Tròn 100 năm trước, ngày 18/6/1919, một nhóm nhà yêu nước xứ An Nam, trong đó có ông Nguyễn Sinh Cung (tức Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh), đã trình bản Yêu sách của nhân dân An Nam, còn gọi là Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam (Revendications du peuple annamite) lên Hội nghị Versailles bàn về hòa bình thế giới sau đệ nhất thế chiến.
Bản thỉnh nguyện thư đó yêu cầu thực dân Pháp tiến hành cải cách sâu rộng cả ba lĩnh vực hành pháp, tư pháp và lập pháp, bao gồm trả tự do cho tù chính trị, thực thi các quyền tự do dân chủ của công dân, thay đổi chế độ cai trị bằng đạo luật thay vì sắc lệnh, không dùng tòa án khủng bố và trấn áp dân, và các thành viên nghị viện phải lắng nghe nguyện vọng của nhân dân.
Bản thỉnh nguyện thư đó thể hiện một trình độ hiểu biết cao và văn minh về chính trị và pháp luật của những người tham gia soạn thảo. Tất nhiên, ai cũng biết người chấp bút chính về nội dung bằng tiếng Pháp chính là Tiến sĩ Luật khoa Phan Văn Trường, nhưng ký tên chung là "des Patriotes Annamites", tức "những Nhà ái quốc An Nam".
Ông Cung được giao dịch sang tiếng Việt để tuyên truyền trong nước, nên ông liền chuyển dịch bản thỉnh nguyện thư thành một bài thơ lục bát ký dưới tên "Nguyễn Ái Quốc". Vài chục năm sau đó (do chưa có Internet và Facebook) ông Cung đã mạo nhận và tiếm xưng mình là tác giả chính của bản yêu sách với tên Nguyễn Ái Quốc luôn. Nói cách khác, ông Cung đã biến tên gọi một nhóm thành tên gọi một người để dễ bề biển thủ công lao của tất cả, rồi mặc nhiên vơ hết vào mình.
Giả sử ông Cung chính là tác giả bản thỉnh nguyện thư, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng ông đã rất am hiểu về một thể chế tam quyền phân lập và tự do dân chủ, như ông từng đòi hỏi. Vậy tại sao khi thiết lập nên chính quyền về sau, ông và các đệ của ông không thực thi đầy đủ những điều mà chính ông từng yêu sách thực dân Pháp phải làm cho người dân Việt Nam 100 năm trước?
Chính quyền hiện nay của các đệ ông Cung chẳng những bắt giam hàng loạt tù chính trị và vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân, mà còn dùng tòa án khủng bố và trấn áp nhân dân, và tệ hại hơn các đại biểu quốc hội của họ còn nghĩ ra bao nhiêu trò trấn lột dân bằng đủ mọi loại thuế, phí, lệ phí và khoản đóng góp, v.v....
Nếu 100 năm trước thực dân Pháp cai trị bằng Sắc lệnh, tức văn bản pháp quy của người đứng đầu ngành hành pháp, thì ngày nay các đệ ông Cung cũng dùng Nghị định, tức văn bản pháp quy của cơ quan hành pháp cao nhất là chính phủ, để cai trị nước Việt Cộng. Luật chỉ là văn bản trang trí cho cái gọi là "nhà nước pháp quyền" mà thôi.
Tiện đây, xin nói thêm về hai chữ "pháp quyền". Trong bản dịch thỉnh nguyện thư 100 năm trước, ông Cung có dùng từ "thần linh pháp quyền" để chỉ các quyền tự do dân chủ. Pháp quyền là quyền theo luật định, ai cũng có thể hiểu. Còn "thần linh" là cái quái gì thì chả ai hiểu, nhất là khi ông Cung lại bê vào đó, cho đứng cạnh "pháp quyền". Ông vô thần cái kiểu dzì vại (?)(!).
Từ hai chữ "pháp quyền" ông Cung dùng trong bài thơ lục bát chuyển dịch nói trên, các đệ của ông khi chế tác ra độc môn "tư tưởng HCM" về sau đã cắm hai chữ ấy vào thuật ngữ "nhà nước pháp quyền", nhằm chứng minh rằng Người từng có tư tưởng về nhà nước pháp quyền rất sớm, trước hết thảy mọi người Việt từng sinh ra trên đời này (!)(?).
Họ dùng từ "pháp quyền" để dịch một ý niệm lẽ ra phải là "pháp trị" trong khái niệm "Etat de droit". "Pháp quyền" dùng trong ý nghĩa về nhà nước pháp trị, chẳng những sai về ngữ nghĩa mà còn cho thấy khả năng chế tác ra "tư tưởng HCM" của các đệ ông Cung bằng cách "râu ông này cắm cầm bà kia" kể cũng thượng thừa!
Bài dài nên xin dừng ở đây, không thôi bạn đọc cũng ngán ngẩm như khi đọc trường ca nhạt nhẽo của anh Thưởng hôm qua!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét