Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

8729 - Về vụ “đảo chánh” ở Venezuela

Vụ “đảo chánh” ở Venezuela gây chia rẽ không chỉ ở các cường quốc mà còn trong nội bộ của các quốc gia. Chính trường Pháp nhiều tiếng nói đã biểu lộ. Phe cực tả lên tiếng ủng hộ Nicolas Maduro chống mọi hình thức đi ngược với “kết quả bầu cử dân chủ”. Phe trung hữu đề nghị cần lấy ý kiến của LHQ mà Pháp là một thành viên HĐBA. Dĩ nhiên Nga, Cuba… chống trong khi các nước Bắc Mỹ như Mỹ và Canada và lục địa trung Mỹ ủng hộ vụ “đảo chánh” do chủ tịch Quốc hội Juan Guaido chủ xướng.
Nói là một vụ “đảo chánh” nhưng thực tế thì đây là một vụ tranh chấp quyền lực giữa hai cơ quan “dân cử” là hành pháp và lập pháp. Nguyên nhân tranh chấp đến từ hệ quả tồi tệ gây ra cho xã hội ở những quyết định sai lầm về kinh tế và chính trị của tổng thống Maduro.
Venezuela trở thành một nước nghèo, trên đà phá sản. Các chính sách “xã hội chủ nghĩa” của Maduro không nhằm phát huy tiềm năng quốc gia mà thực tế chỉ ưu đãi cho một “giai cấp”. Nền kinh tế tư bản vững mạnh của Venezuela trước kia, nay phần lớn bị “quốc hữu hóa”, mà phe quản lý là quân đội hay an ninh. Tài nguyên quốc gia bị bòn rút trong khi dân cả nước bị đói ăn. Maduro đã ban bố quyền lợi để quân đội và an ninh trung thành với mình. Maduro cũng được một lớp dân chúng trung thành ủng hộ. Những người dân này được hưởng ơn “mưa móc” từ các chính sách XHCN của Maduro.
Tức là Maduro sử dụng một lớp dân chúng này để chống lại một lớp dân chúng kia. Dùng “cây súng” để bảo vệ chế độ. Xã hội Venezuela phân rã. Kinh tế lụn bại, hàng năm có cả triệu người bỏ nước ra đi.
Nếu xét sâu xa thì việc chủ tịch Quốc hội Juan Guaido tuyên bố tự xưng là tổng thống lâm thời Venezuela không hẵn đã “vi hiến” hay đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của dân chủ. Chức vụ “tổng thống lâm thời” của ông này chưa chắc là thiếu “chính danh” vì không do dân chúng bầu lên.
Juan Guaido vốn đại biểu quốc hội, được dân chúng bầu lên, sau đó được đồng nhiệm bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Trên nguyên tắc, Quốc hội là nơi tập trung”quyền lực tối thượng” của quốc gia đồng thời cũng là nơi thể hiện ý chí của toàn dân (qua việc ban bố luật).
Khi mà người nắm quyền hành pháp (tổng thống) đã không làm tròn nhiệm vụ của mình. Thay vì phục vụ cho nhân dân và đất nước lại phục vụ cho một nhóm nhỏ người thân tín. Tài nguyên quốc gia bị phung phí. Người nắm quyền hành pháp (tổng thống) đã phản bội lại đất nước và dân tộc. Trường hợp này Quốc hội có quyền “bãi nhiệm” tổng thống để cứu vãn đất nước và toàn dân.
Nhưng (có lẽ) hiến pháp Venezuela không cho phép quốc hội truất phế tổng thống. Hoặc là quốc hội không đạt được số quyết định (thí dụ 2/3 số dân biểu). Vì vậy Juan Guaido tuyên bố tự xung “tổng thống lâm thời” để cứu vãn tình hình Venezuela.
Nếu tính (nhẩm) thì Guaido đại diện cho đại đa số dân chúng bị gạt bên lề. Maduro chỉ đại diện cho thành phần quân đội, công an và thành phần “dân chúng đảng viên”, phe thiểu số nhưng chiếm hết mọi tài nguyên quốc gia cũng như “ăn trên nợ”, tức xài phí vào tương lai của dân cả nước.
Nếu đứng trên lập luận này thì quyền lực của Tổng thống lâm thời của Juan Guaido là “chính danh”.
Quyền lực của Maduro bị “thách thức”. Các cuộc bầu cử cho thấy kết quả không thể kiểm chứng là “trung thực”, thể hiện ý nguyện của toàn dân. Nhưng hệ quả tệ hại của các chính sách về kinh tế, chính trị… của Maduro đã khiến Venezuela cô lập trên trường quốc tế. Kinh tế quốc gia trên đường phá sản. Nợ công tăng vợt phải cầm cố các mỏ dầu… Một tổng thống tồi tàn như vậy, với một tập đoàn cai trị bất lương như vậy… lý ra người dân đã nổi dậy lật đổ từ lâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét