Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

10464 - Viettel có thể tự phát triển mạng 5G?



Có lẽ vì mối quan hệ ấm cúng của Viettel với đảng cộng sản cầm quyền, vốn luôn kiểm soát chặt chẽ công dân lẫn truyền thông cũng như Trung Quốc, mà Viettel đã trở nên e ngại về “cửa hậu” – backdoors và các vấn đề bảo mật khác của các mạng 5G mới nếu nghi Huawei có liên kết với chính quyền Trung Quốc.


Viettel, nhà khai thác di động lớn nhất tại Việt Nam, đã vạch ra tham vọng 5G táo bạo, đi xa hơn nhiều so với việc triển khai mạng và dịch vụ tốc độ cao cho thuê bao của mình. Nhà mạng này đang phát triển công nghệ 5G riêng, với mục tiêu phát triển 80% công nghệ tại Việt Nam vào năm 2020. Truyền thông địa phương cho biết Viettel đã đầu tư hàng triệu đô la để phát triển vi mạch và thiết bị 5G.
Trong khi công ty quân đội với 40% thị phần thuê bao, đã đi trước với các đối thủ cạnh tranh 5G nội địa một bước, chắc chắn Viettel thiếu chuyên môn và quy mô để chuyển thành công về dịch vụ di động sang sản xuất linh kiện hoặc thiết bị.
Ngoài Việt Nam, Viettel hiện đang điều hành mạng di động ở Campuchia, Lào, Myanmar, Đông Timor, Haiti, Peru, Burundi, Cameroon, Mozambique và Tanzania.
Tập đoàn Viettel cũng có một đơn vị giải pháp kinh doanh, được thành lập vào tháng 10 năm 2018 để triển khai các dự án CNTT cho khu vực công và tư nhân, và thành lập một công ty con về an ninh mạng vào đầu năm nay.
Đầu tư lớn
Marc Einstein, giám đốc phân tích thuộc công ty nghiên cứu ITR có trụ sở tại Nhật Bản, nói với Mobile World Live rằng, thực tế sẽ phải mất hàng tỷ đô la để tự làm ra được được vi mạch.
Ông nói rằng Tập đoàn Viettel không có khả năng R & D ( Nghiên cứu và Phát triển) để làm mọi thứ từ đầu đến cuối, vì vậy nỗ lực như vậy sẽ cần phải liên quan đến một số loại liên doanh hoặc mua lại tại một lúc nào đó.
Tôi không biết việc họ nộp bằng sáng chế, hay những gì tương tự như vậy. Họ có thể nhìn thấy cơ hội tại các thị trường mới nổi còn đang do dự về nhà cung cấp Trung Quốc, như Ấn Độ và các nước khác, vì họ muốn có thiết bị giá rẻ cho các cơ sở ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Nhưng không có xương sống R & D ( Nghiên cứu và Phát triển) đó, tôi không chắc điều này sẽ khả thi ra sao.” Marc Einstein lý giải.
Tuy nhiên, Einstein nhớ lại khi Viettel lần đầu tiên xuất hiện Việt Nam, họ đã nhanh chóng trở thành nhà cung cấp internet số một và sau đó được vươn ra khắp thế giới: “họ nổi tiếng là hung hăng và có một chút ma mãnh, vì vậy sẽ rất thú vị để quan sát.”
Bắt đầu thử nghiệm
Cùng với Ericsson, nhà mạng Viettel gần đây đã trình thử nghiệm nối 5G đầu tiên tại Việt Nam. Họ đã nhận được giấy phép dùng thử vào tháng 1 để sử dụng các băng tần 3,8GHz và 28GHz thử nghiệm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Viettel có kế hoạch cài đặt 70 trạm phát sóng 5G vào cuối tháng 6 tại hai thành phố này và đã đầu tư khoảng 40 triệu đô la vào 5G.
Đối thr MobiFone, cũng đã có giấy phép thử nghiệm mạng 5G, và chọn Samsung làm nhà cung cấp thiết bị của mình, trong khi Vinaphone, vẫn chưa nhận được giấy phép thử nghiệm được cho là đã hợp tác với Nokia.
Không có hãng nào sử dụng các nhà cung cấp thiết bị 5G Trung Quốc mặc dù họ đã phát triển chân toàn cầu ngày càng nhiều và với giá cả hấp dẫn.
Einstein cho rằng thật thú vị khi Viettel trước đây là khách hàng lớn của Huawei
Có lẽ vì mối quan hệ ấm cúng của Viettel với đảng cộng sản cầm quyền, vốn luôn kiểm soát chặt chẽ công dân lẫn truyền thông cũng như Trung Quốc, mà Viettel đã trở nên e ngại về “cửa hậu” – backdoors và các vấn đề bảo mật khác của các mạng 5G mới nếu nghi Huawei có liên kết với chính quyền Trung Quốc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét