Vào ngày này năm 1980, một chiến dịch quân sự yếu kém nhằm giải cứu 52 con tin người Mỹ bị giam giữ ở Tehran đã kết thúc với tám lính Mỹ thiệt mạng và không có con tin nào được giải thoát.
Khi Khủng hoảng Con tin Iran kéo dài đến tháng thứ sáu và tất cả những lời kêu gọi ngoại giao với chính phủ Iran đều thất bại, Tổng thống Jimmy Carter đã ra lệnh tiến hành một chiến dịch quân sự như là nỗ lực cuối cùng để giải cứu các con tin. Trong chiến dịch này, ba trong số tám trực thăng đã gặp sự cố, làm đổ vỡ kế hoạch tấn công bằng đường hàng không. Chiến dịch sau đó bị hủy tại khu vực chuẩn bị ở Iran, nhưng trong quá trình rút quân, một trực thăng đã va chạm với một trong sáu máy bay vận tải C-130, giết chết 8 binh sĩ và làm bị thương 5 người khác.
Ngày hôm sau, Jimmy Carter đã tổ chức một cuộc họp báo, tuyên bố chịu trách nhiệm về thảm kịch. Các con tin đã không được thả ra sau 270 ngày nữa.
Ngày 04/11/1979, vì cảm thấy bị xúc phạm khi chính phủ Mỹ cho phép vị shah (vua Iran) bị lật đổ tới Mỹ nhận điều trị y tế, các sinh viên Iran nổi dậy đã chiếm giữ Đại sứ quán Mỹ ở Tehran và khủng hoảng con tin bắt đầu. Ayatollah Khomeini, nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo của Iran, đã tiếp nhận quyền kiểm soát vụ bắt giữ và đồng ý thả những người không phải công dân Mỹ, cũng như các phụ nữ và người Mỹ gốc Phi, với lý do những nhóm này cũng thuộc số những người bị chính quyền Mỹ áp bức. 52 con tin còn lại vẫn nằm trong tay Ayatollah suốt 14 tháng tới.
Tổng thống Carter đã không thể giải quyết cuộc khủng hoảng bằng con đường ngoại giao, và nỗ lực giải cứu quân sự vào tháng 04/1980 đã kết thúc trong thảm họa. Ba tháng sau, shah qua đời vì ung thư ở Ai Cập, nhưng cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục. Tháng 11, Carter thua trước ứng viên Cộng hòa Ronald Reagan trong cuộc bầu cử Tổng thống, và ngay sau đó, với sự hỗ trợ của các trung gian người Algeria, đàm phán giữa Hoa Kỳ và Iran đã thành công.
Vào lễ nhậm chức của Reagan, ngày 20/01/1981, Mỹ đã chấp nhận giải phóng gần 8 tỷ USD tài sản bị phong tỏa của Iran, và 52 con tin được thả ra sau 444 ngày bị giam giữ. Ngày hôm sau, Jimmy Carter bay đến Tây Đức để chào đón những người Mỹ này trên đường về nhà của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét