Luật sư Đặng Đình Mạnh và nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh (bìa phải)-Ảnh
Manh Dang
Đề
cập về việc Việt Nam lần đầu tiên công nhận quyền im lặng, một luật sư
nói với BBC: "Cơ quan điều tra trước nay vẫn quen "múa gậy vườn hoang"
thì nay sẽ phải làm việc với cách thức tích cực hơn."
Từ
ngày 1/1/2018, Bộ luật Tố tụng Hình sự tu chính chính thức có hiệu lực
pháp luật. Theo đó, "quyền im lặng" của người bị bắt giữ (tương tự như
quyền Miranda của Hoa Kỳ) lần đầu tiên được công nhận tại Việt Nam.
Quyền im lặng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam không được quy định thành một điều khoản riêng biệt mà nằm rải rác ở nhiều điều khoản trong bộ luật, đồng thời, cũng không minh thị mà được điển chế với văn thức như sau : "Có quyền... Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội". Cụ thể định liệu ở các Điều 58, 59, 60 và 61 đối với người bị bắt giữ.
Hôm
1/1, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, Luật sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng văn
phòng luật mang tên ông, nhận định: "Theo các điều luật có hiệu lực từ
ngày 1/1/2018, sự khai trình được luật quy định là một quyền, nên người
bị bắt giữ có thể quyết định thực hiện quyền của mình hay không. Nếu họ
không khai trình thì tự thân điều đó có giá trị như quyền im lặng."
"Nhưng
rất tiếc, luật lại không quy định hậu quả pháp lý khi có sự vi phạm
trách nhiệm thông báo cho người bị bắt giữ về quyền này, kể cả sự chế
tài vi phạm.""Ngoài ra, Bộ Luật Tố tụng Hình sự tu chính cũng quy
định người bị bắt giữ có quyền được thông báo, giải thích về quyền và
nghĩa vụ của họ, đương nhiên bao gồm quyền im lặng."
'Múa gậy vườn hoang'
"Cho nên, về pháp lý thì quyền im lặng này đã không được bảo đảm để thi hành nếu người bị bắt giữ không tự biết mình có quyền."
"Ở
Hoa Kỳ, như đã biết, thì đã có các án lệ điển hình khi vi phạm sự thông
báo quyền im lặng cho người bị bắt giữ, mà hậu quả sau đó là tất cả
những lời khai trình của họ, kể cả sự nhận tội đều bị tuyên vô giá trị,
không còn là chứng cứ đủ tín lực để buộc tội họ tại tòa án."
Luật
sư Mạnh nói thêm: "Quyền im lặng được quy định là một dịp nâng cao vai
trò của luật sư tham gia trong quá trình tố tụng, nhất là ở ngay giai
đoạn điều tra ban đầu khi người bị bắt giữ im lặng để nhờ luật sự tham
gia, tư vấn, bảo vệ pháp lý cho mình. Nếu thực thi tốt, quyền im lặng sẽ
giúp khắc phục tình trạng oan sai do sự ép cung, dùng nhục hình…"
Trả
lời câu hỏi của Ben Ngô, BBC Tiếng Việt: "Quyền im lặng sẽ đem lại
những sự thay đổi nào trong các vụ nhà hoạt động bị xử theo Điều 258
hoặc Điều, 79, 88?", Luật sư Đặng Đình Mạnh nói: "Qua theo dõi, tôi thấy
những người hoạt động đấu tranh đều đã nhận thức rất rõ về quyền im
lặng và nhiều người trong số họ đã áp dụng quyền im lặng từ trước khi
quyền này được chính thức công nhận theo Bộ luật Tố tụng Hình sự tu
chính."
"Tuy
vậy, những tội danh truy cứu đối với họ như Điều 88 về "Tuyên truyền
chống nhà nước" hoặc điều 258 về "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ" đều
có nội hàm quá rộng, thiếu rõ ràng và nặng về định tính mơ hồ đủ để cho
các cơ quan bảo vệ pháp luật vận dụng và truy tố, cho nên, sự im lặng
của họ thường ít được cơ quan truy tố công nhận giá trị thiết thực trong
việc phủ nhận tội danh, mà trong nhiều trường hợp lại là cơ sở để cơ
quan tài phán đánh giá là ngoan cố, thiếu thành khẩn... để tuyên một
hình phạt nặng."
"Tuy vậy, với việc lần đầu tiên công nhận quyền im lặng là điều hết sức mới mẻ trong hoạt động tố tụng tại Việt Nam."
"Cho
nên, sự thực thi ban đầu chắc chắn còn nhiều hạn chế, nhất là trong bối
cảnh cơ quan điều tra trước nay vẫn quen "múa gậy vườn hoang" thì nay
sẽ phải làm việc với cách thức khác mang tính tích cực hơn."
"Chúng
ta cùng hy vọng rằng với quy định mới sẽ được các bên liên quan tôn
trọng, giúp tạo ra một khung cảnh ứng xử pháp lý tích cực giữa cơ quan
tiến hành tố tụng với người bị bắt giữ và các luật sự tham gia bảo vệ
cho thân chủ."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét