Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

12272 - Bãi Tư Chính: Nguy cơ Việt Nam đơn thân không có Mỹ


Ba tuần sau vụ tàu Trung Quốc xâm nhập Bãi Tư Chính như vào chốn không người, chính thể ‘đảng em’ ở Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ không có được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong cuộc chiến giành quyền khai thác dầu khí ở Biển Đông với ‘đảng anh’ Bắc Kinh.

'Đảng anh' và 'đảng em' thời chưa gấu ó

Những phản ứng mới nhất từ Washington và từ lực lượng tuần duyên Mỹ là khá hờ hững, so với yêu cầu can thiệp sâu hơn nhiều của chế độ bị xem là ‘hèn với giặc, ác với dân’.

Ngày 23/7/2019, Tư lệnh Tuần duyên Mỹ Karl L. Schultz đã chỉ nói chung chung và rất ngoại giao rằng Tuần duyên Mỹ (USCG) nhấn mạnh quan hệ hợp tác với Cảnh sát biển Việt Nam“Trước những hành xử mang tính cưỡng ép và khiêu khích đang diễn ra, USCG mang đến sự minh bạch trong tiếp cận và hợp tác,” ông Schultz nói. “Năng lực đặc biệt trong mở rộng quan hệ quốc tế của USCG cho phép chúng tôi hỗ trợ cải thiện năng lực của các nước đối tác và thúc đẩy cách ứng xử dựa trên pháp luật mà Mỹ mong muốn nhìn thấy trong khu vực.”

Nhưng khi được báo chí hỏi về việc tàu Trung Quốc đang có những hành động quấy rối tại Bãi Tư Chính trong vùng biển “thuộc chủ quyền của Việt Nam”, Đô đốc Schultz đã từ chối bình luận về khả năng lực lượng tuần duyên Mỹ có hành động trong tương lai nhằm đối phó “kiểu hành xử ngang ngược này” hay không. Ông Schultz cho biết vấn đề này thuộc phạm vi trả lời của Hạm đội 7 và Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vốn chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động của USCG tại khu vực.

Cách trả lời trên của Đô đốc Schultz cho thấy ít ra ngay trước mắt, không chỉ lực lượng tuần duyên Mỹ mà cả Hạm đội 7 của Hoa Kỳ sẽ không có động thái can thiệp, dù là gián tiếp, vào khu vực Bãi Tư Chính đang nóng bỏng bởi những trận đánh võ mồm và vờn nhau qua lại của hai đảng anh em Việt - Trung.

Sau khi trở thành quốc gia đầu tiên,và có lẽ là duy nhất, lên tiếng gián tiếp ủng hộ Việt Nam trong vụ Bãi Tư Chính, người Mỹ vẫn không có bất kỳ động thái quân sự nào để ‘dằn mặt’ Trung Quốc. Hiện tương này là khá trái ngược với những năm gần đây khi, Mỹ không chỉ phản ứng bằng hành động ngoại giao mà còn cho máy bay chiến đấu và tàu chiến tuần tiễu, tàu khu trục vào vùng biển và không gian Biển Đông để răn đe hoạt động cường bá của Trung Quốc.

Vì sao vào lần này Mỹ có vẻ thay đổi thái độ mà không hoặc chưa có những hành đông cụ thể hỗ trợ Việt Nam?

Chung quy cũng tại thói du dây trả treo của Hà Nội.

Vào năm 2014, khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xông thẳng vào vùng lãnh hải Việt Nam như một cái tát nổ đom đóm vào mặt Bộ Chính trị Hà Nội, hầu hết các “đối tác chiến lược” của Việt Nam, kể cả nước Nga của Putin, đều thờ ơ hoặc quay lưng khi Việt Nam bị uy hiếp. Khi đó, tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô Đốc Samuel Locklear, đã gợi ý vẫn còn cửa cho “đối tác chiến lược toàn diện” giữa Mỹ và Việt Nam, hàm ý rằng Việt Nam cần rõ ràng và dứt khoát hơn trong mối quan hệ quân sự với Mỹ chứ không thể đeo bám chính sách “đu dây” nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, chính thể Việt Nam đã phớt lờ hảo ý của người Mỹ mà vẫn đeo đuổi mối quan hệ ngày càng nguy hiểm hơn với người bạn “bốn tốt – mười sáu chữ vàng.”

Đã 5 năm trời qua kể từ vụ Hải Dương 981 năm 2014, nhưng sự thể tồi tệ là não trạng ngả ngớn đu lắc và õng ẹo đu dây chính trị vẫn bị nén chặt trong những cái đầu bí bách và bế tắc của giới chóp bu Việt Nam. Não trạng luôn duy trì hy vọng đầy ảo tưởng vào tình cảm ‘bốn tốt’ và ‘mười sáu chữ vàng’ với Bắc Kinh đã dẫn đến hậu quả là cho đến nay, đã chẳng có bước tiến đáng kể nào trong mối quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ, trong khi vấn đề sự hiện diện của hải quân và không quân Hoa Kỳ tại quân cảng Cam Ranh lẽ ra đã phải được ưu tiên số một. Và lẽ ra tại Cam Ranh giờ đây đã phải có hình ảnh thường trú của một hàng không mẫu hạm Mỹ.

Hậu quả là giờ đây tại Bãi Tư Chính, chính thể độc tài Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải đơn thân đối chọi với ‘đồng chí tốt’ Trung Quốc. Trong khi đó, Trump chỉ… khoanh tay đứng nhìn. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét