Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

11808 - Việt Nam có cam kết với EU về cải thiện nhân quyền?



Nếu không chịu cải thiện nhân quyền một cách thực tâm, thực chất và mang tính chứng minh được, sẽ chẳng có EVFTA nào tự động chui vào dạ dày của những kẻ chỉ biết ăn và đàn áp nhân dân.

Tại lễ ký kết hai hiệp định thương mại EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu - Việt Nam) và EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên Minh châu Âu) giữa đại diện của Liên minh châu Âu (EU) và đại diện của Chính phủ Việt Nam vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội, Thủ tướng Phúc đã có một phát biểu đáng lưu ý: "Để quá trình triển khai thành công, Việt Nam sẽ ban hành 1 chương trình hành động quốc gia thực hiện 2 hiệp định với các nhiệm vụ biện pháp cụ thể, thực thi nghiêm túc, đầy đủ các cam kết, triển khai đến các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, DN và người dân, gắn với phát huy sự năng động sáng tạo trong quá trình thực hiện, hướng đến mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển giàu mạnh, hùng cường".

 Lễ ký kết hai hiệp định thương mại EVFTA  EVIPA

Phát biểu trên rõ ràng là lời cam kết của chính phủ Việt Nam với EU về việc thực thi nghiêm túc các cam kết trong hai hiệp định EVFTA và EVIPA, với trách nhiệm thực thi liên quan đến nhiều ngành - trước hết là Bộ Công thương, sau đó đến các bộ và cơ quan ngang bộ khác như Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an…

Vậy những cam kết của chính phủ Việt Nam có bao gồm cam kết về cải thiện nhân quyền hay không, và nếu có thì là những nội dung gì?

Việc giải đáp câu hỏi trên cần được tham khảo một tài liệu mà vào tháng 1 năm 2019 Đại diện Liên minh châu Âu (EU) đã đề cập với phái đoàn VN tại LHQ về việc hoãn lại Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam vì EU yêu cầu Việt Nam cải thiện về nhân quyền nhưng không được Việt Nam đáp ứng.

Dưới đây là bản dịch từ bản nghi chép từ Video về nội dung mà đại diện EU đề cập với phái đoàn VN tại LHQ ngày 21/01/2019:

– Mối quan hệ với VN cực kì quan trọng đối với chúng tôi, và bản Hiệp định thương mại sắp tới là 1 tín hiệu tốt. Chúng tôi muốn thương mại công bằng, Nhân quyền và các chương bền vững phải được tuân thủ trong các bản thỏa thuận đó.

– Nhưng vẫn có những trở ngại lớn – đó là tình huống về Nhân quyền. Tôn trọng nhân quyền là giá trị cốt lõi của EU và nó là dòng chảy liên tục trong tất cả các mối quan hệ thương mại của chúng tôi.

– Tự do Tôn giáo không được tôn trong, ví dụ như Sư thầy Thích Quảng Độ 90 tuổi vẫn bị giam lỏng.

– Tình hình của VN rất là quan ngại. Riêng tháng này, luật An ninh mạng đi vào hiệu lực đưa ra những quy định khiến giới hạn hơn nữa quyền tự do phát biểu. RFA hãng thông tin độc lập đưa tin về việc thu hồi đất quy mô lớn diễn ra ở TPHCM. Và vẫn có hơn 100 tù nhân chính trị còn trong tù hay bị giam lỏng khi họ thực quyền căn bản của mình.

– Trong suốt buổi tranh luận, chúng tôi đã yêu cầu VN cải thiện nhưng không có phản hồi thích đáng. Ủy viên Maelstrom đang hết sức thuyết phục VN tham gia và đi đúng hướng.

– Hiện thời, Hội đồng liên minh Âu châu đã hoãn lại sự phê chuẩn bản hiệp định thương mại EU-VN, đáng lẽ diễn ra vào tháng tới, cho rằng với lý do kỹ thuật. Nhưng chúng tôi đã tự hỏi mình: Việc trì hoãn này có thể xảy ra không nếu phía VN đã thúc đẩy cải thiện vấn đề nhân quyền?

– Sự trì hoãn này mở ra cơ hội xem xét tình hình 1 cách nghiêm túc và đạt được nền tảng nhằm đạt được sự đồng thuận rộng rãi đối với bản Hiệp định ở Nghị viện Châu Âu.

– Nếu mọi thứ còn tồn đọng không được thay đổi thì khó mà đạt được sự phê chuẩn Hiệp định trong nhiệm kỳ Quốc hội EU kế tiếp.

(Bản dịch của Ann Đỗ)

Ngay trước mắt khi EVFTA còn phải chờ đợi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu có thông qua hay không vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, còn EVIPA thì phải lâu hơn thế bởi phải chờ đợi sự đồng thuận của quốc hội 28 quốc gia trong khối EU, chính quyền Việt Nam chưa thể có được ‘dư địa’ để tha hồ bắt bớ và xử án nặng nề giới bất đồng chính kiến. Thay vào đó, chính quyền này đang phải tìm cách đối phó với những đòi hỏi của Nghị viện châu Âu như trả tự do cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là những người được nêu tên trong tuyên bố của 32 nghị sĩ Quốc hội châu Âu vào ngày 17/9/2018

Nếu không chịu cải thiện nhân quyền một cách thực tâm, thực chất và mang tính chứng minh được, sẽ chẳng có EVFTA nào tự động chui vào dạ dày của những kẻ chỉ biết ăn và đàn áp nhân dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét