Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

12794 - Đập Myitsone và thế tiến thoái lưỡng nan của Aung San Suu Kyi

BBC 

Jar Lie in her house in the relocation area.
Jar Lie bị buộc phải rời khu đất nông nghiệp rộng 40 acres của bà để lấy chỗ xây đập


Năm 2011, việc xây dựng một đập lớn ở tiểu bang Kachin đang hồi phục của Myanmar bị dừng lại sau các cuộc biểu tình lớn. Trung Quốc hiện đang vận động mạnh cho việc tiếp tục xây con đập này. Theo điều tra của phóng viên Soe Soe Htoon, BBC Miến Điện, người dân địa phương vẫn không tin rằng họ sẽ được hưởng lợi ích từ đập này.
"Tôi luôn khóc mỗi khi nói về con đập", bà Jar Lie tâm sự.
Tám năm trước, bà Jar Lie bị buộc phải từ bỏ vùng đất nông nghiệp lớn 40 hecta của gia đình và chuyển đến một ngôi làng tái định cư trong Aung Myin Tha, cách đó khoảng chín km.
Mảnh đất của bà lúc đó dự trù sẽ bị tràn ngập nước từ một hồ chứa rộng lớn được tạo ra bởi đập Myitsone trị giá 3,6 tỷ đôla, tại nguồn của giòng sông Irrawaddy.
Ngôi làng mới bà đang ở có một chợ, một bệnh viện, những con đường tráng nhựa và một ngôi trường, tất cả được cung cấp bởi công ty xây dựng con đập, Tập đoàn Đầu tư Điện lực Nhà nước Bắc Kinh (SPIC).
Nhưng Jar Lie nói rằng vì không có đất canh tác, cuộc sống ở đây rất khó khăn.
"Trước đây chúng tôi có thể ăn những thức ăn tự mình trồng trọt, và không cần phải mua bất cứ thứ gì. Ở đây không có đất, chúng tôi không thể làm gì được; chúng tôi không biết cách kiếm tiền. Ở đây sức khỏe tôi rất kém."
Con đập lẽ ra đã được hoàn thành trong năm nay - nhưng cho đến nay công việc mới chỉ bắt đầu và dự án đã bộc lộ những căng thẳng sôi sục về sự cân bằng quyền lực giữa Trung Quốc và đất nước mà Bắc Kinh thường gọi là anh em.


Jar Lie family, her mother and son
Image captionGia đình bà Jar Lie's cuộc sống khó khăn khi không còn đất để trồng trọt

Myitsone dự trù sẽ là đập lớn nhất trong số bảy đập mà SPIC đang hứa hẹn sẽ xây trong khu vực, để cung cấp cho một Myanmar đang phát triển nhanh chóng nguồn điện rất cần thiết.
Theo một số ước tính, dự án đập Myitsone sẽ tạo ra nhiều năng lượng hơn toàn bộ quốc gia Myanmar đang có hiện nay.
Hợp đồng đầy đủ mà chính phủ quân sự cũ ký với SPIC chưa bao giờ được công bố. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với BBC Miến Điện hồi tháng Năm, cựu Thứ trưởng của Công ty Điện lực Nhà nước Myanmar, U Maw Thar Htwe, xác nhận phần khiêu khích nhất của thỏa thuận - rằng 90% điện do con đập tạo ra sẽ được đưa qua biên giới cho Trung Quốc.
Theo ông U Maw Thar Htwe, chính phủ Myanmar sẽ nhận được 10% cổ phần của con đập nhưng sẽ chỉ thu được lợi nhuận đầu tư hai thập niên sau khi đập bắt đầu hoạt động.

'Con đập sẽ giết chết dòng sông'

Ngay từ đầu đã có những câu hỏi là đập Myitsone thực sự sẽ phục vụ cho quyền lợi của ai.
Dòng sông Irrawaddy thường được mô tả là huyết mạch của Myanmar và khu vực Myitsone được cho là quê hương của người Kachin, tên của giống người mà tiểu bang đã theo đó được đặt tên.
Kể từ năm 1962, phiến quân Kachin đã chiến đấu với quân đội Miến Điện để dành lấy việc kiểm soát khu vực giàu tài nguyên.
Đây là một trong những cuộc nội chiến kéo dài nhất thế giới và các nhà lãnh đạo độc lập của Kachin xem con đập là mối đe dọa trực tiếp đối với người dân và sinh kế của họ.


Satellite map of the seven dams including the Myitsone
Presentational white space

Con đập, dự trù sẽ là một trong những con đập lớn nhất trong khu vực, sẽ khiến hàng nghìn người nữa phải di tản - và các nhà nghiên cứu môi trường cảnh báo rằng nó sẽ làm ngập một khu vực có diện tích lớn bằng Singapore.
Tiến sĩ Myint Zaw nói: "Chúng tôi sẽ mất khu vực đầu nguồn quan trọng này cho dòng sông Irrawaddy và làm ngập một số khu rừng cuối cùng còn lại của chúng tôi - khu rừng rậm rạp chứa đa dạng sinh học phong phú".
"Con đập nhiều phần chắc là sẽ giết chết dòng sông", ông cảnh báo.
"Nó sẽ có tác động xuôi dòng rất lớn, thay đổi thủy triều của dòng sông và ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu ngư dân."
Năm 2011 các cuộc biểu tình lan rộng chống việc xây đập đã nổ ra khắp nơi. Bên ngoài Myanmar, các nhà hoạt động từ cả hai nhóm bảo vệ môi trường và nhân quyền đã dồn nỗ lực ủng hộ chiến dịch biểu tình, và trong một nhượng bộ hiếm hoi với người dân, chính quyền trung ương Myanmar đã tạm dừng dự án.
Không có công trình nào lớn xảy ra quanh đập kể từ đó.
Một ủy ban chính phủ nghiên cứu về số phận của dự án xây đập được thành lập vào năm 2016 và đã đệ trình báo cáo cuối cùng lên văn phòng của tổng thống vào tháng 11 năm ngoái. Nhưng chính phủ chưa bao giờ công bố những báo cáo này, và hiện đang có rất nhiều lời đồn đoán.


Irrawaddy riverBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionDòng sông Irrawaddy thường được xem là huyết mạch của Myanmar nuôi sống hàng triệu ngư dân

Bây giờ, tám năm sau khi việc xây đập bị đình hoãn, Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực thuyết phục người dân địa phương và các quan chức hỗ trợ dự án này.
Cựu đại sứ Trung Quốc tại Myanmar, Hong Liang, đến thăm khu vực này vào tháng 12 năm ngoái và sau đó tuyên bố rằng người Kachin không phản đối việc tiếp tục xây con đập.
Trong một tuyên bố, ông đổ lỗi cho người ngoài đã gây ra phong trào chống lại việc xây đập, điều mà các nhà lãnh đạo Kachin gặp ông sau đó mạnh mẽ phủ nhận.
Sau đó vào tháng 6, một nhóm chuyên gia Trung Quốc cố gắng tìm cách trấn an các nhà lập pháp tại quốc hội Kachin về tác động môi trường của con đập.
Trong một tuyên bố bằng văn bản với BBC News Miến Điện, SPIC cho biết mục đích của con đập là để "cung cấp nguồn điện sạch, hiệu quả và bền vững cho sự phát triển của Myanmar".
Trong một gợi ý rằng họ tin dự án sẽ không bị hoãn nữa, công ty cho biết họ tin "một quyết định công bằng và khách quan" sẽ được đưa ra.
"Dự án thủy điện Myitsone đã được chính phủ Myanmar và Trung Quốc kiểm tra và phê duyệt nghiêm ngặt", văn bản này tuyên bố.

'Chúng ta cần giữ lời hứa'

Khi còn là một nhà đối lập, Aung San Suu Kyi đã lên tiếng chống lại con đập. Nhưng kể từ khi trở thành nhà lãnh đạo thực tế của Myanmar sau cuộc bầu cử lịch sử năm 2015, bà đã thay đổi quan điểm.
Bà Suu Kyi nói rằng các thỏa thuận được thực hiện dưới thời chính phủ quân sự cũ nên được tôn trọng.
Phát biểu tại một diễn đàn công khai đầu năm nay, bà Aung San Suu Kyi đưa ra một bình luận hiếm hoi về con đập, nói rằng: "Vì phẩm giá của đất nước chúng ta và để đất nước chúng ta được thế giới tin tưởng, chúng ta sẽ cần phải giữ lời hứa."
"Chúng ta không thể làm bất cứ điều gì mình muốn cho các dự án lớn đã bắt đầu trong quá khứ bởi vì giờ đây chúng ta đang nắm quyền. Nếu chúng ta làm điều đó, đất nước của chúng ta sẽ được xem là không đáng tin cậy. Nếu thế giới không muốn làm việc với chúng ta, thì điều đó sẽ có tác động lớn đến đất nước. "


protestors against the dam in April 2019Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBiểu tình chống xây đập Myitsone tại tiểu bang Kachin vào tháng Tư

Những lo ngại là dự án sẽ hồi sinh đã làm dấy lên một làn sóng phản đối mới.
Vào cuối tháng 4, khi Aung San Suu Kyi đang ở Bắc Kinh tham dự một hội nghị thượng đỉnh về đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, thì ở Myanmar hàng ngàn người xuống đường để yêu cầu dự án xây đập phải bị hủy bỏ.
Nhưng giới phân tích cho rằng bà Aung San suu Kyi phải đối mặt với một vấn đề nan giải.
Bà cần phải thiết lập được sự thịnh vượng và hòa bình nếu bà muốn thuyết phục được người dân Miến Điện về lợi ích của nền dân chủ, và việc có được nguồn điện đáng tin cậy sẽ là một phần trong việc đó. Nhưng Aung San suu Kyi cũng cần phải thuyết phục dân chúng rằng bà không bán Myanmar cho nước ngoài.
Và Myanmar cần Trung Quốc.
Trung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng với tư cách là nhà đầu tư và đối tác thương mại lớn, và nước này cũng đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán hòa bình với các nhóm dân tộc vũ trang dọc biên giới với Myanmar.
"Việc xây đập gặp phải sự phản đối rất rộng rãi, nhưng vai trò của Trung Quốc tại Myanmar rất rộng lớn và quan trọng, vì vậy họ cần xem xét tất cả các yếu tố này", nhà phân tích Khun Htoi, người nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc-Myanmar nói.
"Họ [Trung Quốc] là nước bào chữa cho Myanmar trước cộng đồng quốc tế và họ là nhà đầu tư lớn nhất ở nước này. Nếu không có sự đầu tư của Trung Quốc, không chắc Myanmar có thể tồn tại hay không. "
Và nếu chính phủ Myanmar hủy bỏ hoàn toàn dự án, họ có thể phải hoàn trả 800 triệu đôla mà nhà phát triển nhà nước Trung Quốc nói rằng họ đã đầu tư.


Lu Ra at Myitsone
Image captionLu Ra nói Myitsone là quê cha đất tổ của người dân Kachin

Trong một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của truyền thông xã hội ở Myanmar, một chiến dịch gây quỹ cộng đồng đã được thiết lập bởi một nhóm các nhà hoạt động và nghệ sĩ nổi tiếng yêu cầu mọi người quyên góp 1 đôla mỗi người để hoàn trả lại tiền cho Trung Quốc để dẹp bỏ việc xây đập.
"Tôi muốn lấy lại Myitsone, bằng mọi cách. Myitsone chỉ được bán trên giấy mà không cho người dân chúng tôi bất kỳ thông báo hay được quyền có ý kiến gì. Vì vậy, vì quyền lợi của các thế hệ tương lai, chúng tôi muốn đền tiền cho Trung Quốc", Juu, nhà văn đứng sau chiến dịch nói.
Mặc dù có một số người ủng hộ cao cấp, chiến dịch quyên tiền vẫn chưa được phổ biến lắm, với các nhà hoạt động khác chỉ trích phong trào này là một cử chỉ biểu tượng không thực tế.

'Hãy để dòng sông tự do uốn mình'

Đối với người dân địa phương Kachin, đây là vấn đề quan trọng hơn chỉ kinh tế.
Bên bờ sông, ca sĩ trong vùng Lu Ra đứng dưới nước, chạy ngón chân qua những hòn sỏi.
Xung quanh cô, khách du lịch Myanmar đã trả một số tiền nhỏ để thuê trang phục truyền thống Kachin địa phương từ các quầy hàng trên sông, xúm nhau chụp ảnh. Các nhà sư Phật giáo đã đến đây để tắm và chụp ảnh khu vực đẹp như tranh vẽ này.


Jar Lie points at her land
Image captionJar Lie chỉ về hướng nhà cũ của bà

"Hãy nhìn vào nơi tuyệt đẹp này, dòng sông, những khu rừng và những ngọn núi", Lu nói, nhìn qua những đỉnh núi được bao quanh trong những đám mây trắng.
"Nếu dự án đập này được xây dựng, chúng ta sẽ không thấy cảnh quan này nữa. Chúng tôi đang nói xin quý vị đừng xây đập, hãy để dòng sông Irrawaddy tự do chảy mãi mãi. Chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ nó. "
Yêu cầu đến thăm vị trí con đập của chúng tôi đã bị từ chối, vì vậy chúng tôi đi bằng thuyền với Jar Lie qua vùng đất từng là của bà.
Ở giữa dòng sông, chúng tôi đi qua những cây cột khổng lồ của cây cầu dang dở, là một phần của dự án đập, một lời nhắc nhở mang tính biểu tượng cho người dân địa phương về số phận treo lơ lửng trong tương lai của họ.
Khi động cơ của thuyền bắt đầu không hoạt động, chúng tôi trôi dạt vào bờ - nhưng một nhân viên bảo vệ của công ty chạy tới và yêu cầu chúng tôi rời khỏi khu vực.
Qua những giọt nước mắt, Jar Lie chỉ vào nơi bà từng sống khi chiếc thuyền từ từ trôi.
"Đây là những vùng đất của tôi nhưng tôi không được công ty cho phép bước chân lên chúng, hoặc thậm chí được hái hoa hay nhổ cỏ," bà nói.
"Tôi sẽ không quay lại và nhìn khu vực này nữa. Thật đau đớn khi nhìn thấy đất của mình nhưng không đặc chân lên đó."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét