- STR
Thành phố Mumbai
của Ấn Độ vừa quyết định dựng tượng Shivaji 'cao nhất thế giới' khiến
trang The Economist ở Anh đặt lại câu hỏi vì sao một số nước châu Á mê
dựng tượng cỡ đại.
Bang Maharashtra đã quyết định xây tượng Vua
Shivaji (Thế kỷ 17) từ một thời gian, và hồi tháng 12/2016, Thủ tướng
Ấn Độ Narendra Modi đã đến dự lễ đặt móng. Nhưng có tin chính
quyền ở đây muốn tăng chiều cao của toàn bộ công trình, gồm tượng vị
vua cưỡi ngựa, cầm kiếm, phần đế và bệ rộng, từ 192 mét lên 210 mét.
Thi đua về tượng?
Tin
không chính thức theo các báo Ấn Độ nói mục đích của ban tổ chức là để
nâng toàn bộ tượng đài ở Mumbai cao hơn hẳn một tượng Phật ở Hà Nam,
Trung Quốc.
Hoàn tất năm 2002 trên núi Bình Đính, bức Trung
Nguyên Đại Phật cao 153 mét tốn hơn 50 triệu USD để xây trong khu tâm
linh có quả chuông 116 tấn.
Quần thể tượng này đã vượt hẳn về tầm
vóc so với tượng Phật ở Linh Sơn, Giang Tô (cao 88 mét, xong năm 1996)
và ngay lập tức chiếm vị trí tượng cao nhất Trung Quốc.
Trên thực tế, tại Cát Dương, Giang Tây hồi 2004 người
ta cũng làm xong "tượng Phật to nhất thế giới" nhưng là Phật nằm trên
sườn núi: dài 416 mét và rộng 68 mét.
Còn xét về tượng đứng, bức tượng ở Hà Nam vẫn là đang chiếm vị trí cao nhất.
Tuy thế, những người làm tượng này có vẻ chưa thỏa mãn.
Họ
tiếp tục cho đào lại quả núi, tạo ra ra lớp đế ba tầng và lối lên hơn
500 bậc thang, đưa toàn bộ chiều cao của công trình Trung Nguyên Đại
Phật lên 208 mét.
Nếu đây đúng là lý do khiến tượng Shivari ở
Mumbai phải 'cố gắng' tăng lên thành 210 mét thì cuộc đua tượng đài
Trung - Ấn đúng là đã sang một bước ngoặt mới.
Hồi 2014, một báo tiếng Anh nêu rằng châu Á là nơi có 99% các pho tượng lớn nhất thế giới.
Tượng
Nữ thần Tự do mà Pháp tặng cho Hoa Kỳ nay trở nên "nhỏ bé" so với
tượng dựng sau này ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan và Myanmar.
Ngoài các bức đã nêu ở Trung Quốc, những tượng sau thuộc hàng "khổng lồ" ở châu Á:
Thái Lan: Tượng Phật 'Phra Buddha Maha Nawamin' ở tỉnh Ang Thong, cao 92 mét.
Nhật Bản: Tượng Phật Sendai DaiKannon, tỉnh Miyagi, cao 100 mét.
Myanmar: Tượng Phật ở Khatakan Taung, 130 mét gồm cả bệ hình hoa sen và ngai vàng của Phật.
Qua mặt nước Mỹ
Nhìn
chung, nhờ chiều cao 120-150 mét, các bức tượng nói trên đưa châu Á
'qua mặt' Hoa Kỳ nơi có tượng Nữ thần Tự do chỉ cao 92,9 mét.
So với các nước châu Á khác, các tượng Phật ở Việt Nam không cao bằng.
Tượng Phật Bà Quán thế Âm Bồ Tát ở chùa Linh Ứng, Sơn Trà, Đà Nẵng cao 67 mét hiện đã được coi là cao nhất Việt Nam.
Nhưng
tại Việt Nam, ngoài tượng Phật, Chúa còn có các tượng lãnh tụ cách
mạng hoặc biểu tượng của chính thể và nước này vẫn giữ cả tượng Lenin.
Còn tại Trung Á, nhiều tượng Lenin bị bỏ đi để thay bằng tượng lãnh tụ thời sau này.
Turkmenistan nổi tiếng hơn cả với các pho tượng bằng vàng của Tổng thống Berdymoukhamedov và vị tiền nhiệm, Niyazov.
Các bức tượng này nổi bật về tính chơi trội.
Tượng
ông Gurbanguly Berdymoukhamedov cao 20 mét mô tả ông cưỡi ngựa và cả
người ngựa vươn cao trên một tảng đá trắng.Toàn thân ông được bọc vàng
24 carat.
Kỳ
vĩ hơn, tượng người tiền nhiệm, cố tổng thống Saparmurat Niyazov của
Turkmenistan, không chỉ được bọc vàng mà còn đứng trên một trụ quay 360
độ trên đỉnh tháp trước một xa lộ.
Ban đêm, phần bệ tượng này sáng nhấp nháy như chỉ đường cho xe đi vào thủ đô Ashgabat.
Đây cũng chỉ là một trong số các tượng của ông Niyazov.
Ở
Uzbekistan người ta xây tượng Tamerlan, vị thủ lĩnh thời xưa, thay cho
Lenin. Còn tại Tadjikistan nay có các tượng Ismael Đệ nhất, vị vua lập
ra triều đại Samanide.
Ở Trung Quốc, tượng cố Chủ tịch Mao Trạch Đông được dựng ở nhiều nơi, và sau này có thêm
Xuống cấp nhanh chóng
Khác
với các nước Trung Á, Việt Nam vẫn giữ tượng Lenin nhưng chính quyền
chi tiền nhiều vào việc xây các tượng cố lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Gần
đây nhất, hôm 18/05 năm nay, thành phố Quy Nhơn khánh thành tượng
Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Tất Thành. Với chiều cao 15,5 mét gồm cả bệ,
tượng này thấp hơn nhiều so với các tượng lãnh tụ ở Trung Quốc và Trung
Á.
Tuy
tầm vóc không bằng các tượng khổng lồ ở châu Á, tượng đài ở Việt Nam
lại gặp vấn đề về chất lượng thi công, giá trị nghệ thuật và chi phí
tốn kém.
Hồi 2015 tại Việt Nam có vụ ồn ào khi tỉnh Sơn La cho
xây tượng đài Hồ Chí Minh với kinh phí lên đến 1.400 tỷ đồng, các báo
trong nước đã điểm lại những công trình tượng đài tốn tiền mà kém chất
lượng.
Nhiều tượng đài trị giá hàng trăm tỷ đồng đã xuống cấp mau
chóng: tượng Lý Thái Tổ (Hà Nội), nữ tướng Lê Chân (Hải Phòng), Điện
Biên Phủ (Điện Biên), Trần Hưng Đạo (Nam Định), với những tượng bằng
đồng đều bị rỉ xanh.
Đặc biệt Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở
Quảng Nam với kinh phí lên đến 411 tỷ đồng chỉ một tuần sau lễ khánh
thành hoàng tráng vào tháng 3/2015, công trình cao 18 m, dài 120 m đã bị
hỏng một phần nền gạch.
Cường quốc tượng có năng lực xuất khẩu
Cũng tại châu Á, Bắc Hàn là quốc gia không chỉ có nhiều tượng đài lãnh tụ quy mô to mà còn giữ được nghề đúc tượng để xuất khẩu.
BBC
Magazine hồi tháng 2/2016 có bài của Lawrence Pollard viết rằng công
nghệ làm tượng của thợ Bắc Triều Tiên đã giúp xây dựng nhiều tượng ở
Angola, Benin, Chad, Cộng hòa Dân chủ Congo, Senegal, Ethiopia và Togo.
Báo chí Zimbabwe cũng đưa tin một số tượng của Tổng thống
Robert Mugabe được thợ Bắc Hàn giúp kiến tạo đã chờ sẵn trong kho, chỉ
đợi khi ông qua đời là đem ra tưởng niệm.
Tượng đài Châu Phi Phục hưng (African Renaissance
Monument) ở Senegal hoàn tất năm 2010, đem về cho Bắc Hàn hàng chục
triệu USD.
Chỉ có điều giới chỉ trích nói các hình người châu Phi trên tượng trông lại khá giống người Đông Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét