Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

14102 - Tại sao đến giờ mới thanh tra ‘3 vấn đề phức tạp’ ở Bộ Y tế?




Ngày 23/9, Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố quyết định của Tổng Thanh tra Chính phủ về thanh tra việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế; mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao; đấu thầu thuốc chữa bệnh tại Bộ Y tế , Bảo hiểm y tế và một số bệnh viện thuộc Bộ Y tế cũng như tại một số sở y tế địa phương.

Dù lãnh đạo Thanh tra Chính phủ khẳng định, đây là cuộc thanh tra theo kế hoạch thanh tra năm 2019 của Thanh tra Chính phủ, nhưng dư luận đặt nghi vấn vì sao cơ quan này không thanh tra những vấn đề trên - đều là những vụ việc bị dư luận xã hội phản ánh và phản ứng dữ dội từ rất nhiều năm qua, mà đến bây giờ mới chịu thanh tra?

Phải chăng đợt thanh tra này không chỉ nhằm ‘chống tham nhũng’ trong ngành y tế mà còn ‘hướng đến đại hội 13’, mà ngay trước mắt là phục vụ cho Hội nghị trung ương 11 - như một phương cách ‘thỏa thuận nhân sự cao cấp’?

Có thể lưu ý rằng cơ quan Thanh tra chính phủ được xem là thanh kiếm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - tương tự như thanh kiếm Ủy ban Kiểm tra trung ương của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng, và hai cơ quan An ninh điều tra và cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an nhưng có lẽ ‘của nhiều người’.

Việc công bố đợt thanh tra ‘3 vấn đề phức tạp’ của bộ Y tế lại diễn ra trùng với thời điểm tòa án xét xử vụ án Công ty VNPharma nhập khẩu và lưu hành thuốc ung thư giả. Ngoài Tổng giám đốc của VN Pharma là Nguyễn Minh Hùng đã phải nhận án vào năm 2017 và sẽ còn phải nhận thêm án tù giam, còn hai quan chức ẩn sau đó là Trương Quốc Cường - Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Cục trưởng Cục quản lý Dược, và Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế. Cả hai quan chức đứng đằng sau này đều có nhiều dấu hiệu đã thông qua và ký duyệt cho các lô hàng thuốc ung thư giả, nhưng kỳ lạ là cho tới nay vẫn không hề hấn gì trước đòn roi công luận.

Cũng cho tới  nay, vẫn không có cơ sở đáng thuyết phục nào cho thấy ‘quyết tâm đốt lò’ của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng nhắm đến Nguyễn Thị Kim Tiến, trong khi vẫn ngày càng nóng lên dư luận về chuyện ông Trọng thích đốt ‘củi rừng’ hơn là ‘củi nhà’ mà khiến cho tính ‘chính nghĩa’ của chiến dịch được xem là ‘chống tham nhũng’ của ông ta càng lúc càng thiếu thuyết phục và càng bế tắc.

Sau khi thoát khỏi phiên tòa xử VN Pharma vào năm 2017, Nguyễn Thị Kim Tiến đã mạnh miệng trước báo chí: trong gia đình tôi không có ai tham gia VN Pharma’. Nhưng chẳng bao lâu sau lời trần tình có vẻ rất chân thật của Nguyễn Thị Kim Tiến, đã xuất hiện những thông tin rất màu nội bộ vạch trần sự giả dối của bà ta. Theo đó, có ít nhất hai người nhà của Nguyễn Thị Kim Tiến đã tham gia VN Pharma là Hoàng Quốc Dũng - em chồng bà Tiến - là Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng đối ngoại và quan hệ với các bệnh viện, đã dùng ảnh hưởng của chị dâu là Bộ trưởng Tiến để đi móc nối và ép các bệnh viện cho công ty VN Pharma trúng thầu thuốc; và Hoàng Quốc Cường - con trai bà Tiến - là cố vấn của VN Pharma.

Hoàng Quốc Cường, 37 tuổi và thuộc loại ‘tuổi trẻ tài cao’, cũng là nhân vật được người mẹ Nguyễn Thị Kim Tiến trực tiếp ký bổ nhiệm làm phó viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM vào tháng 9 năm 2019 - một biểu hiện rõ như ban ngày về sang chấn ‘hốt cú chót’ nếu bà Tiến chẳng may bị ‘văng’’ khỏi đại hội 13.

Nếu Thứ trưởng y tế Trương Quốc Cường không bị quá nhiều dư luận chú ý bởi đặc tính giấu mặt của ông ta, thì đặc thù thích làm nổi của Nguyễn Thị Kim Tiến đã đưa tên bà ta vào lịch sử của dân tộc Việt Nam trong câu vè ‘Trai kim Cự, gái Kim Tiêm; Kẻ thì giết biển, ả chuyên giết người’, không chỉ bởi tội nhập thuốc ung thư giả mà đã giết hàng ngàn người bệnh đến hai lần, mà còn để cho toàn bộ ngành y tế rơi vào thảm trạng vô lương tâm trong kiểu cách đối xử với hàng triệu bệnh nhân nghèo.

Nguyễn Thị Kim Tiến cũng là một trong những quan chức bị dân chúng Việt Nam căm ghét nhất và đòi hỏi phải từ chức nhiều nhất. Những làn sóng đòi bà ta phải từ chức cứ rộ lên từng đợt trên mạng xã hội hầu như vào mỗi năm.

Nhưng không những không chịu từ chức, không những được ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng nương nhẹ và không phải chịu bất cứ một hình thứ kỷ luật nào, đến tháng 7 năm 2019 Nguyễn Thị Kim Tiến còn được đặc cách bổ nhiệm Trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, trở thành bộ trưởng duy nhất không phải là ‘trung ủy’ nhưng lại có độ tập quyền thuộc loại cao nhất trong giàn giáo các bộ trưởng và như được đúc khuôn bởi mô hình ‘chủ tịch nước kiêm tổng bí thư’ của Nguyễn Phú Trọng.

Thậm chí sau Hội nghị trung ương 10 vào tháng 5 năm 2019, còn có tin cho biết Nguyễn Thị Kim Tiến lọt vào danh sách 200 ủy viên trung ương cho khóa 13.

Dư luận đang nghi ngờ rằng chẳng có gì chắc chắn là Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ phải nhận một hình thức xử lý nào, cho dù là xử lý cho có, và triển vọng bà Tiến tiếp tục được cho tồn tại để tận tình chăm sóc sức khỏe cho Nguyễn Phú Trọng và ‘các đồng chí có công với cách mạng’ là khá tươi sáng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét