Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

12258 - Mực nước trên sông Mekong đang thấp nhất lịch sử, giờ Việt Nam làm gì?

Cách đây 2 tuần, tôi share lại bài “Hạ nguồn Mekong trong cơn khát vô tận của Bắc Kinh” đăng trên vnexpress.net, phân tích chuỗi thảm họa của ĐBSCL khi nước cạn không về. Nay thảm họa đã hiển hiện.
Theo stt mới nhất của Lê Nguyễn Hương Trà: Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission) vừa phát đi thông báo cho biết, mực nước trên sông Mekong đang ở mức thấp nhất trong lịch sử.
Theo báo cáo Cục khí tượng và thủy văn Lào, ngày 18.7 mực nước sông Mekong tại khu vực Km4, Viêng Chăn chỉ đạt 70cm, thấp nhất trong vòng 50 năm qua, để lộ cả chân trụ cầu Hữu nghị số I Nongkhai.
Ảnh hưởng sẽ là khủng khiếp trước nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn. Sông cạn, ruộng khô, cây chết, đất đai sạt lỡ…
Tờ Bangkok Post 16.7 đưa tin, mực nước sông Mekong ở Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua – hiện tại là 2,6 m thấp hơn 10m so với điểm tràn nước trên bờ sông.
ĐBSCL Việt Nam, vùng hạ lưu Mekong đang đối diện nguy cơ thiếu nước và xâm mặn gia tăng, ảnh hưởng sẽ là khủng khiếp khi mực nước đang xuống quá thấp.
Ba nguyên nhân chính được đề cập làm suy giảm nguồn nước là: Hạn hán, lượng mưa quá ít; Việc giảm lượng nước xả ra từ đập thủy điện Cảnh Hồng (Vân Nam, Trung Quốc); Kế hoạch tích nước để chạy thử máy phát điện ở đập Xayaburi, Lào.
P/s: Sau Xayaburi, Don Sahong và Pak Beng, vào tháng 4.2019 Lào triển khai tiếp dự án thủy điện thứ tư là Pak Lay trên dòng chính sông Mekong, bất chấp phản ứng từ những quốc gia nằm trên dòng chảy và các tổ chức NGO. Theo kế hoạch, 7 máy phát điện của Xayaburi sẽ hoạt động chính thức từ tháng 10.2019.
Đối với Việt Nam, sông Mekong nuôi dưỡng hai vùng kinh tế trọng điểm là ĐBSCL và Tây Nguyên, với gần 60% tổng lượng dòng chảy hàng năm của Việt Nam và khoảng 23% tổng dân số cả nước. Các tác động tiêu cực xuyên biên giới của các dự án thủy điện Lào sẽ gây nhiều tác động nặng nề cho hạ lưu, đặc biệt là ĐBSCL.
Biển Đông, tàu Trung Quốc vẫn quậy. Đồng bằng SCL và Tây Nguyên gặp nạn. Sao nhà nước còn chưa đưa ra kế hoạch khẩn cấp giải quyết? Sao còn có những ông trời vạch đám mây, kéo về cái kế hoạch trời sợ: Làm đường sắt cao tốc Bắc Nam 58,7 tỷ đô la trong khi quá bức bách chuyện đồng bằng miền Tây đang có nguy cơ tan rã?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét