Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

8180 - Trung Quốc: con hổ giấy hay một quốc gia suy yếu?

Dù có những bất đồng xoay quanh vấn đề chủ quyền, tuy nhiên, Hà Nội vẫn coi Trung Quốc như hình mẫu trong phát triển kinh tế và tập trung xây dựng quyền lực chính trị trong thời kỳ mở cửa và hội nhập. Các đoàn lãnh đạo bộ ngành Việt Nam được cử sang thăm, làm việc và học tập những thành tựu kinh tế - thương mại - đầu tư của Trung Quốc. Thậm chí vào năm 2018, một nhóm nhà báo được Bộ Khoa học & Đầu tư tài trợ sang thăm Thâm Quyến và Thượng Hải, nhằm củng cố truyền thông về sự hiệu quả của đặc khu kinh tế khi áp dụng tại Việt Nam.

Trung Quốc cũng được coi là một nước Cộng sản kiểu mẫu, nơi mà nhiều quốc gia ít ỏi còn theo đuổi thể chế này dõi mắt và đặt niềm tin lẫn hy vọng cho sự vươn lên CNXH, sau sự sụp đổ của anh cả Liên Xô.

Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, từ một công xưởng của thế giới trở thành một quốc gia tiệm cận công nghệ thông minh (AI) cũng đảm bảo sự chính danh cho nền chuyên chuyến nước này, đứng đầu là ông Tập Cận Bình 

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, Trung Quốc có thực sự là siêu cường như cách mà mọi người (đặc biệt là những nước cộng sản) đang nghĩ?


Ryan Avent – một nhà báo của Washington Post trong một bài viết mổ xẻ về vấn đề này đã cho thấy, bất chấp những nỗ lực trong phát triển kinh tế, cũng như việc nhà lãnh đạo Tập Cận Bình phải đang căng não, khi hứa hẹn về một sự cải thiện mức sống cho hàng triệu người, 1/5 dân số Trung Quốc vẫn trong tình trạng đói nghèo, thậm chí là nghèo hơn cả nhóm dân ở vùng Hạ Sahara thuộc châu Phi.

Trung Quốc từng có thời điểm trỗi dậy không dè chừng, nay trở nên mỏng manh hơn sau cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Sự nhượng bộ liên tục và những tổn thương nền kinh tế sau hàng loạt sự sụp đổ của nhóm đầu sỏ công nghệ Bắc Kinh đã cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc có vẻ giống như… con hổ giấy.

Những gì thế giới thấy ở Trung Quốc ngày hôm nay, không đi từ nguồn lực chất xám hay một thể chế tạo nguồn cho chất xám phát triển, mà ngược lại, nó chỉ đơn thuần là sự bảo hộ đối với các doanh nghiệp nội địa lớn trong nước; ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ; trợ cấp công nghiệp. Trung Quốc trở thành hiện thân của một đất nước tham gia nhiều Công ước quốc tế về thương mại và đầu tư, nhưng cũng là quốc gia phá vỡ các niềm tin vào quy tắc của các công ước thương mại quốc tế nhiều nhất, tinh vi nhất.

Trung Quốc, tiệm cận nền công nghiệp ảo (AI), đơn giản vì thể chế này bảo hộ một nền công nghiệp copy (nhái).

Nền kinh tế của Trung Quốc chưa bao giờ thực sự bền vững, nó là một bức họa đầy khoa trương nhưng lố bịch. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm hơn ½ kể từ năm 2007 và ngày càng phụ thuộc vào nguồn nợ không bền vững. Biểu đồ nhân khẩu học theo xu hướng lao động đang giảm, và dự kiến giảm 25 triệu người vào năm 2030. Năng suất lao động của quốc gia này cũng không được đánh giá cao.

Kể cả trong giai đoạn mà nền kinh tế bùng nổ, nhiều người nhầm tưởng Trung Quốc hóa rồng, tuy nhiên, sự bùng nổ này lại dựa vào nguồn đầu tư vốn, chứ không phải dựa trên sự hiệu quả trong sử dụng nguồn lực tại chỗ. Trung Quốc nhái công nghệ và kỹ thuật hơn là tự lực tạo ra nó. Và nền kinh tế hoàn toàn phi thị trường khi mà cánh tay của nhà nước liên tục can thiệp vào và điều tiết một nền kinh tế bất kham dựa trên các tập đoàn nhà nước lớn.

Vậy Trung Quốc có giống Liên Xô không? Có vẻ giống, khi mà các nhóm công ty tư nhân chưa bao giờ được ưu đãi, và ngay cả trong thời đại Tập Cận Bình, cũng chưa thể khiến cho nguồn đầu tư mới vào các công ty nhà nước giảm đi. Nhưng có vẻ, Tập Cận Bình, người từng hứa cải cách thị trường, lại rất giỏi trong lĩnh vực rao giảng kinh viện về quyền lực tuyệt đối, cũng như bóp nghẹt các tiếng nói bất đồng chính kiến.

Tất cả những điều trên gợi nhớ một nhà nước Liên Xô trong giai đoạn cuối, thời điểm mà mệnh lệnh chính trị được coi là số 1 trong điều hành kinh tế, nợ chồng chất, vốn đầu tư thấp, năng suất kém….

Và một sự bùng nổ chính trị đã kết thúc tất cả.

Trung Quốc có thể bị loại bỏ cuộc cạnh tranh quyền lực mềm hoặc hoặc một vị thế cường quốc mà nước này đang theo đuổi với nền kinh tế đầy bất ổn nêu trên. Và như vậy, bản chất của Trung Quốc nào có phải là một cường quốc, nói theo khẩu ngữ của NXB Sự thật (Việt Nam), thì Trung Quốc là “con hổ giấy” và nó đang “giãy chết”.

Vậy hà cớ gì phải theo đuổi một “cường quốc tự phong” như vậy, trong khi có thể tự cường thay đổi và cải cách (thể chế kinh tế, chính trị, xã hội) trên cơ sở tự do hóa?.

Việt Nam thực sự muốn vậy không? Điều này phụ thuộc rất nhiều về “quyền lợi quốc gia” được các lãnh đạo Hà Nội đặt ở đâu trong lựa chọn tồn tại và phát triển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét