Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

11169 - Hong Kong: Người biểu tình tràn vào tòa nhà chính phủ trong ngày kỷ niệm bàn giao

BBC 

hong kongBản quyền hình ảnhREUTERS

Image captionĐụng độ xảy ra khi đám đông tham dự cuộc biểu tình lớn trong hôm 1/7

Người biểu tình đã tràn vào bên trong nhà Hội đồng Lập pháp của Hongkong, sau khi bủa vây tòa nhà này trong nhiều giờ. Hàng chục người biểu tình phá cửa kính của tòa nhà Legco, trong lúc đám đông đứng ngoài quan sát từ bên ngoài.
Sau đó, hàng trăm người đã tràn vào tòa nhà, xịt các dòng chữ lên tường và mang đồ tiếp tế cho những người chiếm tòa nhà.
Vụ bất ổn diễn ra sau một cuộc biểu tình ôn hòa của hàng hàng người phản đối luật dẫn độ.
Bên trong phòng lập pháp trung tâm, một người biểu tình xịt sơn đen lên biểu tượng của Hong Kong treo trên bức tường phía sau - trong lúc một người khác vẫy lá cờ thuộc địa màu trắng, có hình lá cờ Anh Quốc.

The emblem of Hong Kong in the legislative chamber is spray-painted black by one protester, buoyed by three people holding umbrellas behind him.Bản quyền hình ảnhAFP
Image captionNgười biểu tình xịt sơn lên biểu tượng của Hong Kong ở phòng họp trung tâm

Trước đó, cảnh sát đã giơ biểu ngữ nói họ sẽ dùng bạo lực nếu người biểu tình phá các bức tường bằng kính. Sau đó họ cảnh báo rằng bất cứ ai phá cánh cửa kim loại bên trong sẽ bị bắt giữ.
Thế nhưng mỗi khi người biểu tình hành động, họ quyết định không chống lại đám đông - những người được trang bị mũ bảo hiểm, tấm chắn bằng bìa các tông tự chế, và ô.

hundreds of people swarm the lobby of a legislative building, their yellow hard harts contrasting the warm colours of the wooden relief carving against one wallBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionHàng trăm người tràn vào bên trong tòa nhà LegCo

Tuy nhiên, cảnh sát đã dùng hơi cay và gậy với đám đông trong những vụ đụng độ trước đó.
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ xuống đường nhân dịp kỷ niệm 22 năm Anh quốc trao trả thành phố này cho Trung Quốc.
Đây là cuộc biểu tình mới nhất trong một chuỗi các cuộc biểu tình chống một đạo luật gây tranh cãi cho phép dẫn độ người dân sang Trung Quốc lục địa.
Chính quyền đã đồng ý đình chỉ nó vô thời hạn, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục giữa những lời kêu gọi Chủ tịch Hong Kong Carrie Lam phải từ chức.
Tòa nhà LegCo được đặt ở mức báo động đỏ lần đầu tiên hôm Thứ Hai 1/7 - có nghĩa mọi người phải thoát khỏi tòa nhà và khu vực lân cận.
Nhưng cho tới 21:00 giờ địa phương, đám đông đứng xem không những không giảm mà còn đông thêm, và hàng trăm người biểu tình đã tràn qua cửa kính vỡ vụn vào trong tòa nhà.



Hong Kong 1/7: Người biểu tình đổ máu


hong kongBản quyền hình ảnhEPA
Image captionNgười biểu tình hôm 1/7 sẵn sàng đối phó với chuyện bị xịt hơi cay
hong kongBản quyền hình ảnhREUTERS
hong kongBản quyền hình ảnhREUTERS

Điều gì xảy ra từ sáng sớm thứ Hai đến giờ?

Nhà chức trách cho biết người biểu tình đã chặn một số con đường trong thành phố từ 4 giờ sáng địa phương.
Một tuyên bố của cảnh sát lên án "hành vi bất hợp pháp" của những người biểu tình, người mà họ nói đã lấy cột sắt và các đường ray bảo vệ từ những công trường gần đó. Họ cảnh báo người biểu tình không được ném gạch hoặc tấn công hàng ngũ cảnh sát đứng chặn đường.

Police try to disperse protesters near a flag raising ceremony for the anniversary of Hong Kong handover to China in Hong KongBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionCảnh sát dùng bình xịt hơi cay và dùi cui tấn công người biểu tình

Có báo cáo là một số người biểu tình bị thương. Hãng tin AFP cho biết ít nhất một phụ nữ được bị chảy máu từ vết thương ở đầu sau khi đụng độ với cảnh sát.
Cảnh sát sau đó cho biết 13 sĩ quan cảnh sát phải được đưa đến bệnh viện sau khi người biểu tình ném "chất lỏng không xác định" vào họ. Một số người được cho là đã bị khó thở do tiếp xúc với chất lỏng này.
Hàng ngàn người tham gia cuộc diễu hành hòa bình vào chiều thứ Hai.
Vào giờ ăn trưa, một nhóm người biểu tình ly khai đã chuyển đến tòa nhà Hội đồng Lập pháp (LegCo), nơi chính phủ họp và dùng xe đẩy bằng kim loại cố gắng phá cửa kính của toà nhà.
Một nhóm nhỏ người biểu tình liên tục đâm xe đẩy kim loại vào cửa kính của tòa nhà, sau đó giải tán đi nơi khác.

Protesters try to break into LegCo buildings in Hong KongBản quyền hình ảnhAFP
Image captionMột nhóm người liên tục đâm xe đẩy kim loại vào cửa kính của tòa nhà chính phủ

Đến tối, một số người quay trở lại tòa nhà LegCo và bắt đầu kéo hàng rào xuống để đột nhập vào bên trong.
Người biểu tình bị chặn bởi một cánh cửa kim loại nặng, trong khi cảnh sát đứng nhìn và sẵn sàng đáp trả. Nhưng sau khi người biểu tình mở được cổng, cảnh sát rút vào sâu hơn trong tòa nhà.
Một người đàn ông, tự gọi là G, cho BBC biết tại hiện trường những người biểu tình đã tính trước sẽ có bạo lực.
"Phong trào lúc này đã vượt quá luật dẫn độ. Đó là [đấu tranh] về quyền tự trị của Hong Kong," ông nói.
"Tôi lo sẽ có phản ứng tiêu cực từ công chúng. Tất cả những gì chúng tôi làm đều có rủi ro và đây là một trong những rủi ro mà những người ở đây chấp nhận".
Chính phủ lên án cái mà họ gọi là những hành động "cực kỳ bạo lực", nói thêm rằng cảnh sát sẽ "có những biện pháp tăng cường cần thiết để bảo vệ trật tự và an toàn công cộng".

Police standing inside the government headquarters look at protestersBản quyền hình ảnhAFP
Image captionCảnh sát bạo động đứng canh bên trong tòa nhà Hội đồng Lập pháp
Protesters attend the annual pro-democracy rally in Hong KongBản quyền hình ảnhAFP
Image captionHàng ngàn người tham dự cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ

Trước đó lễ chào cờ để đánh dấu bàn giao đã diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Hồng Kông trong bối cảnh sự có mặt dầy đặc của cảnh sát.
Phát biểu sáng hôm 1/7, bà Lam cho biết các sự kiện vào tháng 6/2019 khiến bà "nhận ra mình cần dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe người dân".

Map showing where ceremony was compared to LegCo building

Khi bà dự buổi lễ thượng cờ, những người biểu tình đã tổ chức một sự kiện gần đó, giơ cao cờ đen để biểu hiện nỗi sợ lãnh thổ này đánh mất tự do.
Bà Lam đang phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức liên tục và đám đông dự kiến ​​sẽ tham dự cuộc biểu tình lớn trong hôm 1/7.

hong kongBản quyền hình ảnhEPA
Image captionBà Carrie Lam đối mặt với những lời kêu gọi từ chức

Yêu cầu của người biểu tình gồm rút toàn bộ dự luật, rút lại từ "bạo loạn" để mô tả cuộc biểu tình vào ngày 12/6, trả tự do cho tất cả các nhà hoạt động bị giam giữ và điều tra về hành vi bạo lực của cảnh sát.
Hơn một triệu người đã xuống đường nhiều lần trong ba tuần qua để trút sự tức giận và thất vọng của họ lên Trưởng đặc khu Carrie Lam do Bắc Kinh hậu thuẫn. Động thái này đặt ra thách thức lớn nhất đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.
Trong lần xuất hiện công khai đầu tiên kể từ ngày 18 tháng 6, nhà lãnh đạo Hong Kong đang bị thúc dục phải từ chức Carrie Lam nói bà nhận ra rằng mình cần phải dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe.
"Tôi sẽ học được bài học và đảm bảo rằng công việc trong tương lai của chính phủ sẽ gần gũi hơn và phản ứng nhanh hơn với nguyện vọng, tình cảm và ý kiến của cộng đồng", bà nói.

Ý nghĩa 'đặc biệt 'năm nay

Phân tích của Karishma Vaswani, BBC News tại Hong Kong
Hong Kong có một lịch sử biểu tình ôn hòa và phần lớn các cuộc biểu tình này rất bình tĩnh, ngoại trừ thỉnh thoảng đụng độ với cảnh sát.
Cảm nhận áp đảo mà tôi có được sau khi nói chuyện với nhiều người ở đây là giới trẻ Hong Kong thực sự tức giận và thất vọng với cách Hong Kong đang được điều hành. Họ muốn những người biểu tình bị giam giữ được thả ra, dự luật bị huỷ bỏ và Carrie Lam phải từ chức.
Ngoài những cơn giận tôi cũng thấy những cảnh hợp tác đáng chú ý. Từng người phát cho nhau dù, mũ bảo hiểm và bám chặt lấy nhau khi họ đứng vững để chống lại cảnh sát đã mang bình xịt hơi cay và dùi cui để đánh trả.
Khi màn đêm buông xuống, số người xuống đường càng đông - khi những người biểu tình được tham gia bởi các gia đình có trẻ nhỏ đã tham gia cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ diễn ra hàng năm để đánh dấu việc bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc đại lục.
Nhưng năm nay, nó cuộc tuần hành mang một ý nghĩa đặc biệt - một cơ hội để cho chính phủ ở đây thấy rằng họ sẽ không để mất thành phố của mình mà không tranh đấu.

Tại sao mọi người biểu tình?

Hồng Kông, một thuộc địa cũ của Anh, là một phần của Trung Quốc kể từ năm 1997 theo nguyên tắc "một quốc gia, hai thể chế", cho phép các quyền tự do mà dân đại lục không có, trong đó bao gồm cả độc lập tư pháp.
Dự luật dẫn độ gây lo ngại cho tình trạng đó.
Những người chỉ trích dự luật sợ rằng nó có thể được sử dụng để nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến với chính phủ Bắc Kinh, và đưa Hồng Kông tiến xa hơn vào sự kiểm soát của Trung Quốc.
Vào ngày 12 tháng 6, cảnh sát sử dụng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông tuần hành chống lại dự luật - một bạo lực tồi tệ nhất trong thành phố trong nhiều thập kỷ.
Cuối cùng, các cuộc biểu tình đã buộc chính phủ phải xin lỗi và đình chỉ luật dẫn độ dự kiến sẽ được thông qua.
Tuy nhiên, nhiều người biểu tình cho biết họ sẽ không lùi bước cho đến khi dự luật hoàn toàn bị hủy bỏ.
Nhiều người vẫn tức giận về mức độ sử dụng bạo lực của cảnh sát vào ngày 12 tháng 6, và đã kêu gọi một cuộc điều tra.
"Việc cảnh sát Hồng Kông sử dụng bạo lực quá mức đối với những người biểu tình ôn hòa khẩn cấp yêu cầu một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập", bà Sophie Richardson, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Trung Quốc bình luận trong một thông báo.
Tuy nhiên, cũng đã có những cuộc biểu tình nhỏ hơn từ phong trào ủng hộ Bắc Kinh.
Vào Chủ nhật, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ Bắc Kinh đã biểu tình ủng hộ cảnh sát Hong Kong.
Một người biểu tình ủng hộ Bắc Kinh nói với cảnh sát AFP chỉ đang cố gắng "duy trì trật tự", gọi những người biểu tình chống dẫn độ là có hành động "vô nghĩa".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét