Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

13984 - Giải thưởng Tự do báo chí của nhà báo Phạm Đoan Trang và Quyền tự do phát biểu tại Việt Nam



Hình minh họa. Nhà báo Phạm Đoan Trang và những cuốn sách do cô viết


Thứ bảy, ngày 21 tháng 9, Viện Nghiên cứu Á Châu, Đông Phương tại Lyon đã tổ chức một bàn tròn hội thảo về đề tài «Quyền tự do Phát biểu tại nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam » nhân dịp Tổ Chức Phóng Viên Không Biên giới trao giải thưởng năm 2019 với hạng mục "Ảnh Hưởng " cho nhà báo, nhà văn, blogger, đồng sáng lập viên và là biên tập viên của Luật khoa Tạp chí Phạm Đoan Trang. Bà Ngoc Anh, thuộc hội Người Việt vùng Rhône, là một trong những người tổ chức buổi hội thảo cho biết tại sao bà muốn tổ chức buổi hội thảo này cho người Pháp và Việt đang sống tại Lyon và vùng phụ cận :
« Tôi sống tại Pháp, nơi là đất nước của quyền con người, và một trong những quyền cơ bản đó là quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng. Đối với chúng tôi dù có dòng máu Việt trong người hay không thì đều cảm thấy đấy là một chủ đề hay và quan trọng, liên quan đến cả người Pháp lẫn người Việt. Nên chúng tôi quyết định tổ chức buổi nói chuyện này nhân dịp Phạm Đoan Trang, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội đoạt giải tuần trước ở Berlin »
Francois Guillemot, một nhà nghiên cứu về lịch sử cận đại của Việt Nam, làm việc tại Viện Nghiên cứu Á Đông và cũng là người đồng tổ chức buổi hội thảo này, nói việc tổ chức buổi hội thảo này là cần thiết :
« Chúng tôi tổ chức bàn tròn hội luận này tại Trung tâm nghiên cứu của tôi vì cô Phạm Đoan Trang là một trường hợp rất là thú vị cho việc nghiên cứu về Việt Nam nói chung và cho tình trạng tự do ngôn luận hiện tại tại Việt Nam nói riêng.

Thứ nhất, Phạm Đoan Trang là một phụ nữ tranh đấu. Cô nói về sự tranh đấu của phụ nữ Việt Nam hiện nay phải làm như thế nào ? phụ nữ Việt Nam phải tiến lên phản kháng một cách mạnh mẽ ra sao ?  

Phần thứ hai của buổi hội thảo là về tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận là vấn đề chính của Việt Nam. Cái mâu thuẩn lớn của chế độ này là nó phát triển rất nhiều mạng lưới về thông tin, về các tờ báo online, các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng để làm một tờ báo độc lập thì rất khó, nguy hiểm và khó phát biểu ý kiến riêng của mình. Nếu đề cập đến vấn đề chính trị là không thể làm được vì đó là một lãnh vực riêng biệt của đảng cộng sản Việt Nam. Vì thế, nêu lên trường hợp Phạm Đoan Trang là vô cùng quan trọng vì nó đề cập đến 3 đề tài : phụ nữ, giới tính và tự do ngôn luận»

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập chi nhánh của Tổ chức phóng viên không biên giới tại Đức, ngày 12/9 vừa qua tại thủ đô Berlin (Đức), Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới (Reporters sans frontières) có trụ sở chính tại Paris đã trao giải Tự Do Báo Chí năm 2019 cho 3 người và tình cờ, đó cũng là 3 phụ nữ : Giải Độc Lập cho cô Caroline Muscat (người Malta) , giải « Can Đảm » cho cô Eman Al Nafjan (người Saudi Arabia) và giải « Ảnh Hưởng » cho cô Phạm Đoan Trang ( người Việt Nam). Là một người bạn thân của Phạm Đoan Trang, bà Ngọc Anh cho biết cảm xúc của bà khi nghe tin bạn mình nhận được một giải thưởng từ đất nước mà bà đang sinh sống :
« Cái cảm giác đầu tiên là rất là cảm động, thực sự là chúng tôi đã khóc khi xem truyền hình trực tiếp lễ trao giải đó. Vì tôi là bạn thân của Đoan Trang nên biết rõ những gì mà Đoan Trang trải qua từ nhiều năm nay, hoàn cảnh sống, quyết tâm và những việc làm cụ thể của Trang, cho nên chúng tôi cảm thấy đây là một phần thưởng mà Trang rất là xứng đáng, chúng tôi cũng ý thức được là phần thưởng này có một giá trị tinh thần rất lớn, không chỉ với Trang mà với tất cả các anh em đồng đội đang làm việc với Trang tại Việt Nam »
Anh Minh Toàn, một sinh viên du học và làm việc tại Lyon cho biết cảm tưởng sau buổi hội thảo :
« Buổi hội thảo này tốt cho những người Pháp, đẻ họ có thể hiểu thêm về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam và họ có thêm thông tin, tức tiếng nói từ Việt Nam có thể ra đến bên ngoài »
Chủ tịch Phóng viên Không Biên giới, ông Christophe Deloire nói: Từ ngày thành lập giải thưởng này năm 1992 đến nay, hầu hết những người nhận giải thưởng « Tự do Báo chí » đều không tự đi nhận giải được vì họ bị ngăn cấm bởi nhà cầm quyền. Ngày 12/9 vừa qua, cả ba người đều không đi nhận giải được, thay mặt cho nhà báo Phạm Đoan Trang, luật sư Trịnh Hữu Long, sáng lập viên và là Tổng Biên tập của Luật Khoá Tạp Chí đã đi nhận giải tại Berlin. Cũng có mặt tại buồi Hội thảo ở Lyon, ông Trịnh Hữu Long nhận định dù giải Tự do Báo chí năm này được chia làm ba hạng mục, thế nhưng nó cùng nói lên một điều duy nhất là sự can đảm, dấn thân để đạt được tiêu chí của một nhà báo :
« Đây là 3 tên gọi mang tính chất tượng trưng là chính, vì tất cả những nhà báo được giải thưởng hay đề cửa cho giải thưởng này, tất cả đều có ảnh hưởng rất là lớn, như cô nhà báo ở Malta được giải « can Đảm » thì ảnh hưởng của cô vô cùng lớn vì cô đã điều tra, phanh phui ra những đường dây tham nhũng cua quan chwusc chính phủ Malta. Đây chỉ là những tên gọi : 3 yêu tố mà họ trao giải : « Can đảm, Độc lập và Ảnh hưởng » là 3 yếu tố đánh giá sự hoạt động của một nhà báo. »
Tại Việt Nam, dưới sự kiểm duyệt gắt gao của nhà cầm quyền Hà Nội, liệu những tác phẩm của nhà báo Phạm Đoan Trang như "Chính trị Bình dân, Phản kháng Phi Bạo Lực, Carm Nang Nuôi Tù.v.v..”  có đến được với quần chúng và tầm ảnh hưởng của nó ra sao đối với đa số người dân hãy còn chưa vượt qua nỗi sợ ? Theo ông Francois, ảnh hưởng của những cuốn sách này hiện nay chưa được lan toả rộng rãi vì nó chưa đến tay của đại đa số quần chúng, nhưng ông tin rằng, những nhà nghiên cứu trong tương lai sẽ cần đến nó như một nguồn thông tin độc lập để biết về tự do báo chí một trong một giai đoạn lịch sử tại Việt Nam :
« Đến bây giờ, sự ảnh hưởng chắc là không lớn lắm tại vì tìm ra các cuốn sách này thì rất khó. Nhưng hoạt động viết ra cuốn sách và xuất bản nó là một hoạt động rất là quan trọng. Ví dụ ở Lyon này, tôi có một kho tư liệu về Việt Nam với khoảng 8000 cuốn sách bằng tiếng Việt, hôm này nó sẽ có thêm những cuốn sách của Phạm Đoan Trang, tại vì nó thuộc hoạt động văn hoá Việt Nam nói chung. Trong tương lai nó sẽ có ảnh hưởng nếu các nhà nghiên cứu chọn đề tài tự do báo chí ở Việt Nam thì họ sẽ cần sử dụng những cuốn sách của Đoan Trang »
Những tác phẩm của nhà báo Phạm Đoan Trang không được viết trong một bối cảnh bình thường, Bà Phạm Đoan Trang thường xuyên phải sống trong cảnh trốn tránh sự theo dõi của an ninh cộng sản Việt Nam, những quyển sách được ra đời giữa những cuộc di chuyển liên tục từ nhà trọ này sang nhà trọ. Thế nhưng, nó vẫn tiếp tục được xuất bản. Theo bà Ngọc Anh, bằng một cách nào đó, những quyển sách đầy những kiến thức cụ thể và gần gủi cho mọi giới cũng đã đến tay người đọc đặc biệt là giới lao động bình dân:
Khi trở về tiếp xúc với người đọc ở Việt Nam, tôi mới thấy rằng cuốn sách đã đến được tay của rất nhiều những người dân lao động, những người mà không có thời gian buổi tối để ngồi trước màn hình truy cập internet, truy cập báo mạng. Những người lao động đó họ mong muốn có một quyển sách trong tay để trong những giờ phút rãnh rổi, trong những giờ nghĩ giải lao thì họ có thể mở ra đọc. Tôi đã nhìn thấy những bà bán hàng rau, nhưng bác chạy xe ôm dắt những quyển sách ở dưới yên xe và khi nhìn thấy những hình ảnh đó thì thật sự rất là ấn tượng, rất là cảm động. Nhìn lại Việt Nam : khi có điều gì bất bình thì cũng đã lên tiếng nói và nói một cách mạnh mẽ, dù chỉ mới là nói, chưa biến thành hành động cụ thể nhưng nó cũng đã khác xa với cách đây 5 năm. Chính vì nhìn thấy sự khác biệt đó mà tôi biết rằng những cuốn sách như sách của Phạm Đoan Trang đã đem lại những tác động rất là cụ thể, nhất là đối với tầng lớp người dân lao động
Ông Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập Luật khoa tạp chí phát biểu tại hội thảo
Ông Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập Luật khoa tạp chí phát biểu tại hội thảo Photo: RFA
Trước đây, vào năm 2013, blogger Huỳnh Ngọc Chênh cũng đã nhận được giải Netizen của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, Ngoài giải thưởng của Tổ chức Phóng viên không Biên Giới, nhà báo Phạm Đoan Trang cũng đã được vinh danh là "một trong những nhân vật hàng đầu của bất đồng chính kiến Việt Nam đương đại » qua giải thưởng Homo Homini của tổ chức People In Need (Cộng Hoà Czec) cũng như một số các tổ chức quốc tế khác. Ông Trịnh Hữu Long cho biết ý nghĩa của các giải thưởng này đối với những người còn do dự, chưa dám dấn thân tại Việt Nam :
« Giải thưởng này là một ghi nhận cho những nổ lực không biết mệt mỏi, vô cùng bền bỉ và rất nhiều nước mắt, thậm chí cả máu nữa của Phạm Đoan Trang. Thực lòng mà nói, là một người làm việc cực kỳ gần gủi với Đoan Trang và theo dõi sát những bước tiến của chị Trang, chúng tôi thấy rằng khó có giải thưởng nào mà có thể ghi nhận hết những hy sinh của người phụ nữ vô cùng can đảm này. Tôi nghĩ rằng đó là một ghi nhận không những riêng cho Đoang Trang mà cho tất cả những ai đang dấn thân mình vào lãnh vực hoạt động dân chủ, họt động nhân quyền, hoạt động báo chí độc lập, hoạt động xuất bản độc lập. Và hy vọng rằng phần thưởng này cũng sẽ khuyến khích, động viên nhiều người khác dấn thân vào con đường này hơn »
Những quyển sách của nhà báo Phạm Đoan Trang được xuất bản và phát hành bởi Nhà xuất bản Tự do. Những thành viên của Nhà xuất bản này đã bị theo dõi, gây áp lực và thậm chí họ đã đóng rất nhiều tài khoản của nhà xuất bản khiến họ không còn tài chánh để hoạt động. Để có thể phát sách miễn phí cho người dân trong nước, nhà xuất bản chủ trương :« mỗi quyển sách được mua ở nước ngoài là một quyển sách được tặng cho người dân trong nước » bà Ngọc Anh, một ủng hộ viên, kêu gọi :
« Để ủng hộ cho nhà xuất bản tự do, có hai cách :
-       Vào Faceboook của Nhà xuất bản Tự do mua sách. Mỗi quyển sách được mua sẽ là một quyển sách được tặng cho độc giả ở Việt Nam
-       Vào trang Gofundme.com và gõ : « Hãy giúp độc giả Việt Nam có sách »
Mặc dù việc Nhà xuất bản tự do hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại, thậm chí nguy hiểm. Luật sư Trịnh Hữu Long vẫn tin tưởng vào một tương lai sáng lạng cho nền báo chí cũng như thị trường xuất bản tại Việt Nam :

« Việc bị đàn áp, bắt bớ, hạn chế hoạt động đã xảy ra từ nhiều tháng, nhiều năm nay rồi, tuy nhiên sách của nhà xuất bản vẫn tiếp tục được xuất bản, các đầu sách mới vẫn tiếp tục được ra đời.»

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét