Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

8194 - Thách thức năm 2019 của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Trong bài " Phép thử ổn định cho Việt Nam năm 2019" David Hutt nhận xét rằng Luật An ninh Mạng có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 sẽ đem đến cho Đảng Cộng sản cầm quyền quyền lực lớn hơn để kiểm duyệt internet ở một quốc gia đang phát triển nhưng phong trào dân chủ bị đàn áp.

Điểm qua các sự kiện diễn ra ở Việt Nam trong năm qua David Hutt cho rằng với giới doanh nghiệp việc Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019 là thời điểm quan trọng bởi 95% thuế quan đối với các hàng hoá nhập khẩu vốn chiếm 10% GDP của Việt Nam sang các quốc gia tham gia thoả thuận sẽ được loại bỏ.

Bên cạnh đó còn có Hiệp định Thương mại Tự do quan trọng không kém với Liên minh Châu Âu dự kiến cũng sẽ có hiệu lực trong năm 2019 nếu Việt Nam vượt qua được trở ngại về hồ sơ nhân quyền mà một số các quốc gia châu Âu còn nghi ngờ .

Về mục tiêu kinh tế, theo các nhà kinh tế thì có thể Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu đề ra như trong năm 2018; chẳng hạn như GDP tăng trưởng 6,6%-6,8%, lạm phát và thất nghiệp dưới 4%, tỷ lệ nghèo đói giảm từ 1-1,5%. Nhưng thách thức lớn nhất là giới hạn nợ nước ngoài ở dưới mức 53% GDP. Tuy nhiên thách thức về chính trị đang trở nên khó khăn hơn do hậu quả của việc tăng đô thị hoá, tầng lớp trung lưu gia tăng và các đòi hỏi về quyền sở hữu đất đai tư nhân.

Các cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu trên toàn quốc hồi tháng Sáu đủ lớn và nhạy cảm đến mức Đảng Cộng sản quyết định hoãn luật đặc khu và chờ sang năm 2019. Nếu cố thông qua luật này một lần nữa, chắc chắn sẽ có biểu tình nổ ra trên toàn quốc. Theo David Hutt thì quy mô các cuộc biểu tình và mức độ đáp ứng của Đảng cầm quyền đối với sự bất mãn của dân chúng sẽ quyết định số phận của Luật Đặc khu. 

Tuy nhiên sự kiện chính trị mà tác giả cho rằng nổi bật hơn hẳn trong năm 2018 là quyết định của Đảng Cộng sản chấp thuận cho ông Nguyễn Phú Trọng đảm nhận luôn chức Chủ tịch nước thay cho ông Trần Đại Quang. Với sự thay đổi về mặt tổ chức này, Việt Nam đã có cơ cấu gần giống cơ cấu của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ những năm 1990, và bề ngoài đưa tầm vóc của Trọng vào ngang hàng với nhà cầm quyền tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình.

Động thái này đặt ra một số câu hỏi là liệu có phải Trọng đang cố gắng tích lũy thêm quyền lực riêng cho mình; hoặc liệu đây là một sự xói mòn việc chấp nhận nguyên tắc phân chia quyền lực tồn tại trong nhiều thập kỷ; hay vai trò kép của Trọng chỉ là một sự thay đổi tạm thời hơn là sự thèm khát nhiều quyền lực tập trung hơn.

Ngoài việc củng cố quyền lực riêng, Trọng tập trung vào sự sống còn của Đảng bằng hành động thanh trừng các quan chức được cho là vi phạm đạo đức, tham nhũng, bất tài . Chiến dịch chống tham nhũng bắt đầu vào năm 2016 đã tăng tốc trong năm 2017 với việc bắt giữ nhiều Đảng viên nặng ký Đinh La Thăng, bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, là cựu thành viên Bộ Chính trị đầu tiên bị tù vì tham nhũng.

Chiến dịch chống tham nhũng năm 2018 đã được thực hiện có hệ thống hơn: thay vì nhắm vào các quan chức cấp cao, cơ quan điều tra nhắm đến các sĩ quan công an, các nhà lãnh đạo quân đội và các quan chức tỉnh tham nhũng. Trừ khi có sự thanh trừng lẫn nhau trong nội bộ đảng khi các quan chức bị gắn nhãn tham nhũng, chiến dịch chống tham nhũng có thể sẽ vẫn vậy nhưng không trở thành một cuộc thanh trừng vào năm 2019.

Ông Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước. © AFP
Khó mà suy đoán được về thế hệ lãnh đạo tiếp theo. Nhưng ai thay thế ông Trọng, hoặc ông Trọng sẽ đưa ai lên thay thế sẽ là quyết định chính trị quan trọng nhất của Đảng trong thập kỷ tới. David Hutt dẫn nhận xét các nhà phân tích cho rằng ông Trọng gần như chắc chắn sẽ từ chức vào năm 2021. Nhưng liệu lại sẽ có một luật mới ra đời cho phép chủ tịch nước cầm quyền suốt đời theo mô hình của Tập Cận Bình?

Vấn đề mới mà Đảng cộng sản phẩi đối mặt là sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng dù sự quan tâm về vấn đề tham nhũng cấp bách đã phần nào suy giảm.

Dù tính hợp pháp của Đảng cộng sản dựa trên việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong gần một thập kỷ; không có dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng sẽ giảm đi vào năm 2019 và có thể mở rộng bất chấp sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Đầu tư ngày càng phát triển, cũng như niềm tin vào thị trường Việt Nam.

Đảng cộng sản đang cố gắng cân bằng ngoại giao với càng nhiều quốc gia thân thiện càng tốt. Nhưng điều này sẽ khó thực hiện khi căng thẳng địa chính trị - cụ thể là Mỹ - Trung Quốc và Mỹ - Nga - hiện gây áp lực cho các nước nhỏ phải chọn lựa đồng minh.

Quan hệ Nga-Mỹ không ổn định đang đặt Việt Nam vào thế khó, đặc biệt là khi Mỹ tìm cách mở rộng quan hệ quân sự với Việt Nam trong khi Nga là nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam. Quan hệ của Mỹ - Trung Quốc cũng tạo một vấn đề ngoại giao lớn hơn cho Hà Nội. Mặc dù Việt Nam vẫn là đối thủ chính trong khu vực của Trung Quốc ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác thương mại chính và là nguồn đầu tư quan trọng mới.

Có lẽ vì vậy mà khi Washington ngày càng coi Việt Nam là một đồng minh quan trọng trong việc chống lại sự bành trường tác toàn cầu của Bắc Kinh, thì Hà Nội vẫn cố giữ cho cả hai cường quốc hài lòng và không tiến đến quá gần ai.

Tổng thống Donald Trump đã đến thăm Việt Nam hai lần kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2017, duy trì mối quan hệ tốt đẹp vốn được người tiền nhiệm Barack Obama rèn giũa. Có tin đồn rằng Việt Nam muốn lên kế hoạch cho chuyến thăm cấp nhà nước cho ông Trọng tới Washington vào năm 2019 để thúc đẩy sâu hơn mối quan hệ này.

Một lý do có thể khiến cho Trọng muốn làm chủ tịch nước là vì là nguyên thủ quốc gia, ông ta sẽ có một vị trí tốt hơn để thiết lập chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các chuyến thăm cấp nhà nước. Tác giả David Hutt nhận định không chỉ kinh tế mà còn địa chính trị sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng Cộng sản trong năm 2019.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét