Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

14146 - Kỷ niệm 70 năm: TQ phô bày sức mạnh quân sự vào ngày quốc khánh


Trung Quốc sẽ tổ chức một trong những cuộc diễu hành quân sự lớn nhất từ ​​trước đến nay vào thứ Ba để kỷ niệm 70 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản và Bắc Kinh hứa hẹn sẽ phô bày một loạt vũ khí tân tiến nước này tự sản xuất. Những thiết bị nào chúng ta sẽ được thấy và làm thế nào mà Trung Quốc hiện có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai trên thế giới?

Kế hoạch cho ngày 1 tháng 10 là gì?

Cuộc diễu hành quân sự - một phần của một ngày lễ kỷ niệm khổng lồ - sẽ diễn ra tại Quảng trường Thiên An Môn trước quan khách, một số thành viên quần chúng được lựa chọn và 188 tùy viên quân sự từ 97 quốc gia.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng gần đây cho biết Trung Quốc không có ý định hay cần phải "uốn cơ bắp" với màn trình diễn này, nhưng trọng tâm là thể hiện một "Trung Quốc yêu chuộng hòa bình và có trách nhiệm".
Tuy nhiên, sự quy mô của cuộc diễu hành này đã khơi mào cả sự ngưỡng mộ lẫn khinh miệt.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết 15.000 quân nhân sẽ tham gia, bao gồm 59 nhánh của quân đội và 580 thiết bị quân sự sẽ diễu hành trên đường phố và 160 máy bay sẽ bay trên không.
Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ giám sát quân đội dọc theo Đại lộ Trường An - đại lộ lớn của Bắc Kinh - và sau đó, một số lực lượng diễu hành của lục quâ, không quân và lực lượng thiết giáp áo giáp sẽ đi quanh hoặc thông qua Quảng trường Thiên An Môn.
Đây cũng là lần đầu tiên một đội ngũ từ lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc 8.000 người của Trung Quốc sẽ tham gia.

Chúng ta sẽ thấy những thiết bị gì?

Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) rõ ràng rất hào hứng với việc phô diễn các hệ thống vũ khí mới tinh vi mà họ nói tất cả đều đang hoạt động.


Aircraft fly in formation over Beijing releasing coloured smoke - 2015Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCuộc diễu hành lớn cuối cùng trong năm 2015 đã cho thấy nhiều màn trình diễn trên không đầy kịch tính

Các nhà tuyên truyền của PLA đặc biệt chú trọng đến các tên lửa mới, có khả năng tàng hình và không cần người lái. Trong số các thiết bị chúng tôi mong đợi để xem là:
  • Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 mới nhất, mà các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng có thể nhắm mục tiêu vào bất kỳ nơi nào trên Trái đất. Được cho là mang trọng tải đầu đạn MIRV. Một đầu đạn MIRV có thể được chỉ dẫn hướng tới một mục tiêu cụ thể, sau đó có khả năng bắn trúng 10 mục tiêu khác nhau trên một khu vực rộng.
  • Một hệ thống tên lửa đạn đạo khác, DF-17, được cho là có thể mang theo một phương tiện bay lượn siêu âm gần giống với hệ thống Avangard của Nga. Những phương tiện như vậy có thể cơ động lảng tránh ở tốc độ cực cao để trốn tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa.
  • Hai máy bay không người lái, một máy bay không người lái giám sát và nhắm mục tiêu siêu thanh gọi là DR-8 và chiếc còn lại là máy bay không người lái hình cánh dơi tàng hình có tên là Sharp Sword, được thiết kế để phóng từ tàu sân bay.


A Chinese J-20 stealth fighter performs at the Airshow China 2018 in ZhuhaiBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMáy bay chiến đấu tàng hình J-20 sẽ lướt qua bầu trời Thiên An Môn

  • Máy bay vận tải Y-20, máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và máy bay cảnh báo và giám sát sớm.


Servicemen post in front of a H6-N strategic bomberBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMáy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc H6-N

  • Biến thể mới nhất của máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc H6-N - có khả năng tiếp nhiên liệu trên không và mang theo tên lửa đạn đạo phóng từ trên không.
PLA đã nhấn mạnh rằng cuộc diễu hành cũng sẽ chứng minh các cấp độ đổi mới mới từ ngành công nghiệp quốc phòng trong nước và sự cải thiện về khả năng tấn công.

Trung Quốc chi bao nhiêu cho quân sự?

Sự gia tăng trong ngân sách quân sự của Trung Quốc rất đáng chú ý, và đã tăng tốc kể từ khi ông Tập công bố những cải cách lớn vào năm 2015.
Trong thập kỷ qua, ngân sách quốc phòng đã tăng ít nhất 10% mỗi năm - hiện tại nó ở mức 168,2 tỷ đô la, lớn thứ hai trên thế giới.


Graph showing US military spending at $643bn and China at $168bn
Image captionNước chi nhiều nhất cho quân sự

Trung Quốc cũng là nhà đầu tư quốc phòng lớn nhất châu Á, năm 2018 chi 56,1 tỷ đôla cho việc mua sắm và phát triển vũ khí và nghiên cứu quốc phòng, hơn 33% ngân sách quốc phòng chung của Trung Quốc. Một sách trắng quốc phòng gần đây gọi đây là chi tiêu "hợp lý và phù hợp".
Trung Quốc làm giảm tầm quan trọng của mức gia tăng chi tiêu khổng lồ này bằng việc so sánh với Mỹ, nước có chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới - tổng cộng là 643,3 tỷ đôla năm 2018.


Chart showing US and Chinese defence spending as a percentage of GDP since 1979 to 2017
Image captionChi phí đầu tư cho quân sự trên tỉ lệ % GDP. Số liệu Trung Quốc cung cấp thấp hơn hẳn số liệu của World Bank

Bắc Kinh lập luận rằng mặc dù là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chi tiêu quốc phòng của họ chưa bằng một phần tư so với Hoa Kỳ năm 2017 và chỉ tốn 100 đôla mỗi người dân - chỉ bằng 5% so với Hoa Kỳ.
Vì sao TQ nghĩ sẽcần đến sức mạnh quân đội?
Trung Quốc cho biết họ đang xây dựng một "quân đội mạnh" để phù hợp với vị thế quốc tế và thu hẹp khoảng cách với các quân đội hàng đầu thế giới.
Một manh mối về động lực của Bắc Kinh có thể thấy từ sách trắng, vốn ngay từ đầu đã cáo buộc Hoa Kỳ kích động và tăng cường cạnh tranh giữa các nước lớn, tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng, đẩy mạnh phát triển phòng thủ về hạt nhân, ở vũ trụ, không gian mạng và tên lửa, và làm suy yếu sự ổn định chiến lược toàn cầu.
Và ngay trên đầu danh sách các rủi ro và thách thức an ninh, tài liệu này mô tả cuộc chiến chống lại phe ly khai ngày càng gay gắt và chương trình nghị sự đòi độc lập cứng đầu của đảng Dân chủ tiến bộ cầm quyền của Đài Loan.
Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai, một ngày nào đó sẽ được đưa trở lại dưới sự kiểm soát của đại lục - bằng vũ lực nếu cần thiết. Thống nhất là một phần trung tâm của mục tiêu "trẻ hóa quốc gia" của Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng là một chủ đề chính trong cuộc diễu hành.
Với cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan sẽ diễn ra trong ba tháng nữa, việc phô bày các hệ thống tên lửa đạn đạo và nhấn mạnh vào các công nghệ tàng hình và tiên tiến trong cuộc diễu hành sẽ là một thông điệp răn đe.
Cuộc diễu hành cũng sẽ tìm cách thể hiện quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình, bao gồm cả các yêu sách lãnh thổ đang tranh chấp ở Biển Đông.


Satellite image of Chinese military build-up on Fiery Cross Reed in the Spratly IslandsBản quyền hình ảnhGETTY/DIGITALGLOBE
Image captionTrung Quốc đã xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng trên các đảo san hô đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa

Ví dụ, các hệ thống tên lửa có thể được sử dụng để bảo vệ các căn cứ không quân và hải quân mới được xây dựng trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa. Trên thực tế, Trung Quốc đã bắn tên lửa đạn đạo chống hạm vào Biển Đông vào cuối tháng 6.
Những khả năng này được cho là một phần trong chiến lược Chống tiếp cận, chống xâm nhập (A2AD) của Trung Quốc, nhằm ngăn chặn Mỹ tiếp cận Biển Đông.

Sức mạnh quân sự TQ đến đâu so với Mỹ?

Một trong những khác biệt lớn với thứ ba, trái ngược với cuộc diễu hành lớn cuối cùng ở Bắc Kinh năm 2015, sẽ là một không khí ăn mừng.


Chinese troops practice with anti-aircraft guns during drillsBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionQuân đội Trung Quốc còn một chặng đường dài trước khi có thể đạt tới khả năng quân sự của Mỹ

Cuộc diễu hành V-Day, đánh dấu kỷ niệm 70 năm chiến thắng Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, là một sự kiện hoàn toàn long trọng. Cuộc diễu hành này trái lại tìm cách tôn vinh những thành tựu của Trung Quốc về đổi mới quốc phòng và sản xuất nội địa.
Thông điệp chính là PLA đã thực sự bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên mới của Tập Cận Bình - và sau những cải cách sâu rộng, nó có vị trí tốt để tiến tới trở thành một lực lượng hiện đại hóa vào năm 2035 và lực lượng tầm cỡ thế giới vào năm 2049.
Tuy nhiên, trong khi một cuộc diễu hành quân sự xa hoa có thể thể hiện quy mô đầu tư của nó, nó không thể mô tả khả năng quân sự tổng thể của PLA.
Trung Quốc cần cải thiện cơ cấu lương quân sự, chế độ hậu cần chung và đào tạo chung. Ngoài ra, chương trình cải cách quân sự đầy tham vọng của Trung Quốc liên quan đến việc đại tu cơ cấu chỉ huy và lực lượng toàn diện và tốn kém.
Bất chấp sự tinh vi bắt mắt của kho vũ khí sẽ được diễu hành, PLA vẫn còn nhiều thập kỷ nữa mới đạt được khả năng quân sự gần với Mỹ.
Alexander Neill là thành viên cao cấp của Đối thoại Shangri-La về an ninh châu Á Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét