Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

1765 - Những món đặc sản của nền kinh tế Việt Nam

Phương Thơ


Đó là khẩu hiệu “kế hoạch 5 năm tại Việt Nam”, và “tầm nhìn 1/4 – 1/2 thế kỷ”. Một thuật ngữ kinh tế có thời các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, và nó đã bị phá sản gần 1/4 của thế kỷ trước. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam là quốc gia vẫn còn bám víu vào mô hình kinh tế của Liên Xô qua những áp phích khẩu hiệu kế hoạch 5-năm, tầm nhìn 20-30 năm,…Chẳng hạn trước đây vào quãng những năm 1996 – 2000, quốc gia cộng sản này đưa ra kế 5 năm để đưa VN lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Rồi kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 đưa Việt Nam ra khỏi nước kém phát triển để trở thành nước cơ bản về công nghiệp.  Vfa gần đây là “Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020”, để đưa VN cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại tiên tiến,…rồi gần đây nữa là quốc gia này tung ra kế hoạch 5-năm đến năm 2020, tầm nhìn 2030 để đưa VN trở thành công xưởng toàn cầu về ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô,…đi xa hơn về quá khứ cách đây 23 năm, họ cũng đưa ra kế hoạch phát triển ngành ô tô VN, và kết cục sau hơn 20-năm qua thì kế hoạch đầy tốn kém móc túi người dân bằng bảo hộ đã thất bại tan tành mây khói.

Đó là một cái bánh vẽ, một kế hoạch “con lừa thế” kỷ vĩ đại họ vẽ ra kế hoạch 5-năm và tầm nhìn mấy chục năm để treo trên đó với những con số mê hoặc người dân để dễ bề cầm quyền mãi mãi, để người dân kỳ vọng vào con số vĩ cuồng đó.

Chuyện ngắn hạn hơn về kế hoạch thì người ta vẽ ra mục tiêu như trường hợp mới đây ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra kế hoạch 1-năm như trong năm 2018 đưa ra mục tiêu giữ lạm phát cơ bản ở mấy phần trăm, hoặc ổn định tỷ giá đồng bạc VND theo mục tiêu đề ra, cũng như việc tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch, rồi tăng trưởng GDP theo chỉ tiêu đề ra,… Đó là chỉ thị kế hoạch của những kẻ không có chân đứng trong xã hội là không hiểu gì về điều hành kinh tế mà chỉ giỏi hiểu biết những con số kế toán trong giáo trình dạy học. Vì nền kinh tế hiện đại ngày nay nó không có khái niệm kế hoạch như thế. Đó là lối tư duy của những năm đầu của những năm 80-90 của thế kỷ trước.

Một cách cụ thể vào những năm 1980-1990, tại quốc gia này cũng hay có khẩu hiệu quen thuộc kế hoạch 10 năm hay 20 năm, rồi 30 năm,…  để vẽ ra những con số cho hướng đi của nền kinh tế, kết quả nền kinh tế này mở cửa hội nhập thương mại hóa bán buôn với bên ngoài, hậu quả dẫn đến chính sách tăng cung tiền đưa vào nền kinh tế, dẫn đến sự giảm giá hay phá giá đồng tiền VND vì nạn lạm phát, và xóa sổ nhiều chục ngàn doanh nghiệp tích lũy từ nhiều chục năm trước. Đo là kế hoặc 5-năm và tầm nhìn mấy chục năm của người cộng sản làm kinh tế. Họ bỏ nỡ/lỡ quá nhiều cơ hội đưa đất nước đi lên tầng cao chỉ vì mê mê hái sao trên trời với kế hoạch ảo tưởng, thay vì họ nên thực tế với kế hoạch diễn ra trước mắt.

Ngày nay, nền kinh tế quốc gia này gần như phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài để thu hút vốn từ nước ngoài để tạo ra tăng trưởng kinh tế rồng cọp, kết cục nó làm héo úa xói mòn tài nguyên quốc gia và nạn ô nhiễm môi trường quá nặng. Đó cũng là kế hoạch 5-năm mà ra.

Vì đeo đuổi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (biến thể từ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung) thì quốc gia cộng sản này đang bị thiệt thòi là không được những nước có nền kinh tế tiên tiến mà hàng hóa VN xuất khẩu nhiều nhất như Mỹ, 28 nước EU, Nhật, Canada, Úc,…họ không công nhận VN là nền kinh tế thị trường, mà trái lại họ còn hất gáo nước lạnh vào VN là họ chỉ công nhận VN là nền kinh tế phi thị trường.

Điều đó gây bất lợi và thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp ưu tú tư nhân của VN là không thể kiện cáo được các nước đó bảo hộ thương mại nhắm thuế vào các doanh nghiệp VN.

Ví dụ như hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng hay mặt hàng thủy sản tôm cá, rồi dày dép, may mặc, sắt thép, hay các mặt hàng xuất khẩu khác,…vì nộp đơn kiện sẽ gặp rủi ro tốn kém về phí tổn pháp lý mà thất bại thì thấy rõ trước mắt do bị vướng vào cái vòng kim cô “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, do không được các tổ chức kinh tế quốc tế công nhận VN là nền kinh tế thị trường, nên kiện cáo là nắm chắc phần thua dù doanh nghiệp VN có đúng đi nữa cũng sẽ vẫn thua kiện.

Thậm chí cái thị trường cổ phiếu của VN hiện nay vẫn còn đang mắc kẹt ở Chỉ số Frontier Markets (là chỉ số dành cho các thị trường ẩn chứa nhiều rủi ro kém phát triển, không có khả năng đáp ứng huy động vốn hữu ích cho nền kinh tế), và nhiều lần thất bại khi VN nộp đơn xét vào Chỉ số Emerging Market, mà quan chức VN nhiều lần nhờ vả Mỹ ủng hộ VN vào thị trường của Chỉ số Emerging Market nhưng đều bị loại bỏ, thậm chí là trong đợt xét mới đây thì Pakistan đã được vào Chỉ số Emerging Market, trong khi bị loại và phải nằm lại Chỉ số Frontier Markets một thời gian không xác định, thậm chí là tới năm 2020 vẫn chưa chắc chắn họ xét VN vào, với viện dẫn lý do cần tuân thủ theo quy tắc của thị trường của các nước thành viên bỏ phiếu, họ cần phải giải thích cái nền kinh tế phi thị trường của VN định hướng XHCN đó, cũng như cần nâng cao ngôn ngữ tiếng Anh trong giao dịch chứng khoán,…

Một minh chứng khác cho cái nền kinh tế phi thị trường khi mới đây tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi sở hữu Công ty TNHH Vietnam Beverage khi đã  mua trọn 53,59% cổ phần nhà nước VN thông qua Bộ Công thương chào bán Sabeco với giá tiền là 5 tỷ USD muốn được quyền có chân đứng điều hành trong Sabeco thì bị từ chối và còn chờ, mặc dầu sau khi bán Sabeco rồi thì nhà nước VN thông qua Bộ Công thương chỉ còn nắm 36% vốn điều lệ tại Sabeco, không còn là cổ đông chi phối tại Sabeco, nhưng vẫn muốn nắm quyền chỉ huy chi phối mọi vấn đề kinh doanh của Sabeco. Đó là một vở kịch hài của nền kinh tế mang đậm nét "hợp tác xã", kèm cụm từ "quốc hữu hóa".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét