Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

8188 - Đất Nước Nhìn Từ Phi Trường Changi


Có lần tôi đi du lịch cùng vợ, vợ tôi bị tách ra để họ phỏng vấn. Vì phụ nữ Việt Nam trẻ đẹp là họ nghĩ... sang Sin bán dâm. - Trương Châu Hữu Danh
Dân Việt – khi giận – họ mắng nhau hơi kỹ, và hơi quá. Ít nhất thì cũng kỹ hơn và quá hơn vài ba dân tộc khác mà tôi đã có dịp “chung đụng” qua ngôn ngữ thường ngày. Người Anh, người Mễ, người Pháp không chửi “đối phương” là đồ mặt mo, mặt mẹt, mặt dầy hay mặt thớt… Người Tiệp, người Tầu, người Nga, người Lào, người Miên, người Miến – tôi đoán – chắc cũng không luôn.
Chúng ta, qua cách chửi, đã biểu lộ một tâm lý chung của dân tộc mình: rất sĩ diện. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi chuyện lùm xùm (làm “mất mặt” dân Việt Nam) ở phi trường Changi đã khiến cho giới cầm bút – trong cũng như ngoài nước – đều nóng như hơ. Riêng nhà văn Huy Phương thì nóng như lửa:
“Những người Việt này bị đối xử như tội phạm, bị đưa vào phòng riêng, kiểm soát chặt chẽ giấy tờ, bị phỏng vấn và bắt tự đếm số tiền mang theo trước mặt nhân viên sân bay. Những người khách này buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay đưa họ đến, hay lưu lại những khách sạn gần phi trường mà hãng hàng không Việt Nam phải đài thọ chi phí…
Chính quyền Singapore cũng không hề nói lý do họ không cho những người Việt này vào nước họ, nhưng cái lý do này thì những người trong cuộc, hay toàn thể ‘khúc ruột ngàn dặm’ trên khắp thế giới đều biết rõ, đều cảm thấy xấu hổ và đau lòng…
image002_21.jpg
Khu đèn đỏ Geylang. Ảnh: N. C. B
Nếu danh dự phụ nữ Việt Nam bị coi thường hay chà đạp là danh dự của cả dân tộc cũng bị coi thường. Ai có trách nhiệm trong việc đàn bà con gái Việt Nam bị cấm cửa và cái mặt Việt Nam trong thời gian gần đây, có thể nói xa hơn là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị lấm lem đến mức tồi tệ.”
Bài báo (“Cái Mặt Việt Nam”) của Huy Phương được phổ biến trên nhiều trang web, cùng với không ít những lời tán thưởng. Nhân tiện, tôi cũng xin mạn phép được giới thiệu một cách nhìn khác (có thể là chính xác và thấu đáo hơn) của nhà thơ Trangđài Glassey-Trầnguyễn. Theo tác giả này thì vấn đề không phải là “cái mặt Việt Nam” mà là “cái khác” cơ:
chém cha cái kiếp dâm nô
đã đau đô hộ, xuống mồ càng đau
ai bảo chế độ thực dân chấm dứt 
khi Pháp rút khỏi Việt Nam 1954?
nếu bạn Google Search, hôm nay, 2013
tìm “lịch sử nhân linh Việt”
bạn sẽ thấy
đường Trường Sơn
là ngõ tắt gần nhất
tới đường âm-đạo-bị-đô-hộ
thuộc địa của chế độ “đô hộ trắng”
tên gọi hết sức nhẹ nhàng: “white slavery”
trắng nỗi gì?
nó đen đặc!
khi những con cặc của bọn mua dâm toàn cầu
chen nhau lao vào
xé rách âm hộ
hùng hục
cày xới
giày xéo
giẫm nát
âm đạo nôn thốc tháo
âm đạo chết ngất
âm đạo túa máu
âm đạo ung thư
âm đạo đau lòng
công nghệ mua dâm
đã vạc hết nạc ở Đông Âu, ở Thái, ở Phi,
và ở tất tần tật những “đệ tam quốc gia”
và đây, Việt Nam, miền đất mới
độc lập, tự do, hạnh phúc!
tự do khủng,
rất hoàn cảnh,
nên bạn có thể vô tư lấy trinh của một đứa bé lên ba
(để mua vui, hay xã xui như vị Đảng viên cấp cao kia)
có thể cưới bốn (hoặc nhiều hơn) cô vợ còn trinh ở tuổi vị thành niên cùng một lúc
và có thể thản nhiên hiếp dâm hàng loạt nữ sinh trung học
mà vẫn nghênh nghênh giữ chức Hiệu Trưởng
đô hộ từ ngoài
đô hộ từ trong
cái âm đạo của phụ nữ Việt 
trong thiên niên kỷ thứ ba
là nơi gánh chịu nhiều oan khiên đàn áp khổ nhục nhất
trong cả lịch sử cộng lại
cái nắng thực dân đổ dài trên âm đạo
thấm vào từng thớ thịt
đốt rụi đường về
Thúy Kiều của Nguyễn Du được hóa kiếp
nhưng Thúy Kiều ở ngoài đời thì vẫn còn lênh đênh
truyền kiếp lầu xanh
Ngô Tất Tố đưa Chị Dậu
trốn chạy con quỷ râu xanh
chống cự cái tham dâm của quan anh, quan cụ
mà cả một thế kỷ sau
Chị Dậu vẫn còn chạy 
chạy đi khắp thế giới
tiền đồ vẫn tối đen
không phải mãi đến thế kỷ 21
mới có gái quê ra tỉnh đi làm nuôi gia đình
người ta gọi “đô thị hóa” nông thôn
Chị Dậu (và có lẽ nhiều cô gái quê trước cả Chị nữa)
đã đứt ruột bỏ quê, bỏ con, bỏ chồng, bỏ nhà lên tỉnh
đi ở, làm vú sữa cho quan cụ 80 thừa tiền, chuộng uống sữa người,
ngại uống sữa bò, sợ nóng
cụ chuộng luôn đôi ngực đang đau nhói của người đàn bà con mọn
xót con thơ 
cái tiền đồ tối đen như mực của Chị Dậu
truyền đời
truyền kiếp
truyền lại đến hôm nay
mà vẫn tối đen như mực!
lính Mỹ đổ bộ lên âm đạo
lập những quán trắng da
phát triển ‘nền kinh tế về đêm’
âm đạo chèn giữa súng và đạn
từ trên đe dưới búa của phong kiến và đô hộ
đến dưới búa trên đe của Đảng và áp lực hiện đại hóa
đô hộ âm đạo
đó là cách giết chết một dân tộc nhanh nhất
một cách bỉ nhục nhất
một cách rốt ráo nhất
trên đe
dưới búa
âm đạo Việt Nam 2013
nát như tương
lưu lạc tứ phương
lầu xanh khắp cõi
ngay cả ở những quốc gia nghèo nhất thế giới
cũng có âm đạo Việt Nam bị đưa đến
và bị đô hộ
những đứa bé gái lên năm, lên bảy
khi được cứu ra khỏi nhà chứa
đã dùng gòn và thuốc đỏ chà nát cơ thể mình
hết ngày này sang ngày khác
để tẩy uế
thuốc đỏ cùng màu với máu
chỗ nào là máu đổ, chỗ nào không?
những đứa bé chưa kịp tuổi đến trường
bị công an Cambốt bắt giam khi soát nhà chứa
và bị tòa án Cambốt kết án là nhập cư trái phép
ôi, mỉa mai!
chẳng lẽ những đứa trẻ này tự dắt mình
từ một miền quê hẻo lánh nào đó ở Việt Nam
để vượt biên giới sang nhà chứa ở Cambốt hay sao?
hay tại ông quan tòa mù mắt và mù lương tâm?
Việt Nam đã từng bị đô hộ
bởi láng giềng phương Bắc
bởi mẫu quốc Phú Lãng Sa
nhưng mỗi lần là một quốc gia 
bây giờ
Việt Nam bị đô hộ
bởi cả thế giới
và tự đô hộ mình
đô hộ ở ngay cái nơi tế nhị nhất,
riêng tư nhất,
cái nơi thiêng liêng nhất
để đón nhận yêu thương
để hòa hợp âm dương
để đưa con vào đời
để duy trì sự sống
nơi ấy bây giờ
đã thành cánh đồng chết
đã thành cửa tử
đã thành bãi tha ma
đã bị đô hộ bởi những hạng người tồi tệ nhất
từ khắp nơi đổ về
và ở khắp nơi mà người phụ nữ Việt bị đưa đến
bị bán
bị nô lệ hóa
bị chôn sống từng ngày mấy chục lượt
bị biến mất mà không có ai đi tìm
image003_24.jpg
Công an V.N. đang tác nghiệp. Ảnh: banvannghe.com.
ai có thể đếm được
bao nhiêu triệu cái màng trinh
đã bị chọc thủng trong tức tưởi
– với một cái giá rẻ mạt
để trả tiền thuốc cho mẹ, tiền cơm cho cha, tiền học cho em?
mà cuối cùng vẫn không thoát ra được cái ngõ cụt mang tên “bần cùng”

– hay không cả một xu
khi kẻ cưỡng trinh có búa liềm và cờ đỏ?
và những hứa hẹn không cần thực hiện…

trong những cái phòng lạnh bị cấm khẩu…
vì cái mạng nhện dày kệch
đói nghèo, tiền kiếp đô hộ, hiện kiếp dâm nô
tham nhũng, bóc lột, những chính sách ngu dốt sai lệch
cái cán cân lệch giữa nước đang (chưa) phát triển và những nước công nghiệp
sự bần cùng hóa nữ giới trên toàn cầu từ thời con người săn bắn và thu nhặt
vân vân và vân vân
cố đấm ăn xôi
xôi bị cúp
cầm bằng làm điếm
điếm không lương
quê-hương-âm-đạo 
tràn đô hộ
biết đến bao giờ
tỏa được cương?
kẻ đô hộ chỉ có thể đô hộ
khi kẻ bị đô hộ chịu để bị đô hộ
hãy xoá sổ đô hộ
chặt đứt lối mòn của suy nghĩ nhược tiểu
dẹp những kềm hãm của nhịn chịu bất công
đứng lên phá đổ thành trì đô hộ
đưa ù lì trì trệ vào gông
đã đến lúc những âm đạo vùng lên!
Vùng lên là phải!
Tuy nhiên, viển ảnh của một cuộc nổi dậy (hay nói theo nhà văn Phạm Thị Hoài là “nổi loạn”) của âm hộ Việt Nam e còn xa xăm lắm – như Luận Văn Nghiên Cứu Về Khu Kinh Tế Mại Dâm tại Thành Phố Hồ Chí Minh (*) của tiến sĩ Kimberly Kay Hoang:
“Khách của số lớn trong nhóm phụ nữ này là những đàn ông Việt Nam nghèo với thể xác làm họ buồn nôn. Nếu thủ dâm và khẩu dâm không làm khách đạt thỏa mãn, thì giao cấu là biện pháp cuối cùng những người đàn bà này sẽ làm. Chín trong số mười hai phụ nữ mại dâm đã cho tác giả biết họ đều nôn mửa khi mới vào nghề sau khi cảm thấy tinh dịch của khách hàng trên tay hay trong miệng vì họ tởm lợm thể xác của những khách mua dâm…
Mỗi bao cao su giá khoảng 40 xu, một giá quá đắt đối với những phụ nữ mại dâm bậc thấp. Vì thế, họ thường cố gắng làm cho khách xuất tinh bằng những cách khác hơn là giao cấu…”
Khi còn rất nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn chưa sắm nổi một cái bao cao su (“giá khoảng 40 xu”) để tự bảo vệ lấy thân, và không ít người còn phải “bán trôn rồi, lại bán cả mồ hôi” (“mà đói rách vẫn quần cho sớm tối”) thì chúng ta sẽ còn “mất mặt” đều đều – ở rất nhiều nơi khác nữa – chứ chả riêng gì ở phi trường Changi.
(*) Hai luận văn, “Economies of Emotion, Familiarity, Fantasy, and Desire: Emotional Labor in Ho Chi Minh City’s Sex Industry”(1) và “She’s Not a Dirty Low Class Girl: Sex Work in Ho Chi Minh City,” (2) là những công trình đã đoạt giải luận văn sinh viên cao học tại các đại học Cornell (2008), UC Berkeley (2010) và những giải thưởng khác cuả ASA và giải Cheryl Allyn Miller, Những nhà Xã hội học cho Phụ nữ trong Xã hội (2011). Tác giả Kimberly Hoàng tốt nghiệp cử nhân về Communication & Asian American Studies tại đại học UC Santa Barbara và theo học Xã hội học tại đại học Stanford trước khi hoàn tất học trình tiến sĩ Xã hội học (chú trọng về phụ nữ, giới tính và tình dục) tại đại học UC Berkeley. [Theo Trần Giao Thủy (dcvonline.net)].

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét