Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

1782 - Putin và nền dân chủ quản trị

Việt Nguyên/Người Việt


Đầu thế kỷ 21, chiến thắng của những lãnh tụ ma giáo, kẻ thù công nhân, những nhà độc tài của những quốc gia độc đảng Nga và Trung Quốc đã đưa thế giới về lại không khí của thế kỷ 20 với phong trào Cộng Sản lan tràn trên thế giới.
Sau Tập Cận Bình sửa đổi hiến pháp để tiến lên con đường chủ tịch muôn năm, nay Putin thắng cử lần thứ tư cho thấy hình ảnh hai nhà độc tài hoàn tất hình ảnh “Ta là con sói giữa bầy cừu ngoan, khủng bố là phương pháp cai trị.” Thế giới năm 2018 đi theo chu kỳ của lý thuyết Sekhmet, mỗi 22 năm đời sống từ chính trị đến lối sống của con người thay đổi theo từ trường của Thái Dương Hệ.
Vladimir Putin năm nay 65 tuổi, lãnh tụ người nhỏ, đi đôi khi nghiêng vẹo, gương mặt lạnh lùng, lãnh đạo Nga, quốc gia lớn nhất thế giới trải dài qua 11 múi giờ qua hai lục địa Âu Á, đã thắng cử với đa số tuyệt đối 80% số phiếu.
Vào 18 năm trước V. Putin, khi được bầu làm tổng thống, là một nhân vật vô danh, cựu nhân viên tình báo KGB, trung thành với đảng Cộng Sản, thời hậu Xô Viết, Putin giữ một con đường phục thù, nhằm đánh đổ nền dân chủ Hoa Kỳ.Vladimir Putin năm nay 65 tuổi, lãnh tụ người nhỏ, đi đôi khi nghiêng vẹo, gương mặt lạnh lùng, lãnh đạo Nga, quốc gia lớn nhất thế giới trải dài qua 11 múi giờ qua hai lục địa Âu Á, đã thắng cử với đa số tuyệt đối 80% số phiếu.
Sáu năm trước biểu tình khắp các thành phố lớn kể cả Moscow và Petersburg chống V. Putin ra tái tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, dân biểu tình gọi Putin là tên ăn cắp. Sáu năm sau, giới trẻ, không hề biết đời sống xã hội nghèo đói thời Cộng Sản, ủng hộ Putin. “Tổng thống mạnh, nước Nga mạnh” chủ trương quốc gia cực đoan của Putin toàn thắng.
Nước Nga không thể thiếu Putin, thiếu Putin giới đồng tính luyến ái lan tràn sẽ làm Nga suy sụp. Putin tượng trưng cho lá cờ của Nga, cho sự thịnh vượng của nước Nga, nghèo đói giảm 50%. Chu kỳ kinh tế trên thế giới giúp các nhà độc tài cai trị nước giàu nhưng vẫn cô lập như thời Cộng Sản, dân không có tiếng nói trong thời dân chủ quản trị của Putin.
Thời gian cầm quyền 18 năm của Putin đã lâu hơn thời Tổng Bí Thư Leonid Brezhnev. Giới trẻ Nga so sánh V. Putin với thời Boris Yeltsin, nước Nga không còn bị phá sản như năm 1998, kinh tế tăng trưởng nhờ giá dầu tăng qua khỏi cơn khủng hoảng năm 2008.
Năm nay nhờ chính sách dầu hỏa của Tổng Thống Donald Trump giá dầu tiếp tục tăng giúp nền kinh tế Nga. Cũng giống như ở Hoa Kỳ, công nhân ở vùng quê, ở vùng Tây Liberia như Kemevora dân với tinh thần quốc gia quá khích ủng hộ Putin nhiều hơn ở các thành phố lớn.
Chính sách của Putin gây ra nền kinh tế bất quân bình giàu nghèo, chú trọng đối ngoại nhiều hơn các vấn đề trong nước. Năm 2012 khi Putin tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, đồng Ruble mất nửa giá so với đồng Euro, lợi tức người Nga xuống liên tiếp bốn năm cho đến năm 2016. Putin đổ tội cho Âu Châu.
Với nước mắt mừng chiến thắng năm 2012, V. Putin đổ tội cho những người biểu tình đòi dân chủ là bọn phản quốc, tay sai ngoại quốc khiến Nga suy yếu, tinh thần quốc gia cực đoan lên cao, người trẻ Nga xem Putin là thần tượng. 27 năm sau ngày Xô Viết sụp đổ cờ Cộng Sản thay bằng cờ Nga ba màu dân Nga muốn ổn định và nền tự hào quốc gia hơn là tự do dân chủ.
Người hùng Putin của giới trẻ Nga đứng lên đối đầu với Âu Mỹ, ổn định Nga hậu Cộng Sản. Kinh tế Nga ổn định nhờ cải tổ kinh tế từ thời Yeltsin và Gorbachev, giá dầu tăng, lợi tức mỗi đầu người tăng 70% dưới thời Putin so với lợi tức tăng 17% ở các nước Âu Châu. Công việc ổn định. Số tỷ phú gia tăng với 88 nhà tỷ phú ở Moscow. Quyền lợi kinh tế vào tay nhóm tài phiệt trung thành với Putin mặc dù những dự án lớn như xây dựng trung tâm điện tử Silicon Valley ở Skolvoko thất bại.
Dân Nga cho rằng nhờ V. Putin, nước Nga đã đứng lên sau bao nhiêu năm quỳ gối trước Âu Mỹ. Nhờ tinh thần quốc gia quá khích dân Nga quên các vấn đề trong nước. Càng đàn áp uy tín Tổng Thống Putin càng lên vì Nga đã đối đầu với Hoa Kỳ trên bình diện ngoại giao.
Năm 2014, Nga sát nhập Crimea, gởi quân qua Ukraine, can thiệp vào Syria năm 2015, trước ngày bầu cử 2018 Putin tối tân hóa vũ khí nguyên tử với hỏa tiễn liên lục địa có thể bay đến bất cứ nước nào trên thế giới. Các nước thuộc khối Xô Viết cũ, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp nay trở lại thân thiện với Nga.
Các quốc gia ở Trung Đông như Do Thái, Iran, Saudi Arabria nay có mối giao hảo tốt với V. Putin. Ngay cả Thủ Tướng Benjamin Netanyahu thân với Hoa Kỳ nhưng vẫn thường hỏi ý kiến Putin về Syria và Lebanon. Hạm đội Nga nay kiểm soát Bắc Hải và lập căn cứ ở Địa Trung Hải.
Tái cử năm 2018, Tổng Thống V. Putin năm nay là lãnh tụ lâu đời nhất ở Nga sau nhà độc tài Stalin với bàn tay sắt đàn áp đối lập. Năm 2006 ở London Alexander Livitnenko bị giết với chất phóng xạ Polonium 210, năm 2013 Boris Berezovsky thân với Livitnenko bị giết. Tháng Ba năm nay Nikolai Glushkov thương gia 68 tuổi chống V. Putin bị ám sát ở London trước ngày bầu cử.
Phương pháp cai trị lừa đảo, bạo động từ trong đến ngoài nước của Tổng Thống Putin giống Stalin nhưng ý thức hệ của Putin là ý thức hệ của triết gia Ivan Ilyin chứ không phải của Lenin.
Ivan Ilyin triết gia Nga với tinh thần Thiên Chúa Giáo Phát xít, viết năm 1920 đến 1945, và 1950 cho thế hệ tương lai của nước Nga sau khi Cộng Sản Xô Viết chấm dứt. Tổng cộng ông viết 20 cuốn sách ở Nga và 20 cuốn sách ở Đức chỉ đường cho các nhà độc tài, vẽ con đường Phát Xít, nguyên tắc cai trị của các nhà độc tài là phá hủy nền luật pháp và nói láo với quần chúng: “Quyền lực thay cho luật pháp.” Năm 1954, Ilyin chết để lại nguyên tắc cho chế độ hậu Cộng Sản khi Xô Viết sụp đổ năm 1991. Sách của Ilyin bây giờ là cẩm nang của các nhà lãnh đạo hậu Xô Viết và của V. Putin để cai trị Cộng Hòa Nga trong 18 năm.
Kinh tế bất bình đẳng ở Nga được Ilyin xem là hậu quả bình thường của phát triển kinh tế, không đặt nặng như thời cách mạng Marx Lenin, được bọn tài phiệt và V. Putin cổ võ. Nội dung của triết lý Ivan Ilyin là cải tổ kinh tế chính trị ở trong nước sau đó xuất cảng ý tưởng chính trị ra ngoài, tạo kẻ thù chung: Âu Châu và Hoa Kỳ là những địch thủ nguy hiểm cho an ninh Nga.
Lenin không biết Ilyin nhưng trong nhiều bài xã luận Lenin đã dùng biệt hiệu Ilyin, triết lý Lenin và Ilyin vì vậy đôi khi lẫn lộn. Lenin và Ilyin cùng bị ảnh hưởng của Hegel nhưng Lenin theo con đường của Marx lấy chiêu bài đấu tranh cho gia cấp công nhân còn Ilyin theo con đường Phát Xít. Lenin vô thần, Ilyin theo đạo Thiên Chúa.
Năm 1922, Ilyin rời Nga, ảnh hưởng lên Mussolini khi nhà độc tài làm cách mạng Phát Xít ở La Mã. Nói là theo Thiên Chúa Giáo nhưng tinh thần của Ilyin ngưỡng mộ Phát Xít, thất vọng với dân Nga da trắng đã không theo Phát Xít từ đầu để Ý đi trước. Bỏ luật pháp, bỏ tinh thần Thiên Chúa, Ilyin cổ võ một xã hội vô luật pháp, giết người thay cho tinh thần bác ái.
Thời Thế Chiến Thứ Hai, Ilyin ca ngợi Hitler và một nước Nga thay đổi nhưng chế độ Xô Viết sau thế chiến làm Ilyin thất vọng. Ilyin vẽ con đường hậu Xô Viết cho Nga: chế độ phải giống chế độ Phát Xít trước thế chiến, cần nhà độc tài, nhà lãnh đạo “nam tính” phải mạnh giống Mussolini, quyền lực của kẻ mạnh sẽ làm dân quỳ phục và thế giới sẽ cúi đầu trước nước Nga.
Lãnh tụ có trách nhiệm cho mọi hành động và nắm hết tất cả quyền hành từ lập pháp, tư pháp, hành pháp đến tổng tư lệnh quân đội (Tập Cận Bình thực hiện trước Putin). Những hành động chính trị của lãnh tụ không dựa trên nguyên tắc dân chủ vì nguyên tắc dân chủ vô trách nhiệm. Bầu cử phải là phương pháp chứng tỏ dân phục tùng lãnh tụ chứ không phải là chọn người lãnh đạo (Putin đã làm được qua bầu cử Tháng Ba, 2018).
Nga sẽ là một quốc gia không đảng phái, không đảng nào kiểm soát đất nước chỉ có lãnh tụ giữ nhiệm vụ này. Đảng là một thành phần xã hội. Giới trung lưu phải được đặt xuống hàng thấp nhất không phải là rường cột xã hội. Theo đúng nguyên tắc của Ilyin, “Tự Do cho Nga” được Putin cổ võ có nghĩa là tự do cho Nga và Putin chứ không phải là tự do cho dân.
Từ ngày Putin lên cầm quyền, ý thức hệ Ilyin được sử dụng triệt để, kiểm soát giới truyền thông, bắt giới trẻ đọc sách Ilyin, các chính trị gia và giới tài phiệt cũng cần đọc các sách này, nhà thờ chính thống giáo Nga vào Chủ Nhật cũng rao giảng lời Ilyin!
Con đường của V. Putin trong sáu năm tới tiếp tục chính sách của Ilyin. Putin và Tập Cận Bình trở lại thời Stalin và Mao. Lãnh tụ già (Putin 65 tuổi, Tập Cận Bình 64 tuổi) không người thay thế, tạo hình ảnh lãnh tụ để thờ phượng không đảng chính trị mạnh không khác gì thời sau Lenin. Khi Lenin chết năm 1924 bạo động xảy ra trong đảng Cộng Sản đưa nhà độc tài Joseph Stalin lên cầm quyền. Joseph Stalin biến đổi chủ nghĩa Bolshevism từ khoa học chính trị thành tôn giáo. Cộng Sản thành tôn giáo mới.
Trong sách của Max Eastman “Chúc thư của Lenin” trích đăng trên báo New York Times năm 1926, vào cuối đời Lenin đã kêu gọi đảng loại Stalin khỏi chức vụ tổng bí thư vì Stalin có khuynh hướng bạo động, Stalin đã cho người giết Trotsky lãnh tụ đối lập chạy qua Mexico. Năm 1926 Trotsky bị đập đầu bằng búa, không nhẹ nhàng như các lãnh tụ đối lập bị Putin giết!
Hôm Thứ Bảy, 17 Tháng Ba, 2018, tôi có dịp đến dự buổi ra mắt sách, những cuốn sách về tự do dân chủ, do Giáo Sư Nông Duy Trường chủ trương, việc làm này khiến tôi nhớ đến một câu viết: “Không cần đánh chiêng, không cần đánh trống, chỉ cần gieo hai chữ tự do vào đầu những người trẻ tuổi từ những ngày đầu khi họ bước chân vào đời.” 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét