Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

12983 - Việt Nam vẫn cần một đồng minh thực sự


Việt Nam cần đồng minh, và không ít lần, Việt Nam Thời Báo cũng đăng các nội dung kêu gọi liên kết với Mỹ, hợp tác toàn diện và sâu hơn về mặt quân sự. Quan điểm này càng trở nên giá trị, khi Bắc Kinh, trong động thế mới đây nhất đã tìm cách tăng cường tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông với việc giao tàu nghiên cứu mới đi biển (lên đến 4.600 tấn).





Trung Quốc vẫn “kiên trì” lập trường thăm dò đối với Bãi Tư Chính (thuộc chủ quyền của Việt Nam), và trong một tin đồn trên mạng xã hội, dường như cả hai quốc gia đã huy động máy bay chiến đấu ra khu vực này. Nếu tin này chính xác, đồng nghĩa Bắc Kinh đã bắt đầu vung cây gậy nhỏ ở Biển Đông.


James R. Holmes, người đứng đầu Chiến lược Hàng hải của JC Wylie tại Đại học Chiến tranh Hải quân trong một bình luận với The Hill, đã cho rằng, tranh chấp Biển Đông sẽ kéo theo hậu quả nghiêm trọng, tương tự như những gì xảy ra ở Vịnh Ba Tư, mặc dù, tính chất tranh chấp giữa Iran-Anh Quốc xoay quanh tàu chở dầu đang làm lu mờ sự kiện Bãi Tư Chính.


Trong khi  Iran tuyên bố kiểm soát eo biển Hormuz, thì Trung Quốc đang cố gắng củng cố quyền kiểm soát 80 đến 90% Biển Đông, bao gồm cả các vùng biển thuộc chủ quyền các quốc gia trong khu vực ASEAN, theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Cả hai trường hợp này đều cho thấy, tự do thương mại đã bị tấn công. Riêng vùng Biển Đông, Bắc Kinh tuyên bố đây là một phần mở rộng của lãnh thổ Trung Quốc.

Cần nhắc lại, Bãi Tư Chính là khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đặc quyền nghĩa là chỉ duy nhất Việt Nam là quốc gia được hưởng thụ tài nguyên từ vùng nước, và vùng đáy biển (nơi chứa khoảng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ mét khối khí đốt).

Bắc Kinh – Hà Nội đã đưa các lực lượng thiên về dân sự để “đối đầu” nhau. Tại sao không phải là tàu chiến (hải quân) - để phát đi thông điệp chủ quyền? Điều này có thể được lý giải, lực lượng hải quân chiến đấu trong vùng tranh chấp, nhưng tại sao lại phải thừa nhận tranh chấp khi đó là vùng đặc quyền kinh tế?

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn nắm giữ lợi thế rõ rệt trong câu chuyện này, dưới hình thức một máy bay và tên lửa trên bờ và hải quân hỗ trợ. Bắc Kinh nắm chặt một cây gậy lớn, trong khi Việt Nam thì không - và các nhà lãnh đạo Việt Nam biết rõ điều đó. Và Trung Quốc, có lựa chọn leo thang quân sự. Và nếu Trung Quốc vung cây gậy nhỏ của mình, trong khi thủ sẵn cây gậy lớn thì vấn đề có thể sẽ được đẩy đi xa. Để duy trì các quyền của mình, Việt Nam cần các đồng minh.

Như vậy, Việt Nam cần đồng minh, và không ít lần, Việt Nam Thời Báo cũng đăng các nội dung kêu gọi liên kết với Mỹ, hợp tác toàn diện và sâu hơn về mặt quân sự. Quan điểm này càng trở nên giá trị, khi Bắc Kinh, trong động thế mới đây nhất đã tìm cách tăng cường tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông với việc giao tàu nghiên cứu mới đi biển (lên đến 4.600 tấn).

Với tốc độ tối đa 16 hải lý /giờ và tầm hoạt động khoảng 14.000 hải lý, Da Yang Hao (Đại dương) có khả năng thực hiện thăm dò tài nguyên dưới biển sâu ở bất kỳ đại dương nào trên thế giới, truyền thông Trung Quốc đưa tin. Tàu này được quản lý bởi Bộ Tài nguyên Trung Quốc, và nó sẽ “giúp duy trì lợi ích của Bắc Kinh trong khu vực biển quốc tế”.

Theo SCMP, Bắc Kinh đã liên tục xây dựng hạm đội thăm dò đại dương như một phần trong lập trường ngày càng quyết đoán ở Biển Đông, và các nhà quan sát cho rằng Da Yang Hao có thể được triển khai đến tuyến đường thủy mà Bắc Kinh cho rằng đang tranh chấp. Giúp tối ưu hóa phạm vi hoạt động dân sự và quân sự - giúp Trung Quốc khẳng định yêu sách của mình.

Sự quyết đoán trong chiến thuật bắt nạt láng giềng của Trung Quốc có thể đưa đến quan hệ song phương hai quốc gia xuống dốc. Và cách ứng xử côn đồ của Bắc Kinh càng minh chứng rằng, Trung Quốc đã không học được bài học nào và dường như quyết tâm thực hiện kế hoạch của mình bằng cách bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn. Trung Quốc đã không hiểu rằng một chiến lược như vậy sẽ đi ngược lại lợi ích của họ và có thể thúc đẩy liên minh các lực lượng đối đầu với Trung Quốc bằng một tiếng nói thống nhất, trong đó do Mỹ dẫn đầu.

Bắc Kinh trơ trẽn đến mức, trong buổi họp báo thường kỳ vào ngày 12.7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông và quyền hàng hải, đồng thời duy trì các cuộc tranh chấp với các nước liên quan thông qua đàm phán và tham vấn. Đi xa hơn, chính quyền Trung Quốc còn “mong muốn Việt Nam tôn trọng chủ quyền, quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng biển liên quan và không có bất kỳ hành động nào có thể làm phức tạp tình hình.”

Tất nhiên, các quan điểm sai trái và đáng hổ thẹn này đã bị Việt Nam bác bỏ. Có thể thấy, Việt Nam sẽ không muốn vượt qua lằn ranh đỏ (xung đột quân sự với Bắc Kinh), nhưng sẽ không dung thứ cho những hành động khiêu khích không mong muốn và sẵn sàng trả đũa nếu Bắc Kinh vượt qua lằn ranh đỏ.

Và tất nhiên, dù tránh lằn ranh đỏ hay không dung thứ, thì Việt Nam vẫn cần một đồng minh thực sự.

Eliot L Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ, vào ngày 26.7 đã ra tuyên bố về sự can thiệp của Trung Quốc vào vùng biển do Việt Nam kiểm soát, trong đó ông nói hành động của Trung Quốc cấu thành vi phạm chủ quyền của Việt Nam và quyền của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Ông kêu gọi Trung Quốc ngay lập tức rút tất cả các tàu ra khỏi lãnh hải của Việt Nam và chấm dứt các chiến thuật bắt nạt bất hợp pháp này.

Lý giải cho sự gia tăng tranh chấp, có thể nhận ra được nhu cầu “xuất khẩu bất ổn” của Bắc Kinh ngày một lớn.

Trong nước, Tập Cận Bình đang đối diện với cuộc chiến thuế quan với Washington; Sáng kiến Vành đai và con đường đang gặp trở ngại ngay tại Châu Phi; lạm phát của Trung Quốc gia tăng, và tăng trưởng kinh tế chậm lại dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp và biểu tình của công nhân gia tăng; đã xuất hiện sự công khai chỉ trích chính sách của Tập Cận bình ngay trong hội nghị tham vấn chính trị vào tháng 3.2019.

Tập Cận Bình, vẫn tìm cách hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền hơn 3 triệu km2, và đây là trung tâm của những nỗ lực của Trung Quốc. Qiu Shi (16.4), tạp chí lý luận của ĐCSTQ, đã đăng tải bài viết của Phó đô đốc Hải quân Trung Quốc, ông Liu Shijong và Phó Đô đốc Chính trị Qin Shengxiang, tiết lộ rằng Tập Cận Bình đã xúc tiến các dự án xây dựng trên một số đảo và rạn san hô ở Biển Đông nhằm thay đổi tình hình chiến lược của cuộc đấu tranh quân sự trên biển và thể hiện quyết tâm kiên định chiến đấu cho từng cm lãnh thổ và vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét