Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

9792 - Tại sao phải bảo vệ di sản văn hóa kiến trúc nghệ thuật – nhà thờ Bùi Chu?



Nhà thờ Bùi Chu. Ảnh: internet

Nhà Thờ Bùi Chu là tài sản quý báu của dân tộc. Qua nhà thờ Bùi Chu chúng ta có thể hiểu sâu sắc về công giáo Việt Nam, đời sống tinh thần và quá trình phát triển công giáo tại Việt Nam. Trước sự tàn phá của thời gian và con người, di sản văn hóa nhà thờ Bùi Chu đứng trước nguy cơ biến mất… mãi mãi. Bảo vệ di sản văn hóa nhà thờ Bùi Chu không bị phá dở trong những ngày tới là việc cần làm của những người hiểu biết và yêu di sản tại Việt Nam.
Di sản nhà thờ Bùi Chu là vừa sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cho đến nay, người ta mượn kế đại tu nhưng thực chất là đập bỏ công trình cũ xây công trình mới với bước cột khác so với hiện trạng, nhại lại yếu tố kiến trúc công trình cũ, không có gì đảm bảo rằng công trình to lớn hơn, đặc sắc hơn. Trong khi đó, với bề dày lịch sử hơn 132 năm tồn tại của công trình, với giá trị kiến trúc nghệ thuật và ký ức của công trình theo phân tích dưới đây, tôi cho rằng hành động làm một di tích nhà thờ Bùi Chu là hành động phá hoại di sản Việt Nam.
Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ di sản nhà thờ Bùi Chu?
Di sản nhà thờ Bùi Chu kết tinh sức lao động của tập thể giáo dân và các cha thuộc giáo phận Bùi Chu thế hệ trước, là tình cảm và trí tuệ của giáo dân Bùi Chu đã gửi gắm vào thời gian. Trải qua năm tháng, những di sản nhà thờ Bùi Chu càng thêm có giá trị và cần phải bảo vệ, gìn giữ. Nó còn là nhân chứng sống động của lịch sử giáo xứ, lịch sử dân tộc qua góc nhìn tôn giáo. Di sản văn hóa kiến trúc nghệ thuật nhà thờ Bùi Chu thể hiện sâu sắc lịch sử đời sống tinh thần và lao động sản xuất của con người ở Giáo phận Bùi Chu. Bằng tất cả niền tin, Giáo dân muốn phản ánh đời sống đương thời qua một công trình xây dựng.
Di sản văn hóa kiến trúc nghệ thuật nhà thờ bùi chu có những gì?
Về mặt lịch sử: Nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) và khánh thành năm 1885 với chiều dài 78m, rộng 22m, cao15m, tháp cao 35m thuộc địa phận xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, Nam Định. Thánh đường do giáo dân nơi đây chung sức xây dựng.
– Về mặt lịch sử phát triển đô thị: Nơi đây (Giáo phận Bùi Chu) là nơi đầu tiên được công nhận giáo phận đầu tiên ở Việt Nam, năm 1533.
– Niên đại công trình: Công trình trải qua 135 năm (xây dựng năm 1881 và hoàn thành năm 1885”. Công trình đã trải qua 2 lần tu sửa vào năm 1974 và năm 2000.
– Giá trị về mặt xã hội: Đồng bào công giáo Bùi Chu phát huy giá trị nhân văn trong phẩm chất của mỗi giáo dân “tốt đời đẹp đạo” trong việc phát huy và giữ vai trò trong mối liên hệ đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Giáo xứ Bùi Chu luôn có tinh thần bác ái, tương trợ trong cộng đồng tôn giáo ở Nam Định. Nhà thờ chánh tòa Bùi Chu là tổng giáo phận ở Nam Định. Giá trị tinh thần của Nhà thờ được thể hiện khi Thánh đường luôn có vị trí đặc biệt trong cuộc sống của người tín hữu vì nơi đây, mọi biến cố thăng trầm, thay đổi thời cuộc, mọi sinh hoạt của người tín hữu đều ảnh hưởng, đều được sẻ chia và chung phần trong ngôi nhà thiêng Thánh này. Biết bao cử hành Phụng vụ, những việc đạo đức bình dân, những hồng ân Bí tích, những con trẻ mới sinh, những cụ già tạ từ cõi thế. Tất cả đều được diễn ra tại ngôi Thánh đường thân yêu của cộng đoàn.
– Giá Trị kiến trúc nghệ thuật: Những hình ovan 3 lá trên trần là biến thể của Thiên chúa giáo, không thấy ở các nhà thờ Việt Nam, với nhiều chi tiết cầu kỳ là dấu ấn nhận biết ngôi thánh đường này. Nó xuất hiện từ những góc nhỏ của ô cửa sổ đến góc cao của trần thánh đường. Hình ảnh kết hối ba hình ovan vừa thể hiện đường nét Ba Rốc cổ kính vừa thể hiện nét phương đông tạo ra không gian đa dạng, phù hợp với nơi chốn mà nó tồn tại. Trần nhà thờ chủ yếu làm bằng vật liệu địa phương trong đó có dùng vôi rơm tạo những vòm cong thoáng nhẹ, phù hợp với khí hậu nhiệt đới miền Bắc, công trình thích nghi với khí hậu địa phương, tồn tại 135 năm qua. Cửa nhà nguyện 4 cánh, mỗi cánh là một công trình đầy ý nghĩa của các Bí Tích: Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể và Hòa Giải. Vào trong Nhà Nguyện, như lạc vào động tiên không gian cao vút với tượng ảnh, bàn thờ.
Tầng dưới Nhà Nguyện là Nhà hầm các Thánh tử vì Đạo. Bên cạnh còn có 6 mẫu nữ tu: Đa Minh, Mân Côi, Trinh Vương, Thăm Viếng và Mến Thánh Giá. Khi vào hay khi ra khỏi phòng các Thánh. Ngay tại gian giữa, có tượng Đức Mẹ cho Con bú. Đức Mẹ bồng con ngồi trên võng tía, võng được móc vào hai cây trúc sơn son thếp vàng. Đây là một bức tượng có một không hai ở Việt Nam. Phía trần nhà trên đầu Đức Mẹ là một bức phù điêu tuyệt tác, tả khung cảnh vinh hiển của các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam trước vị vua Vinh Hiển là Đức Kito Phục Sinh.
– Ngôi thánh đường theo lối kiến trúc Ba Rốc đậm chất Tây Ban Nha không có nơi nào ở Việt Nam có được qua chi tiết trần đã nêu ở trên và hệ thống các chung cửa sổ.
– Công trình không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật mà còn có giá trị về mặt công nghệ xây dựng. Khung nhà bằng tường gạch chịu lực kết hợp những hàng cột gỗ lim đặt trên những bệ đá điêu khắc tinh sảo. Trần được làm bằng hỗn hợp vôi rơm và vật liệu địa phương để tạo độ bền và nhẹ.
Công trình có vị trí xây dựng bền vững: có khuôn viên cây xanh, sân đường thoáng mát. Phía trước là dòng sông Ninh Cơ nối vào sông Hồng làm tăng tính thơ mộng của công trình.
– Hiện trạng công trình: Qua hai ngày khảo sát, chúng tôi nhận thấy công trình chỉ hư họng nhẹ, phần mái bị thấm dột, trần mái một số chỗ bong tróc. Kết cấy khung chịu lực còn tốt, đảm bảo khả năng chịu lực lâu dài nếu được gia cố thêm. Tường ngoài nhà râu mốc vì lâu năm không được tu sửa, việc này khắc phục đơn giản.
Qua thông báo của Linh mục Vũ Đình Hiệu, công trình sẽ đại tu vào ngày 13 tháng 5 năm 2019. Nhưng qua khảo sát và đọc bản vẽ chúng tôi nhận thấy không phải như vậy, đây là việc đập bỏ di sản để làm mới, khung gỗ và bước cột hoàn toàn khác với hiện trang công trình. Đồng thời các cột gỗ hoàn toàn được làm mới.
Mỗi di sản văn hóa là bằng chứng xác thực, có giá trị khoa học cao. Qua các di sản văn hóa, chúng ta tiến hành nghiên cứu đời sống dân tộc trong thời đại nó ra đời cho đến nay. Không gì lưu giữ dấu tích cuộc sống tốt hơn là các di sản văn hóa. Không giống như các công trình khác, di sản văn hóa kiến trúc nghệ thuật nhà thờ Bùi Chu mất đi sẽ mãi mãi không thể nào có lại được. Nó chỉ có ý nghĩa khi còn giữ đúng nguyên trạng mà lịch sử đã tạo tác và khẳng định như hôm nay. Việc phá bỏ nhà thờ Bùi Chu là một tội ác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét