ‘đàn em’ trong bán đảo Đông Dương - nhưng thời gian gần đây, Phnom Penh đang liên tục gia tăng sức mạnh quân sự trong sự cố vấn của Trung Quốc. Và dường như, báo chí chính thống Việt nam cũng đăng tải nhiều bài vở phản ánh tình hình này với cả sự ghen tỵ lẫn lo sợ.
Vào giai đoạn từ năm 1975 – 1978, lực lượng cầm quyền Campuchia – Khrme đỏ đã tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt nam, phá hủy nhiều ngôi làng và giết hại hàng ngàn thường dân. Đây là chuỗi bắt đầu của cái gọi là biên giới Tây Nam, và đứng phía sau sự kích động của Khrme đỏ không ai hết là Bắc Kinh.
Thảm kịch sẽ được lặp lại, khi mà gần đây, chính quyền Campuchia đã bắt đầu nghi ngờ lòng trung thành của Hà Nội, và việc tiến hành trục xuất những người Việt nam không giấy tờ tại Campuchia đã cho thấy những khởi đầu của tính hiệu phản kháng đó. Điều này đồng nghĩa, trong lúc Hà Nội đang đánh mất dần sư ảnh hưởng lên nhà lãnh đạo Hunsen thì Trung Quốc ngược lại – đang chiếm lĩnh.
Mới đây, Hội nghị thượng đỉnh Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng tại Hà Nội những ngày cuối tháng 3 vừa qua với sự tham dự của 5 nước Đông Nam Á (Việt nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào) và Trung Quốc. Tại Hội nghị, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc – Vương Nghị tuyên bố sẽ cấp 66 tỷ USD vào 220 dự án nhằm đáp ứng cho ‘Sáng kiến một con đường, một vành đai’ của nước này. Theo Nikkei, sau khi Hội nghị kết thúc, Thủ tướng Campuchia Hunsen chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình: Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nói với tôi trong cuộc họp thượng đỉnh GMS tại Hà Nội, rằng Trung Quốc ủng hộvà mong muốn Hun Sen tiếp tục được tái đắc cử trong tương lai gần để tiếp tục dẫndắt Campuchia nhiều hơn Thịnh vượng.’
Mới đây, Hội nghị thượng đỉnh Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng tại Hà Nội những ngày cuối tháng 3 vừa qua với sự tham dự của 5 nước Đông Nam Á (Việt nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào) và Trung Quốc. Tại Hội nghị, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc – Vương Nghị tuyên bố sẽ cấp 66 tỷ USD vào 220 dự án nhằm đáp ứng cho ‘Sáng kiến một con đường, một vành đai’ của nước này. Theo Nikkei, sau khi Hội nghị kết thúc, Thủ tướng Campuchia Hunsen chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình: Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nói với tôi trong cuộc họp thượng đỉnh GMS tại Hà Nội, rằng Trung Quốc ủng hộvà mong muốn Hun Sen tiếp tục được tái đắc cử trong tương lai gần để tiếp tục dẫndắt Campuchia nhiều hơn Thịnh vượng.’
Điều này hoàn toàn là đúng quy luật, khi Hunsen thuần phục trước sức mạnh kinh tế - quân sự của Bắc Kinh. Và kết quả, Bắc Kinh đã cử cố vấn, tài trợ khí tài để gia cố lực lượng quốc phòng của đất nước chùa Tháp này.
Trong khi Campuchia thay đổi, thì Việt nam lại tệ hại hơn xưa – ít nhất về năng lực quốc phòng. Đó chính là lý do vì sao, cơn ác mông của cuộc chiến tranh Biên giới Tây Nam đang dần hiện hữu.
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu long – nơi sản xuất 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt nam và đóng góp khoảng 23% cho GDP của quốc gia đang gặp khủng hoảng bởi đập từ Trung Quốc, thảm cảnh tồi tệ nhất là hàng triệu người sẽ rơi vào cảnh nghèo đói và đưa đến làn sóng di cư tại khu vực này. The Diplomat trong bài viết tháng 04.2018 cho biết, ‘20 năm trước, sông Mêkông là một trong những hệ thống nhiệt đới mạnh mẽ cuối cùng,’ Marc Goichot, thuộc Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) được dẫn lời. Còn ngày nay? ‘Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm và co lại. Tất cả điều này đang đẩy nhiều loài nước ngọt ở bờ vực sự tuyệt chủng, đồng thời gây ra những hạn chế nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế.'
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu long – nơi sản xuất 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt nam và đóng góp khoảng 23% cho GDP của quốc gia đang gặp khủng hoảng bởi đập từ Trung Quốc, thảm cảnh tồi tệ nhất là hàng triệu người sẽ rơi vào cảnh nghèo đói và đưa đến làn sóng di cư tại khu vực này. The Diplomat trong bài viết tháng 04.2018 cho biết, ‘20 năm trước, sông Mêkông là một trong những hệ thống nhiệt đới mạnh mẽ cuối cùng,’ Marc Goichot, thuộc Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) được dẫn lời. Còn ngày nay? ‘Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm và co lại. Tất cả điều này đang đẩy nhiều loài nước ngọt ở bờ vực sự tuyệt chủng, đồng thời gây ra những hạn chế nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế.'
Lý do để Trung Quốc tiến hành kiểm soát vùng sông Mê-koong vì đây là một cơ sở để Bắc Kinh thâm nhập vào đại lục Đông Nam Á và duy trì khu vực này như là một ngoại vi của chiến lược Bắc Kinh.
Như vậy, tổng quan cho thấy, Việt nam bị áp chế bởi nhiều hướng (từ Biển Đông đến vùng Tây Nam, biên giới Tây Bắc) và gặp thảm họa an ninh lương thực tương lai ngay trong vấn đề ĐBSCL. Điều đó cho thấy, Hà Nội đang gặp nhiều hơn 2 thách thức, cả trong vấn đề kinh tế - chính trị, chứ không thuần túy là về mặt quân sự.
Thách thức càng nhiều, Việt nam càng tiến hành những hành động tiền liên minh với các nước qua thiết lập mối đối tác/ quan hệ với các nước tư bản lớn, trong đó mới nhất là với Úc. Điều đang nói, sự thiết lập mối quan hệ này dựa vào nhiều thái độ của Mỹ, bởi trong một bài viết trên eastasiaforumcho hay, khi Hà Nội theo đuổi mối quan hệ này vào năm 2008, Úc đã tỏ ra thờ ơ, vì nó có khả năng gây nhầm lẫn với các mối quan hệ đặc biệt khác – nhất là với Washington. Và khi Hoa Kỳ có cải thiện hơn với Việt nam, thì quan hệ này mới đồng thời được đẩy mạnh.
Sự bổ sung Australia vào dãy đối tác chiến lược gồm các nước Nga, Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Đức và Pháp,… giúp Hà Nội có được công cụ tốt để cân bằng với các mối đe dọa an ninh sắp xảy ra. Và mới nhất là mở đường cho hợp tác sâu hơn giữa Hải quân Hoàng gia Úc và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong các lĩnh vực như xây dựng năng lực chống khủng bố, tìm kiếm và cứu hộ và giải quyết vấn đề trên biển,…
Trong tình cảnh yếu kém và bị bao vây bốn bề, Hà Nội tìm đường thoát bằng mối đối tác chiến lược, nhưng vì hệ cam kết này mang tính hờ hững, nên trong tương lai không xa, có lẽ Hà Nội phải tính đến một ‘liên minh’ để đảm bảo vững chắc vị trí địa chính trị của mình trước mối đe dọa Bắc Kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét